Mục lục [Ẩn]
Hen phế quản (hen suyễn) là một trong những bệnh lý mạn tính phổ biến đường hô hấp hiện nay. Khi nhắc đến việc kiểm soát bệnh hen, chúng ta thường nghĩ đến việc hạn chế với tiếp xúc với các dị nguyên đường hô hấp và dùng thuốc điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, một số người lại không biết rằng, chế độ ăn hàng ngày của người bệnh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp nâng cao sức khỏe của người bệnh, mà còn giúp hạn chế tái phát các cơn hen cấp tính. Vậy, người bệnh hen cần lưu ý gì trong mỗi bữa ăn hàng ngày? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc này!
Người bệnh hen phế quản cần lưu ý gì trong bữa ăn mỗi ngày?
Chế độ dinh dưỡng quan trọng với bệnh hen phế quản như thế nào?
Đối với mỗi chúng ta, chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp đảm bảo năng lượng cho mọi hoạt động và cung cấp chất dinh dưỡng để cho cơ thể phát triển. Đối với người bệnh hen phế quản, vai trò của chế độ dinh dưỡng lại càng quan trọng hơn.
Nếu người bệnh quá kiêng khem, thì sẽ dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng. Người bệnh sẽ trở nên gầy yếu, suy kiệt, làm giảm khả năng chống lại những tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
Ngược lại, nếu ăn uống dư thừa chất dinh dưỡng, người bệnh sẽ có thể gặp phải tình trạng thừa cân, béo phì ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát bệnh.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng,thừa cân béo phì sẽ làm việc kiểm soát triệu chứng hen phế quản khó khăn hơn do:
Ảnh hưởng lên chức năng hô hấp
Lượng mỡ ở thành ngực và bụng tăng lên, làm giảm tính đàn hồi của thành ngực và phổi, giảm dung lượng thở, thể tích dự trữ thở ra (ERV) và làm các cơ trơn bao quanh phế quản trở nên ngắn đi.
Trong cơn hen, tình trạng bẫy khí (không có khả năng thở ra hoàn toàn) ở người béo phì tăng lên nặng hơn so với những người không béo phì.
Làm tăng phản ứng của đường thở
Mô mỡ có chứa leptin, adiponectin và plasminogen activator inhibitor-1 – những yếu tố góp phần vào sự tăng tính đáp ứng của đường thở.
Thực nghiệm cho thấy, leptin có thể kích thích hoạt động của các tế bào nuôi (mast cell), do đó làm tăng tính đáp ứng của đường thở đối với các chất gây dị ứng.
Bên cạnh đó, nhiều số liệu thống kê cho thấy, khi người béo phì mắc hen suyễn giảm được cân nặng, thì những triệu chứng hô hấp cũng được cải thiện đáng kể. Người bệnh cũng ít phải dùng thuốc và nhập viện hơn.
Thừa cân béo phì khiến việc kiểm soát hen khó khăn hơn.
Như vậy, chế độ dinh dưỡng phù hợp vô cùng quan trọng trong kiểm soát bệnh hen phế quản. Vậy, người bệnh cần lưu ý những gì trong chế độ ăn mỗi ngày?
Người bệnh hen phế quản cần lưu ý gì trong chế độ ăn hàng ngày?
Bệnh hen phế quản được đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm mạn tính, kết hợp với tăng đáp ứng của đường thở khi tiếp xúc với các loại di nguyên, trên nền cơ địa dị ứng.
Bên cạnh những tác nhân kích thích trong không khí, thì thực phẩm cũng là một trong những yếu tố có thể gây kích phát cơn hen cấp tính. Do đó, người bệnh hen cần tránh sử dụng những loại thực phẩm này.
Thực phẩm mà người bệnh hen cần tránh
Một số loại thực phẩm có thể gây kích phát cơn hen mà người bệnh nên tránh có thể kể đến như:
- Thực phẩm giàu sulfite: Sulfite là một chất bảo quản tìm thấy trong thực phẩm như: Rượu vang, hoa quả sấy khô, các thực phẩm muối, thực phẩm đóng hộp.
- Thực phẩm dễ sinh hơi: Hơi sinh ra nhiều trong đường tiêu hóa sẽ làm tăng áp lực lên cơ hoành và tăng nguy cơ gây khởi phát cơn hen. Những loại thực phẩm này có thể kể đến như: Các loại đậu, bắp cải, hành tây, tỏi,…
- Thực phẩm có chứa chất bảo quản và chất điều vị: Những loại chất bảo quản và chất điều vị như: BHA và BHT-BHA, muối nitrate, nitrite, aspartame,… cũng có thể gây khởi phát cơn hen. Do đó, người bệnh nên tránh sử dụng thực phẩm như: Nước giải khát đóng chai, đồ ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp, bột ngọt,…
- Thực phẩm có thể gây dị ứng: Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng mà người bệnh nên tránh là: Thủy sản có vỏ (tôm, cua, ốc,…), lòng trắng trứng, đậu phộng, bột mì, đậu nành,...
Tôm cua có thể gây khởi phát cơn hen.
Thực phẩm mà người bệnh hen nên sử dụng
Hàng ngày, người bệnh nên ăn uống đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết, cung cấp ít nhất 1 gram đạm/kg thể trọng/ngày. Chất béo cần chiếm khoảng 40 – 45% tổng năng lượng mỗi ngày và hạn chế muối (dưới 6 gram muối/ngày)
Một số loại thực phẩm mà người bệnh hen suyễn nên sử dụng là:
- Thực phẩm giàu vitamin D, C, E: Rau xanh, trái cây và nước trái cây tươi,…
- Thực phẩm giàu beta-caroten: Cà rốt, dưa vàng, khoai lang, các loại rau lá xanh, súp lơ xanh và rau bi-na.
- Thực phẩm giàu chất béo omega-3: Cá hồi, cá trích, cá thu, các loại hạt (óc chó, hạnh nhân,…).
- Thực phẩm giàu magie, kali: Chuối, củ cải đường, táo,…
Bên cạnh một chế độ ăn dinh dưỡng và hợp lý, người bệnh hen cũng cần có lối sống, sinh hoạt, ngủ nghỉ hợp lý để duy trì sức khỏe.
Người bệnh hen phế quản cần làm gì để kiểm soát bệnh hiệu quả nhất?
Hen phế quản là bệnh mạn tính, điều này đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ phải sống chung với bệnh lý này suốt đời. Do đó, để kiểm soát bệnh hiệu quả nhất, người bệnh hen phế quản cần duy trì những thói quen tốt như:
Luôn mang theo thuốc bên mình
Để đối phó với những cơn hen cấp luôn rình rập, thì những loại thuốc hít cắt cơn luôn là vật bất ly thân của người bệnh hen phế quản. Do đó, người bệnh phải luôn luôn mang theo bên mình hoặc để ở những nơi dễ lấy nhất có thể.
Người bệnh hen phế quản cần phải luôn mang thuốc bên mình.
Thường xuyên tập thể dục
Tập thể dục sẽ giúp nâng cao chức năng hô hấp của phổi và tăng cường trao đổi chất. Mỗi ngày, người bệnh nên dành ra khoảng 30 phút để luyện tập, duy trì 5 ngày/tuần. Người bệnh nên lựa chọn những bộ môn nhẹ nhàng như: Đi bộ, yoga,… và tránh vận động gắng sức.
Thường xuyên mang khẩu trang khi ra ngoài
Mang khẩu trang sẽ giúp ngăn chặn các dị nguyên trong không khí (bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc,…) xâm nhập và gây kích thích đường hô hấp.
Giữ nơi ở sạch sẽ
Người bệnh cần giữ nơi ở luôn sạch sẽ, thông thoáng, tránh khói bụi, nấm mốc, lông động vật. Phòng ngủ của người bệnh cũng cần được giữ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; sử dụng ga giường và vỏ gói để hạn chế bụi vải; thường xuyên giặt giũ, vệ sinh để tiêu diệt những loại bọ sống ký sinh trên chăn màn.
Sử dụng những sản phẩm thảo dược
Sử dụng thảo dược đang là xu hướng chung của toàn thế giới trong kiểm soát các bệnh lý mạn tính, trong đó có hen phế quản. Hiện nay, một sản phẩm hàng đầu được rất nhiều người bệnh hen tin dùng chính là BoniDetox của Mỹ. Sản phẩm này không chỉ có hiệu quả cao, mà còn vô cùng an toàn với người sử dụng.
BoniDetox – Sản phẩm hàng đầu trong kiểm soát bệnh hen phế quản
BoniDetox có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, có tác dụng vừa kiểm soát triệu chứng, vừa giúp hạn chế tái phát các cơn hen cấp vô cùng hiệu quả. Những loại thảo dược trong BoniDetox gồm có:
- Xuyên tâm liên, cam thảo Italia, baicalin (chiết xuất Hoàng cầm), lá ô liu có tác dụng làm sạch những chất bẩn, độc tố tích tụ ở phổi trong quá trình hô hấp, phục hồi các tổn thương ở phổi, nhờ đó giảm tần suất tái phát cơn hen cấp tính.
- Tỳ bà diệp, lá Bạch đàn, bồ công anh giúp làm loãng đờm, long đờm, giãn phế quản, sát khuẩn, chống viêm, từ đó hạn chế tắc nghẽn, giảm các triệu chứng hen phế quản như: Ho đờm, khó thở,…
- Cúc tây và Xuyên bối mẫu giúp kích hoạt hệ thống tự bảo vệ của phổi là các đại thực bào phế nang và các lông chuyển, ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân có hại xâm nhập vào phổi.
Bên cạnh những thảo dược trên, BoniDetox còn được bổ sung thêm Fucoidan (chiết xuất tảo nâu) đã được chứng minh có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư phổi nhờ hoạt hóa các tế bào diệt tự nhiên NK – có khả năng tìm và vô hiệu những tế bào ung thư.
Thành phần và công dụng của sản phẩm BoniDetox.
Khách hàng chia sẻ về sản phẩm BoniDetox
Bác Nguyễn Thị The, 79 tuổi, ở đội 5, thôn Hậu Xá, xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên cho biết:
“Bác bị hen suyễn hơn 10 năm trời. Cơn hen khiến bác tức ngực, khó thở và ho đờm dai dẳng. Đờm đặc ở cổ, khạc thế nào cũng không ra được. Có những đêm, bác cảm thấy không thở nổi, may mà vớ được cái ống thuốc xịt kịp thời. Có lần, bác còn phải nhập viện đến 9 ngày trời, vì cơn hen trở nặng. Sau thời gian đó, cơn hen vẫn cứ tái đi tái lại nhiều lần.”
“Từ khi bác dùng BoniDetox của Mỹ, bác không còn bị cơn hen nặng như thế thêm lần nào nữa. Sau khoảng gần 1 tháng dùng BoniDetox, các tình trạng ho, đờm, khó thở của bác đã cải thiện rõ rệt. Sau 10 lọ, bác thấy thoải mái lắm, các cơn hen cũng không thấy xuất hiện nữa. Bác ăn ngon, ngủ ngon hơn nên sức khỏe tốt lên rất nhiều.”
Bác Nguyễn Thị The, số điện thoại: 0356.929.214.
Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp quý độc giả có thêm nhiều thông tin hữu ích để giúp nâng cao sức khỏe và kiểm soát bệnh hen hiệu quả nhất. BoniDetox sẽ là vũ khí giúp bạn đối phó hiệu quả với căn bệnh khó chịu này. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì khác, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn quý khách!
XEM THÊM: