Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Người bị bệnh gút có ăn được yến không?

Thứ tư, 28-09-2022 15:13 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Tổ yến là một loại thực phẩm bổ dưỡng, đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe. Do đó, nó được sử dụng rất nhiều để bồi bổ cho những người đang có bệnh, suy nhược cơ thể. Đối với người bệnh gút, chế độ ăn uống của họ thường phải kiêng khem rất nghiêm ngặt, đôi khi dẫn đến việc thiếu chất. Chính vì điều này nên vấn đề “người bị bệnh gút có ăn được yến không?” nhận được rất nhiều sự quan tâm. Để tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Người bị bệnh gút có ăn được yến không?

Người bị bệnh gút có ăn được yến không?

 

Tổ yến đem lại những lợi ích gì với sức khỏe?

   Tổ yến còn gọi là yến sào, yến thái là hỗn hợp nước bọt của chim yến và những chất liệu mềm như lá cây, đất đá khác để chúng làm tổ. Đây là một loại thực phẩm cao cấp ở vùng Á Đông và luôn giữ được vị thế hàng đầu trong những món ăn bồi bổ cơ thể.

  Theo các chuyên gia, tổ yến chứa 42,8 - 54,9% protein; nhiều glucose; các acid amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được như: Cysteine, phenylamine, tyrosine...; các vitamin B, C, E, PP; các muối natri, sắt, phốt pho và các nguyên tố vi lượng.

   Trong Đông Y, Tổ yến tính bình, vị ngọt, có tác dụng dưỡng âm nhuận táo, ích khí bổ trung. Sử dụng tổ yến lâu ngày sẽ giúp tăng cường thể lực, nâng cao khả năng tình dục, giúp dưỡng da đẹp tóc, thân thể khỏe đẹp.

   Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, tổ yến còn có chứa kích thích tố giúp thúc đẩy tế bào phân chia, tăng trưởng và tái sinh, tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cơ thể. Thành phần protein độc đáo và nhiều phân tử hoạt tính sinh học giúp các tổ chức cơ thể phát triển, hồi phục sau bệnh.

 

Tổ yến giúp bồi bổ và hồi phục sức khỏe, nâng cao khả năng tình dục

Tổ yến giúp bồi bổ và hồi phục sức khỏe, nâng cao khả năng tình dục

 

   Như vậy, tổ yến là một loại thực phẩm vô cùng có lợi cho sức khỏe, nhất là với người đang mang bệnh. Vậy, người bị bệnh gút có ăn được yến không?

 

Người bị bệnh gút có ăn được yến không?

   Trước khi trả lời câu hỏi: “Người bị bệnh gút có ăn được yến không?”, chúng ta hãy tìm hiểu sơ qua về một số đặc điểm của bệnh gút nhé.

   Từ rất lâu trước đây, bệnh gút đã được ghi chép lại trong rất nhiều y thư cổ với tên gọi là thống phong. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, người ta đã tìm ra được sự hình thành của bệnh gút là do tăng acid uric máu. Acid uric tăng cao sẽ hình thành những tinh thể muối urat. Chúng lắng đọng tại khớp, đặc biệt là các khớp chi dưới (bàn ngón chân, ngón chân,...) và gây viêm với các triệu chứng sưng tấy, nóng rát, đau đớn.

  Theo thời gian, tinh thể urat sẽ tích tụ thành những hạt tophi, bám quanh khớp, gây hạn chế vận động, thậm chí là phá hủy khớp, gây tàn phế. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bị tạo sỏi urat tại thận, làm tổn thương, suy giảm chức năng thận.

   Do đó, người bệnh gút cần hạn chế ăn những thực phẩm giàu purin. Bởi lẽ, các nhân purin này khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acid uric dưới tác dụng của enzyme xanthine oxidase. Điều này sẽ làm tăng acid uric máu, khiến tình trạng viêm nặng hơn, người bệnh sẽ gặp cơn gút cấp thường xuyên hơn.

 

Bệnh gút hình thành do acid uric trong máu tăng cao

Bệnh gút hình thành do acid uric trong máu tăng cao

 

   Đối với tổ yến, mặc dù chứa 42,8 - 54,9% protein, nhưng lại ít nhân purin. Vì vậy, người bệnh gút hoàn toàn có thể sử dụng được tổ yến. Bên cạnh đó, tổ yến cũng giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho người bệnh gút, khi họ phải ăn kiêng ngặt nghèo. Đồng thời, các khoáng chất trong tổ yến cũng giúp xương chắc khỏe, tái tạo các mô sụn khớp, làm tăng tiết dịch nhầy tại bọc sụn của những khớp bị tổn thương.

   Mặc dù vậy, những người có tuổi chỉ nên sử dụng tổ yến duy trì khoảng 2 - 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 3 gam, chứ không nên ăn quá thường xuyên. Đồng thời, như đã biết, tổ yến là một loại thực phẩm có giá trị cao, chúng có thể bị làm giả để trục lợi. Do đó, người bệnh khi dùng tổ yến nên lựa chọn những nguồn cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng.

 

Tổ yến thường bị làm giả để trục lợi

Tổ yến thường bị làm giả để trục lợi

 

    Tuy tổ yến có nhiều tác dụng, nhưng lại không tác động được đến nguyên nhân của bệnh gút. Chính vì vậy, bên cạnh ăn tổ yến để bồi bổ sức khỏe, người bệnh gút nên sử dụng thêm các biện pháp giúp hạ acid uric máu. Đây mới là con đường tốt nhất để kiểm soát bệnh, ngăn ngừa các cơn gút cấp tái phát và các biến chứng của gút. Vậy, những biện pháp giúp hạ acid uric máu là gì?

 

Các biện pháp hạ acid uric máu cho người bệnh gút

   Các biện pháp giúp hạ acid uric máu cho người bệnh gút có thể kể đến như:

Điều chỉnh chế độ ăn uống

   Như đã nói, phần lớn acid uric trong cơ thể đến từ những thực phẩm giàu purin. Do đó, người bệnh gút nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm như: Thịt đỏ (thịt chó, thịt bò,...), thịt thú rừng, hải sản, nội tạng động vật, một số loại rau có tính sinh trường mạnh (nấm, giá đỗ, măng tây,...).

Dùng thuốc

  Các loại thuốc mà người bệnh gút thường được sử dụng là: Thuốc ức chế sản xuất acid uric (allopurinol, febuxostat) hay thuốc tăng đào thải acid uric (probenecid). Mặc dù có tác dụng giúp hạ acid uric, nhưng chúng vẫn có cả những tác dụng phụ. Do đó, bạn cần sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

 

Người bệnh gút cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Người bệnh gút cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

 

Sử dụng các thảo dược tự nhiên

   Xu hướng mới của y học hiện nay là sử dụng thảo dược để hạ acid uric máu vì sự hiệu quả và an toàn, không tác dụng phụ. Nhiều loại thảo dược khác nhau đã được chứng minh là có tác dụng giúp hạ acid uric máu, tiêu biểu trong số đó là quả anh đào đen.

   Một nghiên cứu trên 634 bệnh nhân gút tại đại học y khoa Boston (Mỹ) năm 2008 cho thấy, tỉ lệ tái phát cơn gút cấp ở nhóm dùng quả anh đào đen giảm đến 60%, 100% bệnh nhân hạ acid uric trong đó 57% đã về ngưỡng bình thường. Ngoài ra, quả anh đào đen cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm nên sẽ giúp giảm đau cho bệnh nhân.

 

Quả anh đào đen giúp hạ acid uric máu

Quả anh đào đen giúp hạ acid uric máu

 

   Hiện nay, BoniGut + của Mỹ là sản phẩm có chứa quả anh đào đen và nhiều thảo dược khác, nhận được nhiều sự tin tưởng của người bệnh gút trong việc giúp hạ acid uric máu, giảm đau, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát và các biến chứng nguy hiểm.

 

BoniGut + - Giải pháp tối ưu cho người bệnh gút

   Bên cạnh quả anh đào đen, BoniGut + còn chứa rất nhiều loại thảo dược tự nhiên khác như:

- Chiết xuất hạt nhãn, hạt cần tây cũng có tác dụng giúp ức chế enzyme xanthine oxidase, từ đó tăng cường khả năng ức chế hình thành acid  uric máu. Đồng thời, hạt cần tây còn có tính kiềm giúp trung hòa acid uric trong máu.

- Mã đề, ngưu bàng tử, bách xù, trạch tả có tác dụng lợi tiểu, giúp đào thải acid uric qua đường nước tiểu.

- Bạc hà, gừng, kim sa, húng tây, tầm ma giúp chống viêm, giảm mức độ đau của các đợt gút cấp.

   Với các thảo dược này, BoniGut + sẽ giúp hạ acid uric máu hiệu quả. Nhờ đó, BoniGut + giúp giảm tần suất tái phát những cơn gút cấp, co nhỏ các hạt tophi và phòng ngừa những biến chứng của bệnh.

 

Thành phần và công dụng của BoniGut +

Thành phần và công dụng của BoniGut +

 

    Ngoài ra, BoniGut + còn được sản xuất bằng công nghệ nano Microfluidizer, giúp đưa các thành phần về kích thước dưới 70nm. Nhờ đó, sản phẩm có độ ổn định cao, loại bỏ các tạp chất, tăng độ ổn định và khả năng hấp thu.

 

Người bệnh nói gì về sản phẩm BoniGut +

   Qua nhiều năm lưu hành, BoniGut + đã nhận được sự ủng hộ của vô số người bệnh gút trên toàn quốc. Chúng ta hãy cùng lắng nghe chia sẻ của:

   Chú Mai Hoàng, 71 tuổi, trú tại số 39 Lý Tự Trọng, khu đô thị Nam Trung Giang, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

  Chú Hoàng chia sẻ: “Chú bị gút từ năm 2016. Khi gặp cơn gút cấp đầu tiên, chân chú sưng đỏ và đau buốt khủng khiếp. Sau khi đi khám, acid uric của chú đã tăng đến 520 μmol/l. Sau khi dùng thuốc bác sĩ kê, cơn đau đã giảm đi đáng kể, nhưng chú lại bị đi ngoài liên tục. Chú cũng dùng đủ mọi cách nhưng vẫn không đâu vào đâu, acid uric vẫn cao và các cơn đau đến ngày càng nhiều. Có những lúc, chú đau đến mức không thể nào đi lại nổi, chỉ có nằm một chỗ ôm chân thôi. Những lúc bình thường thì đi lại cũng khó khăn, chỉ dám vịn vào cầu thang, đi rón rén từng bước.”

   “Đến khoảng năm 2018, chú vô tình biết đến sản phẩm BoniGut + của Mỹ. Chú đã mua về dùng thử xem thế nào. Chú uống 6 viên/ngày, kèm ăn uống kiêng khem đầy đủ. Ban đầu, các cơn đau gút cấp cũng giãn dần ra, đỡ đau hơn trước. Sau 3 tháng, chú đi đo lại acid uric thì chỉ còn 420 μmol/l thôi. Mừng quá, chú tiếp tục dùng thêm mấy tháng nữa thì thấy acid uric chỉ còn có 380 μmol/lít. Bây giờ, chú chỉ còn dùng duy trì 2 viên BoniGut + thôi, nhưng vẫn rất hiệu quả, ăn uống bớt khổ sở hơn, đi lại dễ dàng hơn nhiều.”

 

Chú Mai Hoàng, 71 tuổi

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích để trả lời được câu hỏi: “Người bị bệnh gút có ăn được yến không?”. BoniGut + là sản phẩm ưu việt giúp hạ acid uric máu, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát và các biến chứng của bệnh gút . Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Xin cảm ơn!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc