Mục lục [Ẩn]
Những cơn ho, khó thở, đờm đặc kéo đến khiến người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cho rằng mình không nên tập thể dục, tập thể dục sẽ khiến bệnh tái phát. Vậy điều đó có thực sự đúng hay không, nếu không đúng thì người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên tập những bài thể dục nào? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.
Nội dung bài viết
1. Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là gì?
2. Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có nên tập thể dục không?
3. Cách giúp người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD thể dục sao cho an toàn và hiệu quả
4. Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD nên tập thể dục như thế nào?
5. Những lưu ý người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD nên biết khi tập thể dục
6. Giải pháp từ thảo dược an toàn và hiệu quả mang tên BoniDetox cho bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.
Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có nên tập thể dục không?
Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là gì?
Định nghĩa: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là bệnh lý hô hấp mãn tính, được đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không có khả năng hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các hạt bụi hoặc khí độc hại mà trong đó khói thuốc lá, thuốc lào đóng vai trò hàng đầu.
Các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD:
- Ho, khạc đờm kéo dài: là triệu chứng thường gặp và không do các bệnh phổi khác như lao phổi, giãn phế quản... Ho dai dẳng hoặc gián đoạn từng đợt (ho kéo dài ít nhất 3 tháng trong 1 năm và trong 2 năm liên tiếp trở lên), ho khan hoặc ho có đờm, thường ho khạc đờm về buổi sáng. Ho đờm mủ là một trong các dấu hiệu của đợt cấp do bội nhiễm.
- Khó thở: tiến triển nặng dần theo thời gian, lúc đầu là khó thở khi gắng sức, sau khó thở cả khi nghỉ ngơi và khó thở liên tục. Bệnh nhân “phải gắng sức để thở”, “thở nặng”, “cảm giác thiếu không khí” hoặc “thở hổn hển”, thở khò khè. Khó thở tăng lên khi gắng sức, nhiễm trùng đường hô hấp.
- Các triệu chứng ho khạc đờm, khó thở dai dẳng và tiến triển nặng dần theo thời gian, thường là ho khạc đờm xuất hiện trước sau đó mới xuất hiện thêm khó thở, khi khó thở mà bệnh nhân cảm nhận được lúc đó bệnh đã ở giai đoạn nặng.
Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có nên tập thể dục không?
Câu trả lời là người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD nên tập thể dục thường xuyên và đều đặn vì những lý do sau:
- Ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tập thể dục đều đặn vừa với sức của mình sẽ giúp tăng cường sức khỏe, nhờ đó các bắp thịt chắc khỏe hơn, các cơ hô hấp hoạt động hiệu quả hơn, cơ thể dẻo dai hơn, lâu mệt hơn và giảm bớt nhu cầu oxy, giảm bớt cảm giác khó thở.
- Tập thể dục có thể cung cấp cho nhiều ô-xy cho phổi hơn và đào thải các chất gây hại ra khỏi cơ thể. Các chất kích thích bị mắc kẹt trong phổi có thể gây viêm và tổn thương phổi. Tập thể dục sẽ giúp bạn ho ra đàm nhớt làm tắc nghẽn các đường dẫn khí trong phổi, giúp người bệnh thở dễ hơn và cải thiện sức khỏe toàn diện.
- Tập thể dục đều đặn cũng giúp cho máu lưu thông tốt và cơ thể sử dụng oxy tốt hơn, tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống loãng xương, chống teo cơ cứng khớp…
- Hiệu quả của thể dục và vận động đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã được các nhà khoa học chứng minh rất rõ rệt và là một phần trong chương trình điều trị của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD nên tập thể dục đều đặn
Cách giúp người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD tập thể dục sao cho an toàn và hiệu quả
Để vận động sao cho an toàn nhưng vẫn đạt được hiệu quả như mong muốn, người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần nắm vững các nguyên tắc sau:
- Nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa hô hấp trước khi bắt đầu tập vận động.
- Tốt nhất nên đến tập ở những đơn vị phục hồi chức năng hô hấp ở địa phương gần nơi cư trú để được hướng dẫn và giám sát. Tự tập luyện tại nhà thường có hiệu quả kém hơn nhưng cũng được khuyến khích nếu việc đi lại quá bất tiện.
- Cần phải kiên nhẫn tập luyện, hiệu quả của vận động thường chưa thấy được qua vài lần tập đầu mà chỉ xuất hiện sau vài tuần.
- Chỉ nên tập vừa với sức mình, mọi sự cố gắng quá mức đều không tốt. Nếu cảm thấy mệt lúc đang tập, có thể tạm nghỉ ngắn rồi tiếp tục vận động.
- Mỗi người bệnh đều rất khác biệt nhau ở mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe chung, các bệnh lý đi kèm…vì vậy các kỹ thuật viên sẽ cùng với người bệnh chọn lựa loại hình tập vận động, cường độ luyện tập và tốc độ luyện tập sao cho phù hợp với từng người.
- Nên đặt ra chỉ tiêu cho mỗi lần tập, lần sau cao hơn lần trước, ví dụ hôm nay đi bộ được 15 phút thì sẽ cố gắng đạt 20 phút ở những lần sau và cứ thế tăng dần. Điều này giúp người bệnh tăng dần khả năng vận động và có cảm giác vui khi hoàn thành công việc. Nếu chưa hoàn thành được bài tập, đừng quá thất vọng, chán nản: người bệnh sẽ thích nghi dần với việc luyện tập.
- Bạn nên nhớ tuyệt đối không được tắm ngay sau khi tập thể dục và tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh hay đi đến phòng tắm hơi sau khi tập thể dục. Những việc này có thể làm các triệu chứng COPD trở nặng vì làm sưng hoặc làm co thắt và làm cứng tạm thời các mô phổi.
- Bạn sẽ gây nguy hiểm cho phổi của mình nếu tập thể dục không đúng cách hoặc tập quá mức cho phép của cơ thể. Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần có một chế độ tập luyện thể dục riêng. Vì vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và thiết lập kế hoạch tập thể dục đúng cách, phù hợp ngay khi bắt đầu để đảm bảo an toàn và cải thiện sức khỏe nhé.
Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD nên tập thể dục như thế nào?
Người bệnh lưu ý, mỗi buổi tập vận động thường kéo dài ít nhất 30 phút, luôn phải bao gồm 3 phần:
Khởi động: Làm tăng dần nhịp tim, nhịp thở, thân nhiệt…giúp cơ thể chuẩn bị, có thời gian thích nghi với vận động,
Thực hiện bài tập: Bao gồm bài tập tay và chân.
Thực hiện các bài tập vận động thường gồm hai phần:
- Vận động tăng sức bền: Tập các động tác lập đi lập lại kéo dài nhằm mục đích luyện tập cho cơ thể sự dẻo dai, bền bỉ, luyện tập sức chịu đựng.
+ Bài tập chân: Đi bộ, thảm lăn, xe đạp, xe đạp lực kế…
+ Bài tập tay: Máy tập quay tay…
- Vận động tăng sức cơ: Tập các động tác có kháng lực hoặc chịu đựng trọng lượng nhằm tăng cường lực của một số nhóm cơ cần thiết.
+ Bài tập chân: Tập giữ thăng bằng, Tập ngồi - đứng, tập đi cầu thang, tập nâng chân có trọng lực…
+ Bài tập tay: Nâng tạ. Lúc mới bắt đầu có thể cầm các vật dụng nhẹ thay cho tạ (như chai nước…) có trọng lượng khoảng vài trăm gram đến nửa ký, sau đó tăng dần lên tạ 1kg, 2kg, 3kg…
Thư giãn: Làm giảm dần nhịp tim, nhịp thở giúp cơ thể người bệnh dần dần trở lại trạng thái bình thường.
Bài tập tay nâng tạ là bài tập tốt dành cho bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính CODP
Những lưu ý người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD nên biết khi tập thể dục
Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là đối tượng đặc biệt nên cần phải có lưu ý khi tập thể dục:
- Trong khi tập, đừng quên động tác THỞ CHÚM MÔI với thời gian thở ra gấp 2 lần thời gian hít vào.
- Không nên ăn quá no trong vòng 1 - 2 giờ trước khi tập.
- Nên uống nước đủ trong lúc tập.
- Nếu cô bác tập tại các đơn vị phục hồi chức năng hô hấp, cô bác sẽ được theo dõi nhịp tim, huyết áp và lượng oxy trong máu trong lúc luyện tập.
- Nếu khó thở xuất hiện trong lúc tập: thở chậm lại, tập trung vào việc thở chúm môi với thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào. Cô bác sẽ nhanh chóng có đủ oxy cần thiết cho cơ thể.
Người bệnh nên ngưng tập khi xuất hiện các triệu chứng:
- Đau ngực.
- Khó thở nhiều và không cải thiện sau khi dừng lại vài phút.
- Đau chân kiểu co thắt.
- Cảm giác choáng váng, lảo đảo, vã mồ hôi.
Giải pháp từ thảo dược an toàn và hiệu quả mang tên BoniDetox cho bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.
THS.BS Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa đông y bệnh viện TW 108 cho biết: “Ai cũng biết thuốc lá là nguyên nhân chiếm tới 90% số người bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, ngoài ra còn có các tác nhân khác như khói, bụi ở môi trường ô nhiễm tấn công khiến phổi bị nhiễm độc. Khi phổi bị nhiễm độc từ đó gây suy yếu khả năng phòng vệ của phổi trong việc chống lại nhiễm trùng, khiến tình trạng viêm nhiễm diễn ra nặng nề dẫn tới đường dẫn khí hẹp, gây sưng phồng ống khí và phá hủy túi khí. Tất cả các yếu tố này sẽ góp phần gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.
Hiện nay, trên thế giới các nhà khoa học đã tìm ra một số loại thảo dược có tác dụng tuyệt vời trên, tức là tác động vào tận gốc căn nguyên của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là nhiễm độc phổi nhờ tác dụng giải độc phổi, đó là những thảo dược sau:
- Baicalin (Hoàng cầm): Nghiên cứu của học viện Y học cổ truyền Hắc Long Giang, Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc được đăng trên Tạp chí khoa học phân tử quốc tế, năm 2013 cho biết: Baicalin rất hiệu quả trong việc phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do bệnh lý viêm nhiễm, do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm, hóa chất độc hại) và thông thoáng đường thở ở bệnh nhân hen suyễn, COPD
- Xuyên tâm liên: Andrographolide trong xuyên tâm liên có tác dụng giải độc phổi, làm sạch phổi nhờ thúc đẩy hoạt động của glutathion, nâng cao nồng độ glutathion nội bào trong phổi của người tiếp xúc với thuốc lá , hóa chất độc hại. Glutathione (GSH) chính là trung tâm của hệ thống phòng thủ chống oxy hóa cho cơ thể, hệ thống này bảo vệ các tế bào chống lại các tác nhân vật lý, sự ô nhiễm, độc tố, hóa chất.
- Cam thảo Ý: Tăng cường nồng độ enzym CYP450- enzym giải độc của cơ thể. Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí y học Oxidative Medicine and Cellular Longevity (Oxy hóa và tuổi thọ tế bào) của Anh thì cam thảo có tác dụng giải độc phổi, cải thiện chức năng phổi bị tổn thương, làm giảm phù phổi, giảm xơ hóa phổi và giảm tích lũy chất độc trong phổi.
- Oleuropein (lá Ô liu): Lá Ô liu chứa Oleuropein - một chất chống oxy hóa mạnh mẽ với các đặc tính chống ung thư được ghi nhận bởi nhiều nghiên cứu hiện đại. Nghiên cứu tại khoa hóa sinh, trường đại học Florence, Ý đã chứng minh: Oleuropein ức chế sự tăng sinh và di căn của tế bào ung thư phổi ở người cũng như làm giảm các gốc tự do oxy hóa nội bào
Hiện nay các thảo dược này đã được nghiên cứu để phối hợp chúng với nhau và bào chế thành dạng viên dễ sử dụng mang tên BoniDetox.
Ngoài ra BoniDetox còn chứa nhiều thành phần thảo dược khác như:
- Cúc tây và xuyên bối mẫu có tác dụng bảo vệ phế quản phổi khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh viêm phế quản mạn tính như bụi mịn, khói thuốc lá, xăng xe, hóa chất độc hại, vi khuẩn và virus từ môi trường.
- Thảo dược làm giảm triệu chứng bệnh hiệu quả như tỳ bà diệp, lá bạch đàn có tác dụng giảm ho, làm giảm tiết chất nhầy trong đường hô hấp và tống đờm ra ngoài. Đờm bị tống ra ngoài sẽ làm sạch phổi, giúp thông thoáng đường thở, phục hồi chức năng thông khí của phổi, giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
- Chứa Fucoidan được chiết xuất từ tảo biển có tác dụng ngăn ngừa một trong những biến chứng nguy hiểm của nhiễm độc phổi đó là ung thư phổi.
Như vậy, BoniDetox vừa cải thiện triệu chứng vừa tác động vào nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD mà lại an toàn không tác dụng phụ.
Cảm nhận của người bệnh sau khi sử dụng BoniDetox :
Chú Nguyễn Đình Tư ( 50 tuổi), thôn Quảng Tái, xã Chung Tú, Ứng Hòa, Hà Nội
Từ ngày sử dụng BoniDetox chú thấy bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD của mình đỡ hẳn, chú đã hết hẳn ho đờm, khò khè, khó thở, không phải dùng tới cả thuốc xịt để thở nữa rồi, người cũng khỏe khoắn, không còn mệt mỏi. Chứ trước đây chú khổ lắm, thường xuyên ho cả ra đờm lẫn máu nữa, khó thở, phải thở gấp, thậm chí khó thở tới mức ngực còn đau tức, nhiều lúc có cảm giác như ngực bị thắt chặt lại vậy, nhờ BoniDetox chú sống lại rồi.
Cô Đặng Thị Bích Dư ( 58 tuổi), đội 8, Nghĩa Tân, Nghĩa Hưng, Nam Định
Cô bị hen phế quản cách đây 5 năm, mặc dù đã dùng cả thuốc uống và thuốc xịt nhưng cơn hen vẫn liên tục tái phát. Mỗi lần lên cơn là tự nhiên thấy ngứa cổ rồi ho sặc sụa, tức ngực, cố gắng rít thật sâu mà vẫn không thở nổi, da dẻ tím tái hẳn. Vậy mà từ ngày dùng BoniDetox cô đã hết hẳn cơn hen, người khỏe mạnh, da dẻ hồng hào. Cô ngủ một mạch cả đêm mà không bị một cơn thở khò khè nào. Dù có đi đâu hay thay đổi thời tiết đi chăng nữa cô cũng không hề bị tái phát.
Anh Nguyễn Việt Dũng
Do thường xuyên hít phải bụi bẩn nên anh bị ho đờm nhiều, anh khạc nhổ liên tục, toàn đờm xanh vàng đặc quánh. Ho thì nhiều nhất là lúc nửa đêm gần sáng. Anh sợ cứ như thế này mình sẽ bị ung thư phổi như bố anh. Được người bạn giới thiệu cho dùng BoniDetox, sau khi dùng hết liệu trình anh hoàn toàn không còn hiện tượng ho, ho có đờm gì, người khỏe khoắn hơn hẳn, anh đã ngủ được cả đêm ngon lành và cũng hết được nỗi lo ung thư phổi.
Như vậy qua bài viết trên các bạn đã biết người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có nên tập thể dục hay không và giải pháp cho bệnh này từ thảo dược. Nếu vẫn còn những thắc mắc, hãy liên hệ với dược sỹ của chúng tôi qua số điện thoại 1800 1044 – 1800.1044 – 0984 464 844.
XEM THÊM: