Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Người bệnh gút có ăn được mì tôm không?

Thứ hai, 15-08-2022 16:21 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Với người bệnh gút, họ chỉ lỡ miệng ăn trúng thức ăn nhiều đạm là cơn đau gút cấp sẽ ập tới. Chính vì vậy, họ luôn phải thận trọng kiêng khem trong chế độ ăn uống. Vậy với mì tôm thì sao, người bệnh gút có ăn được mì tôm không? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác nhất ở bài viết ngay dưới đây!

 

Người bệnh gút có ăn được mì tôm không?

Người bệnh gút có ăn được mì tôm không?

 

Mì tôm được làm từ nguyên liệu gì?

   Mì tôm hay mì ăn liền là một sản phẩm ngũ cốc dạng khô, có thể ăn được ngay hoặc cho nước sôi vào đợi trong vòng 3 phút và thưởng thức. Sản phẩm này được sản xuất bởi quá trình gelatin hóa sơ bộ và khử nước bằng cách chiên (mì chiên) hoặc sấy (mì không chiên).

   Nguyên liệu chính làm sợi mì là bột lúa mì. Dầu dùng để chiên thường là dầu cọ, phối trộn cùng với nước và một số thành phần phụ gia, gia vị khác. Màu vàng của sợi mì được tạo nên từ chiết xuất củ nghệ hoặc chiết xuất trái dành dành. Ngoài ra, chất màu tổng hợp E102 cũng được dùng trong hàm lượng cho phép.

   Các thành phần phổ biến trong gói bột súp là muối, đường, bột ngọt, hạt nêm… Gói dầu gồm dầu tinh luyện được nấu chung với các gia vị như hành, tỏi, rau om…

 

Mì tôm được làm chủ yếu từ bột lúa mì

Mì tôm được làm chủ yếu từ bột lúa mì

 

   Bởi hương vị thơm ngon, dễ ăn và dễ chế biến nên mì tôm rất được ưa chuộng. Theo thống kê năm 2020, Trung Quốc/Hong Kong tiêu thụ 46,35 tỷ gói mì ăn liền trong 1 năm, indonesia tiêu thụ 12,64 tỷ gói mì và ở Việt Nam là 7,03 tỷ gói mì tôm được tiêu thụ.

   Tuy nhiên với đối tượng cần phải thận trọng trong chế độ ăn uống như người bệnh gút thì liệu họ có ăn được mì tôm không?

 

Người bệnh gút có ăn được mì tôm không?

   Để biết người bệnh gút có ăn được mì tôm không, trước hết bạn nên biết vì sao họ cần kiêng khem trong chế độ ăn uống.

Vì sao người bệnh gút cần kiêng khem trong chế độ ăn uống?

   Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa, liên quan đến việc tăng sản xuất và/hoặc giảm đào thải acid uric trong cơ thể, khiến nồng độ chất này tăng cao trong máu, hình thành tinh thể muối urat. Các muối này lắng đọng tại ổ khớp và gây cơn đau gút cấp. Về lâu dài, chúng còn hình thành hạt tophi gây tàn phế khớp, thậm chí là lắng đọng tại thận gây các biến chứng như sỏi thận, viêm viêm thận kẽ, suy thận.

 

Bệnh gút đặc trưng bởi acid uric tăng cao trong máu, gây cơn gút cấp

Bệnh gút đặc trưng bởi acid uric tăng cao trong máu, gây cơn gút cấp

 

   Khi cơn gút cấp bùng phát, người bệnh sẽ cảm thấy khớp bị sưng to, bỏng rát, đau đớn khoảng 5-7 ngày. Nếu acid uric trong máu tiếp tục tăng cao kéo dài, cơn gút cấp sẽ tái phát với tần suất ngày càng dày hơn, đau dữ dội hơn, nguy cơ gặp các biến chứng trên khớp và thận cũng tăng lên.

   Như vậy, mấu chốt của bệnh gút là do nồng độ acid uric máu tăng cao. Trong khi đó, nguyên nhân chủ yếu làm tăng acid uric và gây cơn gút cấp là do chế độ ăn uống không khoa học. Người nào ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm chứa nhân purin hay đồ uống làm giảm đào thải acid uric như rượu bia... đều có nguy cơ cao phải đối mặt với cơn đau cấp. Vậy đối với mì tôm thì sao? Người bệnh gút có ăn được mì tôm không?

Người bệnh gút có ăn được mì tôm không?

   Nói về chế độ ăn uống của bệnh nhân gút, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên hạn chế các loại thực phẩm có nhiều đạm, nhất là những thực phẩm có lượng purin trong đạm trên 150mg/100g. Nhân purin là nguyên liệu để cơ thể tổng hợp acid uric máu, càng nhiều purin, acid uric càng tăng cao. Điều này có nghĩa là, những món ăn có hàm lượng purin nhỏ hơn 150mg/100g thì người bệnh gút có thể ăn được.

 

Thực phẩm có hàm lượng purin dưới 150mg thì người bệnh gút có thể ăn được

Thực phẩm có hàm lượng purin dưới 150mg thì người bệnh gút có thể ăn được

 

   Như ta đã tìm hiểu ở phần đầu, mì tôm được làm chủ yếu từ bột lúa mì. Món ăn này cung cấp chất xơ, protein, natri, chất béo và một số loại khoáng chất khác tùy từng hãng. Trong đó, hàm lượng purin của bột lúa mì khoảng 51mg, còn lượng đạm trong một gói mì tôm giao động khoảng 4-6g. Vì vậy, người bệnh gút hoàn toàn có thể ăn loại thực phẩm này.

   Tuy nhiên, trong mì tôm không cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu, đồng thời có một lượng nhất định bột ngọt, chất màu tổng hợp. Do đó, nếu người bệnh gút ăn quá nhiều loại thực phẩm này, cơ thể có nguy cơ cao bị thiếu chất, gây suy nhược và nhiều tác hại khác đối với sức khỏe. Chính vì vậy, không chỉ riêng người bệnh gút mà những đối tượng khác chỉ nên sử dụng mì tôm trong trường hợp cần thiết, chưa chuẩn bị được món ăn khác.

 

Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh gút nên làm gì để tránh bị đau?

   Khi người bệnh gút kiêng khem hợp lý, hạn chế những thực phẩm giàu đạm chứa nhân purin, nguy cơ tái phát cơn gút cấp sẽ được giảm bớt.

   Tuy nhiên, mấu chốt của bệnh này là do cơ thể rối loạn chuyển hóa, gây tăng acid uric máu. Do đó, song song với việc thận trọng trong chế độ ăn uống, người bệnh gút cần áp dụng giải pháp giúp hạ acid uric trong máu để ngăn cơn gút cấp tái phát. Và giải pháp đó sẽ được Bs CKII Trần Quang Đạt, Khoa Đông Y, Đại học Y Hà Nội giải đáp ở video dưới đây:

 

Bs CKII Trần Quang Đạt, Khoa Đông Y, Đại học Y Hà Nội chia sẻ giải pháp giúp hạ acid uric trong máu hiệu quả

 

   Bs Trần Quang Đạt cho biết: “Bên cạnh chế độ ăn uống phù hợp, người bệnh gút nên sử dụng sản phẩm viên uống từ thảo dược thiên nhiên để giúp hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn, giảm đau, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát, đồng thời phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh này.”

   “Khi xem thành phần và nguồn gốc, tôi nhận thấy BoniGut + của Mỹ là một sản phẩm có nhiều ưu điểm vượt trội, các tác dụng đã được chứng minh trên lâm sàng nên tôi yên tâm khuyên bệnh nhân sử dụng.”

 

BoniGut + - Vị cứu tinh của người bệnh gút!

   BoniGut + được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là sản phẩm duy nhất trên thị trường có sự kết hợp của nhiều thảo dược quý giúp hạ acid uric máu theo cả 3 cơ chế vượt trội. Cụ thể là:

- Sự hiệp đồng tác dụng của các thảo dược quả anh đào đen, hạt cần tây và hạt nhãn giúp ức chế enzyme xanthine oxidase - enzyme tham gia vào quá trình hình thành acid uric, từ đó giúp ức chế cơ thể tổng hợp chất này.

- Tính kiềm của hạt cần tây giúp trung hòa acid uric trong máu, đồng thời giúp lợi tiểu, tăng cường đào thải acid uric qua đường niệu.

- Các thảo dược trạch tả, bách xù, ngưu bàng tử, hạt mã đề có tác dụng giúp lợi tiểu, tăng thải acid uric qua đường nước tiểu.

Bên cạnh đó, BoniGut + còn được bổ sung các thảo dược có tác dụng giúp chống viêm, giảm đau theo nhiều cơ chế khác nhau, giúp làm giảm nhanh tình trạng viêm, đau trong cơn gút cấp, cải thiện bệnh gút, bao gồm gừng, tầm ma, húng tây, bạc hà, kim sa.

 

Thành phần và công dụng của BoniGut +

Thành phần và công dụng của BoniGut +

 

  Nhờ công thức đột phá như trên, BoniGut + mang đến hiệu quả toàn diện cho người bệnh gút. Đặc biệt, hiệu quả và độ an toàn của BoniGut + được tối ưu hóa nhờ công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất hiện nay - công nghệ microfluidizer. Công nghệ này giúp loại bỏ nguồn ô nhiễm có hại, tăng sinh khả dụng lên tới 100%, giúp hiệu quả thu được là cao nhất.

   Mỗi ngày, bạn chỉ cần uống 4-6 viên BoniGut + chia 2 lần. Sản phẩm sẽ giúp:

- Giảm mức độ cơn đau khi có cơn gút cấp.

- Co nhỏ hạt tophi.

- Ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát.

- Người bệnh ăn uống thoải mái hơn, không phải kiêng khem quá hà khắc như trước nữa.

- Phòng ngừa hiệu quả các biến chứng của bệnh gút như sỏi thận, suy thận.

- Hạn chế được việc phải sử dụng thuốc tây, giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc.

 

Hiệu quả của BoniGut + đã được hàng vạn người kiểm chứng!

   Rất nhiều bệnh nhân đã đẩy lùi bệnh gút dễ dàng nhờ sử dụng BoniGut + của Mỹ. Chẳng hạn như trường hợp của bác Hoàng Xuân Quyền (75 tuổi, trú tại đội 4, thôn Quảng Yên, xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội).

 

 Bác Hoàng Xuân Quyền và sản phẩm BoniGut +

Bác Hoàng Xuân Quyền và sản phẩm BoniGut +

 

   Bác Quyền làm cán bộ xã nên thường xuyên phải đi giao lưu tiệc rượu nhiều. Ban đầu, bác cảm thấy đi lại hơi đau, đêm ngủ thì chân tê rần nhưng bác chủ quan, không để ý. Thời gian sau, chân bác bỗng nhiên sưng đỏ lên, đau khủng khiếp, làm bác không đi lại được. Bác đi khám thì acid uric máu đã lên tới 593 µmol/l. Khi uống thuốc tây thì bác đỡ nhưng lại bị đau bụng, tiêu chảy. Thi thoảng cơn gút cấp cũng tái lại dù bác đã kiêng khem nghiêm ngặt rồi.

   Nhờ BoniGut + của Mỹ mà giờ bác Quyền đã hết khổ vì bệnh gút. Lúc đầu đau cấp, bác uống 6 viên một ngày, sau 2 ngày hết đau, bác giảm xuống liều 4 viên chia 2 lần. Sau khoảng 3 tháng, chỉ số acid uric máu chỉ còn 405 µmol/l, bác cũng không thấy cơn đau nào xuất hiện. Duy trì đều đặn BoniGut + mà bác không gặp tác dụng phụ nào, bác cũng ăn uống thoải mái hơn mà không hề bị đau lại.

Hay chú Nguyễn Văn Đạt (58 tuổi, ở ấp 7b2, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang).

 

Chú Nguyễn Văn Đạt

Chú Nguyễn Văn Đạt (58 tuổi)

 

   Chú Đạt bị bệnh gút đã được 14 năm. Hồi đầu, vài ba tháng chú mới bị đau gút cấp một lần nhưng đến khoảng 2 năm nay, tháng nào cũng đều đặn đau 3 lần, mỗi lần kéo dài 7-8 ngày. Về sau, ngón chân cái của chú còn xuất hiện nhiều hạt tophi, khiến chú đi lại khó khăn. Đến đầu năm 2021, chú còn phát hiện thêm bệnh suy thận độ 2, chỉ số creatinin lên đến 135, còn axit uric đã là 550 µmol/l.

   Nhờ BoniGut + của Mỹ, sức khỏe chú Đạt đã ổn định. Sau 2 tháng dùng BoniGut + đều đặn cùng với thuốc điều trị suy thận, chú đi kiểm tra thì axit uric đã về được ngưỡng dưới 400µmol/l rồi, bác sĩ cũng nói chỉ số creatinin đã giảm hơn. Tính đến giờ, chú Đạt đã dùng BoniGut +  khoảng 1 năm, không bị lên cơn gút cấp nào, các hạt tophi cũ cũng nhỏ đi nhiều và chẳng có hạt nào mọc thêm. Từ ngày dùng BoniGut +, chú ăn uống thoải mái hơn, đôi khi uống chén rượu, ăn miếng gan, miếng lòng cũng không sao cả.

   Qua bài viết, hy vọng các bạn đã biết người bệnh gút có ăn được mì tôm không. Để có thể ăn uống thoải mái hơn mà vẫn không bị đau cấp, sử dụng BoniGut + của Mỹ là giải pháp tối ưu nhất dành cho bạn. Chúc các bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc