Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Người bệnh tiểu đường cần được tiêm những loại vacxin nào ?

Thứ ba, 24-05-2022 16:26 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Tiểu đường và những biến chứng của nó đã và đang tạo ra một gánh nặng khổng lồ về y tế và kinh tế với mỗi quốc gia. Hiện nay, tiêm vacxin được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa một số biến chứng nguy hiểm và mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Vậy, người bệnh tiểu đường cần tiêm những loại vacxin nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Người bệnh tiểu đường cần được tiêm những loại vacxin nào?

Người bệnh tiểu đường cần được tiêm những loại vacxin nào?

 

Vì sao người bệnh tiểu đường cần tiêm vacxin định kỳ?

    Tiểu đường là một bệnh lý chuyển hóa mãn tính, được đặc trưng bởi tình trạng đường huyết tăng cao do thiếu hụt insulin hoặc cơ thể không sử dụng được insulin hoặc cả hai.

    Lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây ra các tình trạng như: Mệt mỏi, khát nước, thèm ăn, tê bì tay chân, mờ mắt,... Nếu tình trạng tăng đường huyết kéo dài quá lâu, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: Mù mắt, đột quỵ, suy thận,...

   Không dừng lại ở đó, bên cạnh những biến chứng hiện hữu này, việc đường huyết tăng cao trong thời gian dài còn âm thầm gây ra một tình trạng khác là làm suy giảm miễn dịch. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, tăng đường huyết sẽ khiến chức năng của các tế bào đa nhân trung tính và đại thực bào bị giảm sút, các tế bào miễn dịch sinh ra bị suy giảm hoặc không có khả năng “tiêu diệt” vi khuẩn. Sức đề kháng kém sẽ là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và gây bệnh.

 

Đường huyết cao sẽ làm suy giảm sức đề kháng của người bệnh

Đường huyết cao sẽ làm suy giảm sức đề kháng của người bệnh

 

    Hiện nay, tiêm phòng vacxin được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để giúp cải thiện khả năng miễn dịch ở người bệnh tiểu đường. Nhờ đó, người bệnh sẽ có khả năng chống lại những vi khuẩn, virus, giảm thiểu nguy cơ mắc và tỷ lệ tử vong do các biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm. Vậy, người bệnh tiểu đường cần được tiêm những loại vacxin nào?

 

Những loại vacxin mà người bệnh tiểu đường cần tiêm phòng định kỳ

    Tiêm vacxin định kỳ là một việc làm đơn giản nhưng lại đem lại nhiều lợi ích to lớn đối với cả người bệnh, gia đình và toàn xã hội. Những loại vacxin mà người bệnh tiểu đường cần tiêm phòng định kỳ có thể kể đến như:

Vacxin phòng cúm

    Cúm là bệnh truyền nhiễm rất thường gặp và có thể là nguyên nhân khởi phát của các bệnh nguy hiểm khác như: Viêm phổi, nhiễm trùng huyết, thậm chí tử vong. Theo thống kê, người bệnh tiểu đường khi mắc cúm sẽ có tỷ lệ nhập viện cao hơn 6 lần và tỷ lệ tử vong từ 5% đến 15%. Do đó, người bệnh tiểu đường cần tiêm vacxin cúm mỗi năm một lần vào mùa thu (hoặc mùa đông xuân) để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

 

Tiêm phòng cúm định kỳ là điều cần thiết với người bệnh tiểu đường.

Tiêm phòng cúm định kỳ là điều cần thiết với người bệnh tiểu đường.

 

Vacxin xin phòng phế cầu

   Phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và viêm màng não,... khiến người bệnh phải nhập viện và dễ tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, người bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ tử vong cao gấp 1,2 lần do biến chứng viêm phổi trong số những người nhập viện .

   Vacxin phế cầu có thể tiêm vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Mỗi người bệnh cần tiêm ít nhất một mũi vacxin.

Vacxin phòng viêm gan siêu vi B

    Ở người bệnh tiểu đường, nguy cơ nhiễm viêm gan B (HBV) cao gấp 2,1 lần so với người không bị tiểu đường. Viêm gan siêu vi B có thể làm gia tăng nguy cơ mắc xơ gan và ung thư gan.

    Việc tiêm phòng viêm gan B cho bệnh nhân tiểu đường là vô cùng cần thiết. Người bệnh cần được tiêm chủng 3 liều vacxin: Mũi thứ hai sau 1 tháng tiêm mũi đầu tiên, mũi thứ ba sau 5 tháng kế tiếp.

Vacxin phòng Covid-19

    Tiêm phòng là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ người bệnh tiểu đường trước căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm Covid-19. Theo khuyến cáo của WHO, những người có bệnh lý nền như tăng huyết áp và tiểu đường type 2 nên tiêm vacxin phòng Covid-19 càng sớm càng tốt. Vacxin sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh và giảm mức độ nặng khi nhiễm virus.

   Trước khi tiêm phòng, người bệnh cần khám sàng lọc và khai báo về các loại thuốc đang sử dụng, biến chứng (nếu có) cho nhân viên y tế. Sau khi tiêm vacxin, người bệnh cần được theo dõi sát sao tại cơ sở y tế và tại nhà.

 

 Vacxin là “lá chắn” bảo vệ người bệnh tiểu đường tốt nhất trước Covid-19.

Vacxin là “lá chắn” bảo vệ người bệnh tiểu đường tốt nhất trước Covid-19.

 

   Đồng thời, người bệnh tiểu đường cũng được khuyến cáo là có thể tiêm thêm những mũi như:

- Vacxin phòng bệnh thủy đậu được áp dụng với tất cả bệnh nhân tiểu đường trên 60 tuổi.

- Vacxin phòng bệnh Zona cần tiêm 1 liều cho các bệnh nhân tiểu đường từ 60 tuổi trở lên.

    Ngoài ra, như đã nhắc đến ở phần trên, việc đường huyết tăng cao là nguyên nhân chính dẫn đến các biến chứng, cũng như làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm ở người bệnh tiểu đường. Do đó, bên cạnh việc tiêm vacxin định kỳ, việc kiểm soát tốt đường huyết là nhiệm vụ quan trọng đối với người bệnh tiểu đường.

 

Các biện pháp giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

    Đối với người bệnh tiểu đường, việc sử dụng thuốc hạ đường huyết, ăn uống hợp lý và vận động thường xuyên được coi là nguyên tắc cơ bản giúp kiểm soát đường huyết.

     Theo đó, ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh sẽ cần có chế độ ăn uống và tập luyện như:

Chế độ ăn uống

- Người bệnh nên hạn chế dùng thực phẩm nhiều tinh bột, đường, mỡ động vật, bánh kẹo ngọt, hoa quả ngọt, uống rượu bia,...

- Người bệnh nên ăn nhiều chất xơ, bổ sung vitamin, khoáng chất từ rau củ, hoa quả tươi; ăn thịt nạc; dùng dầu thực vật; uống đủ nước; chia nhỏ các bữa ăn trong ngày,...

 

Người bệnh tiểu đường nên sử dụng các loại dầu thực vật

Người bệnh tiểu đường nên sử dụng các loại dầu thực vật

 

Chế độ tập luyện

   Người bệnh tiểu đường nên tập thể dục thường xuyên bằng những bài tập phù hợp với thể trạng của bản thân. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, việc luyện tập tối thiểu 150 phút/ tuần sẽ giúp kiểm soát đường huyết dễ dàng hơn.

    Bên cạnh những biện pháp kể trên, xu hướng của y học hiện đại ngày nay là sử dụng các loại thảo dược tự nhiên và nguyên tố vi lượng để giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa một số biến chứng nguy hiểm. BoniDiabet + của Mỹ chính là một sản phẩm tiêu biểu có chứa cả hai thành phần này.

 

BoniDiabet + - Bí quyết từ Mỹ giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả

    BoniDiabet + có hai nhóm thành phần chính gồm:

- Thảo dược tự nhiên như Mướp đắng, quế chi, dây thìa canh, lô hội, hạt methi có tác dụng hạ đường huyết, hạ mỡ máu, giảm tình trạng đề kháng insulin.

- Vitamin, nguyên tố vi lượng như Kẽm, crom làm tăng hoạt tính của insulin, giúp đưa glucose vào trong tế bào. Magie, selen giúp ổn định đường huyết ở mức an toàn, ngăn ngừa các biến chứng tim mạch, tiểu cầu. Alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic giúp hạn chế sự tổn thương của đáy mắt và cầu thận.

 

Thành phần của BoniDiabet +.

Thành phần của BoniDiabet +.

 

    Tác dụng của sản phẩm BoniDiabet + đã được chứng minh trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác. Kết quả cho thấy, 96,67% người bệnh có cải thiện tốt và khá trên 3 phương diện là: Chỉ số đường huyết, giảm HbA1c và những triệu chứng của bệnh tiểu đường.

 

BoniDiabet + review

    Sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường, BoniDiabet + đã đồng hành cùng với hàng vạn người bệnh tiểu đường, giúp ngăn ngừa và giảm nhẹ những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của họ nhé!

   Cô Trần Thị Thành, 58 tuổi, ở tại số 401E Thanh Xuân Bắc, Hà Nội, số điện thoại: 038.3838.504.

   Cô Thành chia sẻ: “Cô bị bệnh tiểu đường type 2 cũng được 7, 8 năm nay rồi. Lúc mới phát hiện, chỉ số đường huyết của cô là 7,6 mmol/l và phải uống thuốc tây do bác sĩ chỉ định. Sau 1 tháng, cô đo lại thì đường huyết còn 6.5 mmol/l. Nhưng vài tháng sau, đường huyết của cô lại lên xuống rất thất thường, có lúc lên tới 9,2 mmol/l. Người cô lúc nào cũng thấy uể oải, mệt mỏi, tê bì tay chân, mắt mờ đi, nhìn xa gần đều không rõ.”

   “Cô biết được thông tin về sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ. Cô mua về dùng thử, sau 1 tháng sử dụng kết hợp với thuốc tây, cô đo lại đường huyết thì còn có 6 mmol/l. Thấy vậy, cô kiên trì dùng tiếp, sau 4 tháng, đường huyết của cô luôn ổn định dưới mức 6 mmol/l nên được bác sĩ giảm liều thuốc tây rồi. Tình trạng tê bì chân tay cũng không còn nữa, mắt nhìn rõ hơn trước, không còn thấy mờ mờ đục đục như trước.”

 

 Cô Trần Thị Thành, 58 tuổi.

Cô Trần Thị Thành, 58 tuổi.

 

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết về những loại vacxin mà người bệnh tiểu đường cần tiêm phòng định kỳ, cũng như cách kiểm soát đường huyết hiệu quả. BoniDiabet + là phương pháp tối ưu, giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc