Mục lục [Ẩn]
Chất đạm hay protein là một trong 4 nguồn dinh dưỡng không thể thiếu với sức khỏe của mỗi người. Không chỉ cung cấp năng lượng, chất đạm còn giúp bổ sung nhiều loại acid amin thiết yếu mà cơ thể không tự sản xuất được. Tuy cần thiết là vậy, nhưng với người bệnh gút thì cần thận trọng khi sử dụng các thực phẩm giàu đạm. Vậy, người bệnh gút nên bổ sung chất đạm có trong thực phẩm nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây!
Người bệnh gút nên bổ sung chất đạm có trong thực phẩm nào?
Chất đạm có trong những thực phẩm nào?
Chất đạm (protein) là thành phần có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi trong cơ thể. Theo nghiên cứu, cơ thể mỗi người với trạng thái hoàn chỉnh thì cần phải có ít nhất 10.000 loại protein khác nhau kết hợp lại.
Trong quá trình tiêu hóa, chất đạm sẽ bị phân hủy thành các acid amin. Có khoảng 20 loại acid amin được cơ thể sử dụng. Trong đó, có 9 loại acid amin đóng vai trò thiết yếu mà cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được, chỉ có thể bổ sung qua đường ăn uống.
Chất đạm nắm giữ nhiều vai trò quan trọng với cơ thể như:
- Hình thành cấu trúc collagen, tạo nên sự đàn hồi và săn chắc của da, giúp tóc và móng cứng cáp, chắc khỏe.
- Xây dựng và tăng khối lượng cơ bắp.
- Tạo ra các kháng thể, tăng cường miễn dịch.
- Cải thiện hoạt động của hệ thần kinh.
- Tham gia tổng hợp, điều hòa hoạt động của các hormone.
- Vận chuyển oxy và các dinh dưỡng.
Chất đạm có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, từ thịt động vật, đến các loại rau củ. Dựa theo nguồn gốc, chất đạm sẽ được phân loại thành đạm động vật và đạm thực vật.
Chất đạm có trong cả thực vật và động vật
Nếu như protein động vật có chứa hàm lượng cân bằng của tất cả các acid amin cần thiết cho cơ thể, thì protein thực vật lại chỉ chứa một số ít các loại acid amin này. Do đó, thịt động vật vẫn đóng vai trò là một nguồn cung cấp chất đạm hàng đầu cho cơ thể.
Tuy vậy, ở những người bệnh gút, việc sử dụng thực phẩm giàu đạm như một số loại thịt động vật lại ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh của họ, như việc liên tục gặp phải các cơn gút cấp. Vậy, người bệnh gút nên bổ sung chất đạm có trong thực phẩm nào?
Người bệnh gút nên bổ sung chất đạm có trong thực phẩm nào?
Bệnh gút là một rối loạn chuyển hóa mãn tính, đặc trưng bởi nồng độ acid uric tăng cao trong máu. Từ đó, các tinh thể muối urat sẽ hình thành và lắng đọng tại các khớp và mô liên kết. Nơi mà chúng tích tụ sớm nhất thường là những khớp chi dưới như: Khớp bàn ngón, ngón chân cái,...
Tại đây, chúng sẽ gây viêm và tổn thương đến cấu trúc khớp. Tác động đầu tiên của chúng là gây ra những cơn đau khủng khiếp, cảm giác bỏng rát trong những đợt gút cấp.
Theo thời gian, tinh thể muối sẽ tụ lại thành những hạt tophi khiến các khớp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cấu trúc khớp có thể bị thay đổi hoàn toàn, dẫn đến tàn phế. Hạt tophi bị vỡ cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng huyết vô cùng nguy hiểm.
Ngoài ra, tình trạng tăng acid uric máu còn ảnh hưởng đến cả chức năng thận do hình thành sỏi, hay làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chính vì điều này, người bệnh gút được khuyến cáo là nên thận trọng khi lựa chọn thực phẩm giàu đạm để tránh làm tăng acid uric máu.
Theo đó, người bệnh gút nên hạn chế bổ sung chất đạm có trong những thực phẩm giàu purin như: Các loại thịt đỏ (thịt chó, thịt bò,...), thịt thú rừng, hải sản, nội tạng động vật, một số loại rau có tính sinh trưởng mạnh (nấm, giá đỗ, măng tây,...).
Trên thực tế, người bệnh gút không cần kiêng hoàn toàn những thực phẩm như thịt bò, hải sản,..., mà chỉ cần sử dụng hợp lý. Vì ngoài đạm, chúng còn chứa nhiều dưỡng chất khác cần thiết với sức khỏe. Theo khuyến cáo, người bệnh gút không nên ăn quá 100g đạm động vật mỗi ngày và không nên ăn khi đang bị lên cơn đau gút cấp.
Người bệnh nên hạn chế sử dụng thực phẩm giàu purin
Thay vào đó, người bệnh có thể bổ sung chất đạm có trong những thực phẩm ít purin hơn như: Cá sông, ức gà bỏ da, các loại hạt, đậu nành, vừng, diêm mạch, bơ đậu phộng,...
Đồng thời, người bệnh gút uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Người bệnh cũng không được uống rượu, bia vì chúng làm tăng tổng hợp acid uric máu, giảm khả năng lọc và đào thải acid uric của thận.
Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh gút cũng cần sử dụng thêm các biện pháp khác giúp hạ acid uric máu hiệu quả. Vậy, những biện pháp này là gì?
Các biện pháp giúp hạ acid uric máu cho người bệnh gút
Hạ acid uric máu là điều kiện bắt buộc với người bệnh gút. Khi acid uric được hạ và duy trì ngưỡng an toàn, người bệnh sẽ ít gặp phải những cơn gút cấp và ngăn ngừa được các biến chứng của nó.
Để thực hiện được điều này, người bệnh gút sẽ cần đến những biện pháp sau đây:
Sử dụng thuốc
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc giúp hạ acid uric máu đang được sử dụng như:
- Allopurinol và Febuxostat giúp ức chế enzyme xanthine oxidase, ngăn chặn quá trình sản xuất acid uric. Tuy nhiên, Allopurinol có thể gây dị ứng, phát ban, đau bụng,... Febuxostat lại gây buồn nôn, tăng men gan, đau khớp,...
- Probenecid giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu. Khi sử dụng probenecid, người bệnh gút có thể gặp phải tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiểu nhiều, mẩn ngứa,...
- Pegloticase giúp chuyển hóa axit uric thành một hợp chất khác dễ đào thải hơn là allantoin. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như dị ứng, sốc phản vệ, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tán huyết,...
Allopurinol là thuốc đầu tay trong điều trị gút
Sử dụng sản phẩm thảo dược
Để hạn chế tác dụng phụ của các thuốc tây y, các chuyên gia khuyên người bệnh gút sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược như BoniGut + của Mỹ.
Đây là sản phẩm có tác dụng giúp hạ acid uric máu theo nhiều cơ chế ưu việt, từ đó giảm tần suất tái phát cơn gút cấp và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của gút.
Đặc biệt hơn, vì có thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên sản phẩm vô cùng an toàn với người bệnh gút, nên sẽ phù hợp để sử dụng lâu dài.
BoniGut + - Giải pháp giúp kiểm soát bệnh gút một cách toàn diện
Thành phần của BoniGut + gồm 12 loại thảo dược khác nhau, đem lại nhiều lợi ích với người bệnh gút như:
- Giúp hạ acid uric máu ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát, co nhỏ hạt tophi với Quả anh đào đen, hạt cần tây, chiết xuất hạt nhãn, mã đề, ngưu bàng tử, bách xù, trạch tả.
Trong đó, quả anh đào đen, hạt cần tây, chiết xuất hạt nhãn có tác dụng giúp ức chế quá trình hình thành acid uric. Hạt cần tây còn có tác dụng giúp trung hòa acid uric trong máu. Mã đề, ngưu bàng tử, bách xù, trạch tả có tác dụng lợi tiểu, giúp đào thải acid uric qua đường nước tiểu.
- Giúp giảm đau và chống viêm trong các cơn gút cấp với Bạc hà, gừng, kim sa, húng tây, tầm ma.
Với các thảo dược này, BoniGut + sẽ giúp hạ và duy trì acid uric máu ở mức an toàn, giảm đau và giảm tái phát các cơn gút cấp, co nhỏ các hạt tophi và phòng ngừa các biến chứng của bệnh gút.
Thành phần và công dụng của BoniGut +
Bên cạnh đó, BoniGut + còn được sản xuất bằng công nghệ nano Microfluidizer, giúp đưa các thành phần về kích thước dưới 70nm. Nhờ đó, sản phẩm được loại bỏ các tạp chất, tăng độ ổn định và khả năng hấp thu.
Dùng BoniGut + như thế nào?
Bạn dùng BoniGut + với liều từ 4 - 6 viên/ngày, chia 2 lần và kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý như đã nói ở phần trên.
Sau 1 – 2 tháng, BoniGut + sẽ giúp giảm tần suất tái phát các cơn gút cấp. Sau 3 tháng, acid uric máu sẽ được hạ về ngưỡng an toàn hơn. Theo thời gian, sản phẩm sẽ giúp co nhỏ những hạt tophi và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Đánh giá BoniGut +
Qua nhiều năm lưu hành, BoniGut + đã nhận được sự ủng hộ của hàng vạn khách hàng trên toàn quốc. Chúng ta cùng lắng nghe những chia sẻ của:
Bác Hoàng Xuân Quyền, 75 tuổi, trú tại đội 4, thôn Quảng Yên, xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
Bác Quyền chia sẻ: “Bác bị cơn gút cấp đầu tiên vào năm 2018, chân sưng to và đau kinh khủng. Trước đó, bác cũng bị đau rồi, nhưng chỉ lâm râm nên không để ý tới. Sau đó, bác đi khám và được chẩn đoán là bị gút. Acid uric đã tăng đến 593 μmol/l. Bác uống colchicine vào thì thấy có hiệu quả thật, chỉ 3 ngày là đỡ sưng đau rồi. Nhưng khổ nỗi, cứ lần nào uống vào là bác lại bị đi ngoài đến mấy lần một ngày. Từ ngày bị bệnh đến giờ, bác chẳng còn dám động vào mấy món như thịt bò, thịt dê hay hải sản nữa. Bia rượu thì lại càng không vì cứ mỗi lần uống vào là lại đau đớn vô cùng.”
“Sau đó, bác vô tình biết đến sản phẩm BoniGut + qua chương trình trên VTV2. Bác mua về dùng thử xem thế nào. Mấy ngày đầu bị đau bác dùng đến 8 viên. Sau khi hết đau, bác giảm xuống 4 viên chia 2 lần. Sau khoảng 3 tháng dùng đều, bác đi kiểm tra lại thì acid uric còn có 481 μmol/l. Lần đi khám cuối cùng thì acid uric còn có 405 μmol/l thôi. Lúc đấy bác mới để ý, gần đây bác hầu như không gặp cơn gút cấp nào cả, chân cũng êm hơn, đi lại nhẹ nhàng, không còn cảm giác đau âm ỉ như trước nữa. Cho đến tận bây giờ, bác chỉ còn dùng 2 viên thôi mà vẫn hiệu quả, ăn uống cũng thoải mái hơn nhiều.”
Bác Quyền chia sẻ về quá trình sử dụng BoniGut +
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp quý độc giả giải đáp được vấn đề: “Người bệnh gút nên bổ sung chất đạm có trong thực phẩm nào?”. BoniGut + chính là sản phẩm không thể thiếu đối với người bệnh gút. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Xin cảm ơn!
XEM THÊM: