Mục lục [Ẩn]
Suy giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh đang khiến cho không ít người phải sống trong mệt mỏi và chán nản. Các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân giống như những sợi xích vô hình, trói buộc lấy người bệnh, khiến cuộc sống của họ trở nên bế tắc. Vậy, người bệnh phải làm gì khi mắc suy giãn tĩnh mạch chân? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Người bệnh phải làm gì khi bị suy giãn tĩnh mạch chân?
Suy giãn tĩnh mạch chân có những triệu chứng gì?
Suy giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch diễn biến âm thầm theo thời gian và thường không có biểu hiện gì đặc biệt ở giai đoạn đầu. Do đó, rất nhiều người bệnh không phát hiện ra mình bị mắc phải bệnh lý này.
Khi tình trạng suy giãn nặng lên, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện và trở nên rõ ràng hơn. Người bệnh sẽ gặp phải một số tình trạng như:
- Cảm giác căng tức ở bắp chân, nặng mỏi, nhức chân, tê bì không thể đứng một chỗ quá lâu. Tình trạng này sẽ nặng hơn vào buổi chiều tối khi người bệnh nằm nghỉ ngơi.
- Chuột rút bắp chân vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ. Người bệnh có thể bị chuột rút nhiều lần trong một đêm.
- Có các mạch máu xanh đỏ nổi lên như hình mạng nhện ở quanh mắt cá chân, hoặc nổi lên ngoằn ngoèo hình con giun ở sau bắp chân.
- Sưng phù ở bàn chân và mắt cá do ứ nước, ứ dịch. Bàn chân của người bệnh trở nên căng phồng, ấn vào sẽ có vết lõm.
- Màu sắc da vùng cẳng chân thay đổi do thiếu dinh dưỡng, thiếu oxy. Nặng hơn, da của người bệnh có thể trở nên sạm nám, xuất hiện các mảng bầm trên da do mạch máu bị vỡ.
- Chân của người bệnh có thể xuất hiện những vết loét tiến triển, sẹo từ các vết loét đã lành. Ở giai đoạn nặng, các vết loét này sẽ rất khó lành, dễ bị nhiễm trùng, dẫn đến lở loét lan rộng, hoại tử vô cùng nguy hiểm.
Chuột rút khi ngủ là dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch chân
Những triệu chứng trên chính là báo hiệu cho sự tiến triển của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Càng ở giai đoạn muộn, các triệu chứng này sẽ càng nhiều và trầm trọng hơn, khiến cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề. Vậy, nguyên nhân gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Suy giãn tĩnh mạch chân bắt nguồn từ tình trạng hệ thống các tĩnh mạch tại chân bị suy yếu, giãn nở và căng phồng quá mức, van tĩnh mạch bị hư hại. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến như:
- Lão hóa: Tuổi tác càng cao thì các van và thành tĩnh mạch bị suy yếu. Điều này làm cho quá trình lưu thông máu từ tĩnh mạch về tim trở nên khó khăn hơn. Về lâu về dài, thành tĩnh mạch ngày càng trở nên kém bền vững và giãn nở quá mức.
- Thói quen xấu: Việc thường xuyên bê đồ nặng, đứng lâu, ngồi nhiều, lười vận động, ngồi gập chân khiến máu dồn xuống, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch, lâu ngày dẫn tới giãn thành mạch, van tĩnh mạch bị hở.
- Bẩm sinh và di truyền: Một số người bị khiếm khuyết van bẩm sinh hoặc có tiền sử gia đình mắc suy giãn tĩnh mạch cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác.
- Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, đặc biệt là thiếu chất xơ, vitamin C, vitamin E và không uống đủ nước cũng sẽ làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chân.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai nhiều lần, sinh đẻ nhiều, người béo phì, thừa cân cũng là những đối tượng có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch cao hơn bình thường. Suy giãn tĩnh mạch chân không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống, mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ngồi nhiều, lười vận động là nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân
Người bệnh có thể bị vỡ tĩnh mạch, máu chảy ra bên ngoài gây thiếu máu. Một biến chứng nguy hiểm khác của suy giãn tĩnh mạch là huyết khối tĩnh mạch sâu. Huyết khối có thể theo dòng máu đến các cơ quan khác, làm tắc mạch, dẫn đến các tình trạng như: Thuyên tắc động mạch phổi gây suy hô hấp, tắc mạch vành gây nhồi máu cơ tim, tắc mạch máu não gây đột quỵ.
Vậy, người bệnh cần làm gì khi bị suy giãn tĩnh mạch chân?
Người bệnh cần làm gì khi bị suy giãn tĩnh mạch chân?
Như đã nhắc đến, các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân thường diễn biến khá âm thầm ở những giai đoạn đầu. Do đó, nếu bạn gặp phải những tình trạng như: Nặng chân, nhức mỏi, tê bì và có mạch máu nổi dưới da thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
Những việc người bệnh cần làm khi bị suy giãn tĩnh mạch chân có thể kể đến như:
Duy trì những thói quen tốt
- Hạn chế bê vác, mang đồ nặng, tạo nhiều áp lực lên chân.
- Tránh đứng lâu, ngồi nhiều, khi ngồi nên duỗi thẳng chân.
- Tránh bôi cao dầu nóng hay ngâm chân với nước nóng.
- Tránh đi giày cao gót quá lâu, mặc đồ bó sát. Thay vào đó, bạn nên đi những loại giày đế mềm, mặc quần rộng, thoải mái.
- Khi ngủ nên kê cao chân từ 15 - 20 cm để máu lưu thông tốt hơn.
- Tập luyện nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt hơn, đặc biệt là các bài tập như: Đạp xe trên không, yoga, nâng cẳng chân, nhón chân khi ngồi trên ghế,...
- Bổ sung chất xơ, thực phẩm giàu vitamin C, E, flavonoid và uống đủ nước.
- Hạn chế uống rượu bia, thực phẩm nhiều dầu mỡ,...
Tập đạp xe trên không sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn
Sử dụng thảo dược tự nhiên
Sử dụng thảo dược tự nhiên đang là phương pháp nhận được nhiều sự quan tâm của người bệnh suy giãn tĩnh mạch vì sự an toàn và hiệu quả. Hiện nay, BoniVein + của Mỹ chính là một sản phẩm giúp làm bền thành mạch, tăng cường sức chịu đựng cho hệ thống tĩnh mạch của toàn bộ cơ thể.
Nhờ đó, BoniVein + giúp đẩy lùi những triệu chứng khó chịu của suy giãn tĩnh mạch, trả lại cho người bệnh một đôi chân khỏe mạnh.
BoniVein + - Giải pháp giúp đẩy lùi các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân an toàn, hiệu quả
BoniVein + có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên với các dụng như:
- Giúp chống viêm, làm bền vững thành mạch, tăng trương lực tĩnh mạch, giảm tình trạng sưng phù, giãn tĩnh mạch nhờ Diosmin và Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh).
- Giúp tăng cường khả năng chịu đựng của mạch máu, bảo vệ thành mạch, phòng ngừa mạch máu bị đứt vỡ với Rutin (chiết xuất hoa hòe), Aescin (từ hạt dẻ ngựa).
- Giúp ngăn ngừa tổn thương tĩnh mạch do các chất oxy hóa và các gốc tự do nhờ quả lý chua đen, hạt nho và vỏ thông .
- Giúp tăng lưu thông máu, giảm ứ máu, giảm áp lực trong tĩnh mạch, giảm triệu chứng căng tức, sưng, đau,... và phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch nhờ chiết xuất bạch quả và cây chổi đậu.
Với tất cả những thành phần này, BoniVein + sẽ giúp tăng cường sức bền và độ dẻo dai cho toàn bộ hệ thống tĩnh mạch trên toàn bộ cơ thể. Từ đó, người bệnh sẽ giảm được các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân.
Thành phần và công dụng của BoniVein +
Hiệu quả của BoniVein +
Bạn sử dụng từ 4 – 6 viên/ngày, chia 2 lần. BoniVein + sẽ giúp giảm tê bì, châm chích, nhức mỏi, ... sau 2 - 3 tuần. Sau 3 tháng, BoniVein + sẽ giúp làm mờ, co nhỏ những tĩnh mạch nổi lên, đồng thời giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch.
Chia sẻ của khách hàng về sản phẩm BoniVein +
Để hiểu rõ hơn về tác dụng của BoniVein +, chúng ta hãy cùng lắng nghe chia sẻ của chính người bệnh đang sử dụng sản phẩm này.
Chị Vũ Thị Sớm, 44 tuổi ở thôn Quý Đức, xóm 6, xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải.
Chị Sớm cho biết: “Do tính chất công việc nên chị phải đứng nhiều, một ngày có khi phải đứng tới 17, 18 tiếng. Lúc đầu, chị thấy chân chỉ hơi mỏi và nhức thôi. Lâu dần, chân chị bị phù nặng từ mắt cá chân lên tới tận đầu gối, đêm ngủ thì bị chuột rút tới 2 – 3 lần. Sau khi đi khám, chị được chẩn đoán là bị suy giãn tĩnh mạch, các mạch máu đã nổi như mạng nhện, nặng nhất là ở bàn chân. Chị phải dùng đến thuốc tây và vớ ép, nhưng chỉ được một thời gian, sau đó lại chẳng thấy tiến triển gì thêm, mặc dù chị vẫn dùng đều.”
“Sau đó, chị được đứa em gái mách cho dùng sản phẩm BoniVein +. Lúc đầu, chị uống được 1 – 2 lọ thì chưa thấy chuyển biến gì, đang tính bỏ thì cô em gái cứ khuyên dùng tiếp, phải kiên trì mới có hiệu quả. Đúng như thế thật, sau khi uống hết lọ thứ 7, chị mới thấy hiệu quả rõ rệt. Chị cảm thấy chân nhẹ nhàng, đỡ đau nhức, tình trạng chuột rút cũng giảm đi nhiều, tuần chỉ có 1 – 2 lần thôi. Sau hơn 1 năm dùng BoniVein +, chị không thấy tê buốt ở đầu gối và mắt cá, chuột rút tuyệt nhiên không xuất hiện, các tĩnh mạch ở chân cũng mờ dần đi. Bây giờ, chị vẫn duy trì 2 viên/ngày để các triệu chứng khó chịu không bị tái phát.”
Chị Vũ Thị Sớm chia sẻ về quá trình sử dụng sản phẩm BoniVein +
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích để trả lời cho câu hỏi: “Người bệnh cần làm gì khi bị suy giãn tĩnh mạch chân?”. BoniVein + là giải pháp toàn diện giúp người bệnh không còn phải bận tâm về các triệu chứng và biến chứng của suy giãn tĩnh mạch. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhé!
XEM THÊM:
- Tác hại của việc mang vớ y khoa trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
- Toa thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch có những loại nào?