Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Người bị giãn tĩnh mạch có nên đạp xe không?

Thứ tư, 14-09-2022 15:57 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Đạp xe được coi là “môn thể thao nhẹ nhàng”, tốt cho sức khỏe và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, nhiều người suy giãn tĩnh mạch chân lại từ bỏ bộ môn này vì lo sợ rằng việc đạp xe, vận động nhiều sẽ khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu đi gây đau đớn, nặng mỏi, tê chân nhiều hơn. Vậy sự thật bị giãn tĩnh mạch có nên đạp xe không? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác ở bài viết ngay dưới đây!

 

Người bị giãn tĩnh mạch có nên đạp xe không?

Người bị giãn tĩnh mạch có nên đạp xe không?

 

Đặc điểm của bệnh giãn tĩnh mạch

   Giãn tĩnh mạch hay suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mãn tính, xảy ra do thành tĩnh mạch và/hoặc hệ thống van trong lòng mạch bị suy yếu, không đảm bảo chức năng đưa máu về tim theo một chiều. Từ đó, máu bị ứ đọng lại, làm tăng áp lực lên tĩnh mạch và hình thành bệnh.

   Bệnh này có thể xảy ra ở mọi vị trí trong cơ thể nhưng thường gặp nhất là hai chi dưới. Bởi lẽ, hệ thống tĩnh mạch ở chân dài, phức tạp, chúng phải chịu áp lực lớn vì vận chuyển máu về tim ngược chiều trọng lực nên rất dễ bị suy giãn.

   Việc mạch máu bị suy yếu, giãn rộng, khiến máu không lưu thông được sẽ gây ra vấn đề về thẩm mỹ như nổi gân xanh tím ngoằn ngoèo và các triệu chứng khó chịu như: Đau nhức, nặng, mỏi, chuột rút, xuất huyết dưới da, sưng phù, loét chân… Tình trạng đó khiến người bệnh đi lại khó khăn, buổi tối ngủ không ngon giấc, khó ngủ. Về lâu dài, suy giãn tĩnh mạch còn gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm khác như loét không lành, hoại tử da, huyết khối gây thuyên tắc phổi, đột quỵ…

 

Vùng da bị loét, hoại tử do biến chứng giãn tĩnh mạch

Vùng da bị loét, hoại tử do biến chứng giãn tĩnh mạch

 

   Áp lực càng lớn, tĩnh mạch càng dễ bị suy giãn, các triệu chứng bệnh càng tồi tệ hơn. Do đó trong chế độ sinh hoạt, người bệnh cần tránh những hoạt động tạo áp lực lớn xuống tĩnh mạch như đứng lâu ngồi nhiều, mang vác đồ nặng… Đồng thời, việc tập luyện thể dục thể thao cũng cần hạn chế những môn cử động mạnh như đá bóng, tập tạ… Vậy còn đạp xe đạp thì sao? Người bị giãn tĩnh mạch có nên đạp xe không?

 

Người bị giãn tĩnh mạch có nên đạp xe không?

   Đạp xe là môn thể thao cần vận động chủ yếu ở đôi chân, rất phù hợp cho người bệnh giãn tĩnh mạch. Bởi lẽ, việc đạp xe giúp giảm áp lực cho đôi chân, tăng cường lưu thông máu về tim tốt hơn. Đồng thời, tư thế ngồi trên yên xe khi đạp giúp hai chân không phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể. Nhờ đó, tình trạng ứ đọng máu trong lòng mạch được cải thiện, máu được thúc đẩy đến tim nhiều hơn, các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân được giảm bớt.

 

Đạp xe giúp máu lưu thông tốt hơn

Đạp xe giúp máu lưu thông tốt hơn

 

   Do đó, người bị giãn tĩnh mạch nên thường xuyên đạp xe từ 10-15 phút mỗi ngày. Nếu không có điều kiện đi đạp xe, bạn cũng có thể thực hiện động tác đạp xe trên không ngay tại nhà. Tuy nhiên bài tập này không áp dụng cho những người có vấn đề về lưng.

   Cách thức thực hiện bài tập như sau:

- Bạn nằm trên một mặt phẳng, nên lót một tấm thảm để tránh bị đau lưng.

- Nâng hai chân lên cao, bắt đầu thực hiện động tác giống như đang đạp xe bình thường.

   Bạn nên tập 3 lượt, một lượt từ 25-30 nhịp, thời gian nghỉ giữa các lượt là 10 giây.

 

Ngoài đạp xe, người bị giãn tĩnh mạch có thể tập luyện những bài tập nào?

   Những bài tập luyện phù hợp cho người bị giãn tĩnh mạch bao gồm:

Đi bộ

   Đi bộ là bài tập đơn giản và phù hợp với mọi lứa tuổi. Khi đi bộ, gót chân được nhấc lên cao, tạo lực đẩy giúp vận chuyển máu lên tĩnh mạch sâu vùng cẳng chân. Tiếp theo, nhờ động tác co cơ cẳng chân, máu tiếp tục được đưa lên tĩnh mạch vùng đùi và về tim.

 

Đi bộ nhẹ nhàng cũng giúp cải thiện bệnh giãn tĩnh mạch

Đi bộ nhẹ nhàng cũng giúp cải thiện bệnh giãn tĩnh mạch

 

   Như vậy đi bộ vừa giúp tạo lực đẩy đưa máu từ tĩnh mạch nông lên tĩnh mạch sâu, vừa hỗ trợ co cơ giúp các bơm tĩnh mạch hoạt động tốt, bơm máu từ tĩnh mạch sâu về tim. Qua đó, bài tập này sẽ hỗ trợ giảm tình trạng ứ máu ở người bị giãn tĩnh mạch, giúp giảm triệu chứng, cải thiện tốt tình trạng bệnh.

   Tuy nhiên, người đi bộ quá nhiều hoặc quá ít đều không có tác dụng cải thiện bệnh giãn tĩnh mạch, thậm chí nếu đi nhiều quá, tình trạng bệnh còn tồi tệ hơn. Do đó tốt nhất, bạn nên đi bộ trên 10 phút rồi nghỉ ngơi 1 lần, tổng thời gian đi bộ không nên kéo dài quá 30 phút.

Bơi lội

   Bơi lội được xem là môn thể thao tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, bởi vì:

- Khi bơi, cơ thể ở trong tư thế nằm ngang trên mặt nước nên hệ thống tĩnh mạch tại 2 chân hoàn toàn không phải chịu áp lực của trọng lượng.

- Việc bơi lội thường xuyên sẽ thúc đẩy quá trình tuần hoàn, lưu thông khí huyết diễn ra tốt hơn.

 

Bơi lội giúp giảm áp lực của trọng lực xuống đôi chân

Bơi lội giúp giảm áp lực của trọng lực xuống đôi chân

 

- Những động tác linh hoạt khi bơi, nhất là những động tác chân sẽ giúp cho tĩnh mạch ở chi dưới thực hiện tốt những chức năng như đưa máu trở về tim.

   Nhờ đó, bơi lội sẽ giúp làm giảm tình trạng ứ đọng máu và cải thiện các triệu chứng khó chịu do suy giãn tĩnh mạch chân gây ra. Theo các chuyên gia, người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên đi bơi 3-4 tuần/1 lần.

   Khi thường xuyên luyện tập những bài tập nêu trên, tình trạng bệnh giãn tĩnh mạch sẽ được tiến triển tốt. Tuy nhiên, để vượt qua bệnh này, nếu chỉ thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học là chưa đủ. Bởi lẽ, căn nguyên của bệnh là tĩnh mạch suy yếu vẫn chưa được giải quyết.

   Do đó, bên cạnh việc luyện tập, bạn cần áp dụng thêm biện pháp giúp tăng cường sức bền tĩnh mạch. Và BoniVein + của Mỹ là sản phẩm hàng đầu giúp bạn thực hiện điều đó!

 

BoniVein + - Giải pháp đơn giản giúp vượt qua bệnh giãn tĩnh mạch

   BoniVein + là sản phẩm có tác dụng vượt trội dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ. Hiệu quả của sản phẩm đến từ cơ chế đột phá như sau:

- Giúp làm tăng độ bền, độ đàn hồi của thành tĩnh mạch. Từ đó sản phẩm giúp làm co các tĩnh mạch bị suy giãn, đồng thời ngăn các tĩnh mạch khác không bị suy yếu và giãn ra. Tác dụng này đến từ các thành phần là hạt dẻ ngựa, rutin từ hoa hoè, Diosmin và hesperidin từ vỏ cam chanh. Đây là những tinh chất thảo dược kinh điển dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch.

- Giúp chống oxy hóa, làm bền cũng như bảo vệ thành và van tĩnh mạch trước các gốc tự do. Tác dụng này đến từ các thành phần có tính chống oxy hóa mạnh như lý chua đen, vỏ thông, hạt nho.

- Giúp tăng cường lưu thông máu, giảm tình trạng ứ máu tại các tĩnh mạch bị suy giãn, ngăn chặn hình thành cục máu đông trong lòng mạch nhờ bạch quả, cây chổi đậu.

 

Cơ chế tác dụng toàn diện của sản phẩm BoniVein +

Cơ chế tác dụng toàn diện của sản phẩm BoniVein +

 

   Các thành thành phần tự nhiên này đều được tối ưu hóa tác dụng nhờ công nghệ bào chế Microfluidizer - Công nghệ siêu nano hiện đại bậc nhất thế giới, giúp tạo ra những phân tử nhỏ hơn 70 nanomet. Điều này giúp các thành phần trong BoniVein + được hấp thu nhanh chóng và tối đa vào cơ thể, từ đó phát huy được hiệu quả tối ưu.

   Bạn chỉ cần uống BoniVein + 4-6 viên mỗi ngày chia 2 lần, sau 2-3 tuần, những triệu chứng khó chịu (tê bì, nặng mỏi chân, đau nhức, chuột rút… ) sẽ được cải thiện. Sau khoảng 3 tháng, sản phẩm sẽ giúp làm mờ các tĩnh mạch nổi trên da, kiểm soát bệnh hiệu quả.

 

BoniVein + được đánh giá ra sao?

   Chất lượng và hiệu quả của BoniVein + được khẳng định bởi các tổ chức uy tín. Minh chứng rõ ràng nhất chính là liên tiếp các năm 2017, 2018 và 2021, BoniVein + vinh dự được nhận giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) trao tặng.

 

BoniVein + vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng”

BoniVein + vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng”

 

   Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, BoniVein + đã giúp rất nhiều bệnh nhân vượt qua nỗi lo giãn tĩnh mạch. Dưới đây là một số phản hồi của các khách hàng đã sử dụng sản phẩm:

   Cô Phạm Ngọc Lan, ở chung cư Richmond city, 207c Nguyễn Xí, phường 26, Q. Bình Thạnh, HCM

 

Cô Phạm Ngọc Lan chia sẻ về hiệu quả sản phẩm BoniVein +

 

   “Cô thấy bản thân có những dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch từ 1 năm trước. Hai chân cứ nặng trịch, chỉ đứng nấu cơm hay ngồi viết bài thôi mà nó cũng mỏi, sưng phù lên, bứt rứt, buồn buồn như kiến bò, rất khó chịu. Chưa hết, chân cô còn nổi lên sợi gân xanh tím, nhìn sợ lắm. Cô đi khám được uống thuốc và đeo cả vớ nhưng chỉ được một thời gian ngắn rồi bệnh vẫn đâu vào đấy. Vớ ép còn bí bách, chảy mồ hôi, ngứa ngáy nữa, nhọc lắm!”

   “May thay một lần xem tivi, cô thấy bác sĩ tư vấn bệnh giãn tĩnh mạch có giới thiệu sản phẩm BoniVein + của Mỹ liền mua về dùng thử. Ban đầu, cô uống ngày 2 viên nhưng không thấy bệnh tiến triển nhiều. Về sau, công ty gọi điện hỏi thăm và tư vấn thì cô mới biết phải dùng liều 4 viên. Từ khi tăng liều lên, chân cô khác hẳn luôn, hết sưng phù, không hề khó chịu như trước mà rất nhẹ nhàng, đi lại thoải mái. Cô nấu cơm hay viết bài đều không sao cả. Mừng nhất là mấy sợi gân cũng mờ đi rồi.”

 

BoniVein mua ở đâu

   Để mua sản phẩm BoniVein +, bạn có thể đến các nhà thuốc tây hoặc nếu gần công ty Botania - Công ty phân phối độc quyền sản phẩm BoniVein + ở 169 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, bạn có thể đến đây trực tiếp mua sản phẩm.

    Hoặc bạn hoàn toàn có thể đặt hàng giao về tận nhà bằng cách gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 trong giờ hành chính.

   Qua bài viết, hy vọng các bạn đã biết người bị giãn tĩnh mạch có nên đạp xe không. Để vượt qua bệnh này hiệu quả, sử dụng BoniVein + của Mỹ chính là giải pháp hữu hiệu nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, chúc các bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc