Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Người bệnh gút uống cà phê được không?

Thứ năm, 16-02-2023 16:24 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Người bệnh gút không chỉ phải uống thuốc đều đặn mỗi ngày mà còn phải kiêng khem nhiều loại thực phẩm như thịt đỏ, hải sản, rượu bia… Nếu họ không hạn chế chúng, cơn gút cấp sẽ tái phát lại nhanh hơn, kéo theo nguy cơ cao xuất hiện các biến chứng. Vậy còn đối với cà phê thì sao, người bệnh gút uống cà phê được không? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

 

Người bệnh gút uống cà phê được không?

Người bệnh gút uống cà phê được không?

 

Vì sao người bệnh gút cần kiêng khem nhiều loại đồ ăn, thức uống?

   Bệnh gút hình thành do cơ thể rối loạn chuyển hóa, tăng sản xuất và/hoặc giảm đào thải axit uric, khiến nồng độ chất này tăng cao trong máu. Theo đó, tinh thể muối urat được hình thành, lắng đọng ở các tổ chức.

   Tại khớp, muối urat kích hoạt cơn gút cấp khiến người bệnh đau đớn dữ dội, khớp sưng, đỏ, bỏng rát, kéo dài khoảng 5-7 ngày. Axit uric máu càng cao, tần suất tái phát cơn đau càng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

   Hơn nữa về lâu dài, muối urat lắng đọng ở các tổ chức khác còn gây biến chứng nghiêm trọng như hạt tophi hủy hoại khớp, sỏi thận, suy thận

   Như vậy, bản chất của bệnh gút là axit uric tăng cao trong máu. Trong khi đó, nguyên nhân chủ yếu khiến cơ thể tăng sản xuất chúng lại đến từ chế độ ăn uống không khoa học.

 

uống nhiều bia rượu

Nguyên nhân gây tăng sản xuất axit uric máu là do uống nhiều bia rượu

 

   Việc bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu đạm chứa nhân purin hay đồ uống có cồn (ethanol)... đều thúc đẩy cơ thể tăng sản xuất hoặc cạnh tranh đào thải axit uric ở thận. Dù là cơ chế nào thì nồng độ của chúng vẫn tăng cao trong máu và gây cơn gút cấp. Vậy còn cà phê thì sao? Người bệnh gút uống cà phê được không?

 

Người bệnh gút uống cà phê được không?

   Theo các chuyên gia, cà phê giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gút bằng cách giảm nồng độ axit uric thông qua một số cơ chế như:

- Ức chế quá trình phân hủy purin thành axit uric nhờ thành phần chlorogenic axit.

- Tăng độ hòa tan của axit uric trong nước tiểu, giúp quá trình đào thải loại axit này hiệu quả hơn.

   Một đánh giá hệ thống năm 2016 đã xem xét 9 nghiên cứu và phát hiện ra rằng, nồng độ axit uric huyết thanh cũng như nguy cơ mắc bệnh gút đều giảm ở người tiêu thụ cà phê. Một đánh giá hệ thống khác đã xem xét 11 nghiên cứu và tìm thấy mối liên hệ giữa việc giảm nguy cơ mắc bệnh gút và tiêu thụ cà phê.

Nguồn tham khảo:

https://www.verywellhealth.com/coffee-and-gout-5680272

https://www.healthline.com/health/coffee-and-gout

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4104583/

 

Uống cà phê giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gút

Uống cà phê giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gút

 

   Có thấy thấy, cà phê giúp hỗ trợ kiểm soát nồng độ axit uric, giảm nguy cơ mắc bệnh gút. Vì vậy, người mắc bệnh gút có thể sử dụng loại đồ uống này.

   Thế nhưng cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tiêu thụ quá nhiều cà phê lại không tốt cho sức khỏe. Cụ thể, khi bạn sử dụng 5 tách cà phê trở lên, lượng axit chlorogenic sẽ ảnh hưởng đến gan, kích thích quá trình tích tụ mỡ của các tế bào, tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu.

   Do đó tốt nhất, bạn chỉ nên uống 1-2 tách cà phê mỗi ngày, hạn chế chọn loại chứa nhiều đường fructose bởi chất này tăng sản xuất axit uric máu.

 

Ngoài cà phê, còn loại đồ uống nào tốt cho người bệnh gút?

Trà hạt cần tây

   Loại hạt này giúp ức chế hình thành axit uric trong máu nên rất tốt cho người bệnh gút. Thành phần của hạt cần tây gồm các hoạt chất như 3-n-butylphthalide, vitamin K, folate, và nhiều thành phần khác giúp ức chế enzym xanthin oxidase - enzyme tham gia vào quá trình tạo axit uric, từ đó ngăn cơ thể sản xuất loại axit này.

   Ngoài ra, hạt cần tây còn có tính kiềm, giúp trung hòa lượng axit uric trong máu. Vì vậy, trà từ loại hạt này là loại đồ uống tốt cho người bệnh gút.

 

Hạt cần tây tốt cho người bệnh gút

Hạt cần tây tốt cho người bệnh gút

 

Nước đậu đen

   Trong 172g đậu đen nấu chín chỉ có khoảng 15.2g đạm, vì vậy người bệnh gút có thể ăn đậu đen trong chế độ ăn uống.

Nước râu ngô

   Trong râu ngô có chứa vitamin A, K, B1, B6, C, PP, các flavonoid, axit pantothenic, các saponin và steroid như sitosterol và stigmasterol. Những thành phần này vừa tốt cho sức khỏe, vừa có tính lợi tiểu, hỗ trợ cơ thể đào thải axit uric qua đường niệu. Theo đó, nước râu ngô cũng có lợi cho người bệnh gút.

Trà lá vối tươi

   Một nghiên cứu năm 2010 được đăng trên tạp chí hóa học của Hội Hóa học Hoa Kỳ (Americal Chemical Society) cho biết, trong lá và nụ hoa của cây vối có hợp chất 5,7-dihydroxy 6,8-dimethyl flavanone (demethoxymatteucinol). Chất này đã được chứng minh giúp ức chế nhẹ enzym xanthin oxidase, hỗ trợ ngăn cơ thể sản xuất axit uric. Vì thế, trà lá vối cũng là lựa chọn tốt cho người bệnh gút.

 

Trà lá vối tươi giúp giảm axit uric máu

Trà lá vối tươi giúp giảm axit uric máu

 

   Như vậy, có nhiều loại đồ uống tốt cho người bệnh gút. Khi họ bổ sung những loại thực phẩm đó, đồng thời kiêng các loại tác động xấu với bệnh gút thì hiệu quả kiểm soát axit uric sẽ cao hơn.

   Tuy nhiên, với người bệnh gút lâu năm, chỉ số axit uric máu cao thì chỉ thận trọng chế độ ăn uống thôi là chưa đủ. Nhiều bệnh nhân đã rất kiêng khem, bổ sung các loại thực phẩm tốt, nhưng vẫn thường xuyên bị tái phát cơn gút cấp, gây nhiều đau đớn và làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm bệnh gút như hạt tophi, biến dạng khớp, sỏi thận,...

   Vì vậy, bên cạnh việc thận trọng trong chế độ ăn uống, bệnh nhân gút cần sử dụng thêm sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên để kiểm soát bệnh hiệu quả. Tiêu biểu nhất trong dòng sản phẩm thảo dược dành cho người bệnh gút đó là BoniGut + của Mỹ.

 

BoniGut + - Sản phẩm vượt trội giúp đẩy lùi bệnh gút!

    BoniGut + được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là sản phẩm có tác dụng vượt trội với 3 cơ chế đột phá, cụ thể là:

- Sự hiệp đồng tác dụng của các thảo dược quả anh đào đen, hạt cần tây và hạt nhãn giúp ức chế enzyme xanthine oxidase - enzyme tham gia vào quá trình hình thành axit uric, từ đó giúp ức chế cơ thể tổng hợp chất này.

- Tính kiềm của hạt cần tây giúp trung hòa axit uric trong máu.

- Các thảo dược trạch tả, bách xù, ngưu bàng tử, hạt mã đề có tác dụng giúp lợi tiểu, tăng thải axit uric qua đường nước tiểu.

Bên cạnh đó, BoniGut + còn được bổ sung các thảo dược có tác dụng giúp chống viêm, giảm đau trong cơn gút cấp như gừng, tầm ma, húng tây, bạc hà, kim sa.

 

Thành phần và công dụng của BoniGut +

Thành phần và công dụng của BoniGut +

 

  Nhờ công thức đột phá như trên, BoniGut + mang đến hiệu quả toàn diện cho người bệnh gút. Đặc biệt, hiệu quả và độ an toàn của BoniGut + được tối ưu hóa nhờ công nghệ bào chế hiện đại tiên tiến Microfluidizer. Công nghệ này giúp loại bỏ nguồn ô nhiễm có hại, tăng sinh khả dụng lên tới 100%, giúp hiệu quả thu được là cao nhất.

   Mỗi ngày, bạn chỉ cần uống 4-6 viên BoniGut + chia 2 lần. Sản phẩm sẽ giúp:

- Giảm mức độ cơn đau khi có cơn gút cấp.

- Co nhỏ hạt tophi.

- Ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát.

- Chế độ ăn uống thoải mái hơn, không phải kiêng khem quá hà khắc như trước nữa.

- Phòng ngừa hiệu quả các biến chứng của bệnh gút.

- Hạn chế được việc phải sử dụng thuốc tây, giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc.

   Qua bài viết, hy vọng các bạn đã biết người bệnh gút có uống cà phê được không. Để chiến thắng bệnh gút và ăn uống thoải mái hơn, BoniGut + của Mỹ chính là giải pháp hàng đầu dành cho bạn. Thông tin chi tiết về sản phẩm BoniGut + xin liên hệ 1800 1044!

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc