Mục lục [Ẩn]
Những năm gần đây, thói quen sử dụng rượu bia tại Việt Nam vẫn rất phổ biến mặc cho những nỗ lực tuyên truyền của ngành y tế về tác hại của rượu bia, cùng với đó tình trạng ngộ độc rượu cũng gia tăng. Thế nhưng đa số người dân mới chỉ biết hoặc nghe nói đến chứ chưa nắm bắt rõ ràng được những vấn đề như: ngộ độc rượu có nguy hiểm không, dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh ngộ độc rượu là gi? Nếu bạn đọc cũng có quan tâm tương tự thì đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong bài viết sau nhé.
Ngộ độc rượu có nguy hiểm không?
Tại sao bị ngộ độc rượu?
Ngộ độc là cách gọi chung của tình trạng cơ thể và hệ tiêu hóa phản ứng lại khi ăn uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc, thức ăn bị biến chất, ôi thiu hoặc chứa chất gây độc. Ngộ độc rượu cũng không ngoại lệ, đây là tình trạng do chất cồn (ethanol, methanol) có trong rượu gây ra.
Khi uống rượu bia, ethanol trong rượu bia sẽ được chuyển hóa tại gan thành acetaldehyde. Sau đó dưới sự xúc tác của enzyme ALDH2 và glutathione, acetaldehyde sẽ dần dần được chuyển hóa thành chất không độc acid acetic (giấm ăn).
Nồng độ cồn và acetaldehyde tăng cao trong máu sẽ gây ức chế thần kinh trung ương, gây độc hại cho gan thận, tạo ra những triệu chứng say xỉn như: chếnh choáng, nói líu lưỡi, phối hợp vận động kém, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…
Gan chỉ xử lý được cồn và acetaldehyde với một tốc độ và hàm lượng nhất định. Bởi vậy việc uống rượu bia quá nhanh và quá nhiều sẽ khiến gan bị quá tải dẫn đến ethanol và acetaldehyde tích tụ, gây độc và ức chế cơ thể nặng nề hơn, xuất hiện những phản ứng nghiêm trọng, thậm chí có thể bị hôn mê và tử vong nếu không biết cách xử trí kịp thời. Tình trạng đó được gọi là ngộ độc rượu. Một người có thể xem là bị ngộ độc rượu khi kiểm tra cho thấy nồng độ cồn trong máu từ 80mg/100ml trở lên.
Một số loại rượu chứa methanol gây ngộ độc rất nguy hiểm
Ngoài ethanol, trong một số loại rượu pha chế, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng còn tồn tại chất methanol. Khi vào cơ thể methanol được chuyển hóa tại gan bởi men alcohol dehydrogenase tạo thành formaldehyde – chất độc mạnh gấp nhiều lần acetaldehyde. Vì thế chỉ cần với một lượng nhỏ methanol lẫn trong rượu đã có thể khiến người uống gặp tình trạng ngộ độc.
Ngộ độc rượu có nguy hiểm không?
Ngộ độc rượu cũng như bất kỳ một loại ngộ độc nào khác đều rất nguy hiểm đối với sức khỏe thậm chí là đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Giống như say rượu, ngộ độc rượu có những biểu hiện đi từ nhẹ đến nặng, nếu biết ngừng lại và xử trí phù hợp khi còn nhẹ sẽ giúp bạn khỏi gặp phải những hậu quả đáng tiếc.
Triệu chứng nhận biết ngộ độc rượu
- Hạ thân nhiệt, sờ người thấy lạnh
- Nói ngọng, tê yếu chân tay hoặc tê một bên mặt
- Ho, khó thở, giọng khò khè
- Thở yếu, mạch đập và nhịp thở chậm
- Da xanh xao hoặc tím tái, mặt mũi tay chân nhợt nhạt
- Nôn nhiều, đau bụng, chướng bụng
- Hoa mắt, chóng mặt, không thể nhìn rõ xung quanh
- Co giật, sùi bọt mép
- Đại, tiểu tiện không tự chủ
- Mê man, bất tỉnh, không phản ứng khi có người gọi
Triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, không nhìn rõ xung quanh
Ngộ độc rượu ethanol thường xuất phát từ triệu chứng nhẹ như mất kiểm soát, kích thích, hung hăng đến các triệu chứng chuyển nặng như khó thở, hôn mê, hạ thân nhiệt, tụt huyết áp. Hầu hết các trường hợp ngộ độc rượu ethanol thường chuyển biến nặng thường sau 3 - 4 giờ kể từ khi có các dấu hiệu ngộ độc nhẹ.
Đối với trường hợp ngộ độc methanol do uống rượu pha chế, rượu không đảm bảo chất lượng thì các triệu chứng sẽ mạnh và nguy hiểm hơn nhiều như: thở nhanh, ngừng thở, giãn đồng tử, mạch nhanh, co giật, sùi bọt mép.
Biến chứng nghiêm trọng của ngộ độc rượu
Nguy hiểm nhất khi bị ngộ độc rượu cần kể đến phải là một số biến chứng như sau:
- Khi nồng độ rượu và sản phẩm chuyển hóa của nó trong máu cao sẽ gây độc và ức chế mạnh thần kinh trung ương dẫn đến rối loạn dây thần kinh thực vật, khiến bệnh nhân dễ bị nghẹt thở, ngưng thở, rối loạn nhịp tim, tim đập không đều hoặc thậm chí mất mạch.
- Mất nước do nôn mửa, tăng đào thải qua thận và mồ hôi có thể khiến cơ thể thiếu nước trầm trọng.
- Đường huyết hạ thấp và đột ngột có thể gây ra co giật, sùi bọt mép.
- Ngộ độc rượu gây tổn thương không phục hồi ở não bộ, đặc biệt là với trường hợp bị hôn mê, đa số bệnh nhân sau khi khỏi thì khả năng hoạt động của não bộ cũng không thể quay lại trạng thái ban đầu.
- Hôn mê, ngừng hô hấp, mất mạch, nhiễm toan bất kỳ lúc nào cũng có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
Cách xử trí ngộ độc rượu
Khi nhận thấy bản thân hoặc người thân có những dấu hiệu của ngộ độc rượu thì bạn cần gọi ngay cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viện xử trí kịp thời. Trong quá trình chờ đợi, cần lưu ý thực hiện một số điều sau:
Gọi cấp cứu ngay nếu có dấu hiệu ngộ độc rượu
- Giữ bệnh nhân tỉnh táo nhất có thể cho đến khi có y tế cấp cứu.
- Không nên để người bệnh bất tỉnh một mình để giúp tránh tình trạng nôn mửa có thể gây nghẹt đường thở. Đặt bệnh nhân nằm đầu cao hoặc ngồi. Trường hợp nếu không thể ngồi thì nên đặt người bệnh nằm nghiêng để tránh ngạt thở khi nôn mửa.
- Hô hấp nhân tạo khi có dấu hiệu ngừng thở cho đến khi có hỗ trợ từ y tế chuyên nghiệp. Quan sát các diễn tiến của bệnh nhân để thông tin ngay khi có bác sĩ cấp cứu.
- Giữ người bệnh ở yên và giữ ấm cơ thể để tránh hạ thân nhiệt đột ngột
- Ghi nhớ về loại rượu hoặc lấy mẫu loại rượu bệnh nhân đã uống để cung cấp cho bệnh viện. Điều này sẽ giúp các bác sĩ có thể xác định đúng loại ngộ độc để có thể xử trí ngộ độc cấp cứu kịp thời.
Cách phòng tránh bị ngộ độc rượu
“Phòng còn hơn chống” – câu nói này vô cùng phù hợp với tình trạng ngộ độc rượu, bởi chỉ cần nghiêm túc thực hiện một số lưu ý khi uống rượu bia, bạn đã hoàn toàn có thể giảm thiểu được phần lớn nguy cơ bị ngộ độc rượu, tránh để “chuyện đã rồi” vì khi đó để xử trí được không hề đơn giản và hậu quả cũng sẽ nghiêm trọng hơn nhiều. Cụ thể:
- Tuyệt đối không uống các loại rượu pha chế cồn công nghiệp, rượu không rõ nguồn gốc, kém chất lượng để tránh bị ngộ độc methanol.
- Khi uống rượu thì uống từ tốn, uống vừa phải phù hợp với tửu lượng của bản thân. Tốt nhất là nếu thấy có cảm giác chếnh choáng, chóng mặt, buồn nôn thì bạn nên ngừng lại.
- Không uống rượu khi bụng còn đói hoặc cơ thể mệt mỏi.
Không uống rượu khi bụng đói hoặc cơ thể mệt mỏi
Ngoài ra, khi uống rượu bia bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thêm các giải pháp giải rượu, chống say, phòng ngừa ngộ độc rượu khác. Hiện trên thị trường có một giải pháp rất nổi bật giúp bạn thực hiện được điều này mà lại an toàn, hiệu quả cao đó là sản phẩm BoniAncol+ của Mỹ.
BoniAncol+ - bí quyết giải rượu an toàn, hiệu quả
Như chúng ta đã biết, bản chất hiện tượng say rượu, ngộ độc rượu xảy ra là do cơ thể chúng ta bị quá tải trong việc chuyển hóa rượu thành chất không độc hại. Nhắm đến việc ngăn chặn cơ chế này, thành phần của BoniAncol+ lấy chất N – acetylcystein làm chủ đạo.
N-Acetylcystein là chất xúc tác giúp rượu chuyển hóa trực tiếp thành chất không độc hại là acetic acid (giấm ăn), bỏ qua bước chuyển hóa thành acetaldehyde. Nhờ đó, nồng độ chất acetaldehyde được giảm thiểu tối đa. Vì thế, người dùng sẽ uống được nhiều rượu hơn, ít say xỉn hơn, đồng thời bảo vệ được gan, thận trước các tác hại của rượu, phòng ngừa ngộ độc rượu.
Ngoài ra, khi bổ sung thêm N-Acetylcystein cho cơ thể sẽ làm tăng nồng độ glutathione trong gan, từ đó giúp tăng cường chuyển hóa acetaldehyde thành chất không độc hại, làm quá trình giải rượu diễn ra nhanh hơn.
Bên cạnh đó trong thành phần của BoniAncol+ còn có chứa L- glutamine, chiết xuất rễ cây Kava, magie và vitamin B6:
- L- glutamine: Giúp kích thích tăng tiết serotonin trong não, tăng cường sự tỉnh táo, cải thiện chức năng não, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi về trạng thái bình thường.
- Chiết xuất rễ cây Kava: Giúp tăng cường sự tỉnh táo và tập trung, từ đó người uống rượu có thể làm chủ được bản thân, điều chỉnh được hành vi của mình.
- Magie và vitamin B6: Đây là 2 loại vi chất quan trọng cho cơ thể nói chung và não bộ nói riêng, việc bổ sung chúng giúp giảm nguy cơ đột quỵ cho người thường xuyên sử dụng rượu bia.
Sản phẩm BoniAncol+
BoniAncol+ được sản xuất tại nhà máy J&E International thuộc tập đoàn Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng hàng đầu thế giới. Dây chuyền sản xuất đều đạt tiêu chuẩn GMP theo FDA Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế thế giới WHO. Hơn nữa sản phẩm này còn được ứng dụng công nghệ bào chế Microfluidizer. Đây là công nghệ bào chế siêu nano, giúp các thành phần trong BoniAncol+ có kích thước siêu nhỏ (<70nm), đồng thời loại bỏ được các nguồn ô nhiễm, giúp sản phẩm có sinh khả dụng và độ ổn định cao, hạn sử dụng được kéo dài.
Để sản phẩm BoniAncol+ phát huy được hiệu quả nhất, bạn cần uống 2-4 viên trước bữa rượu từ 30 phút – 1 tiếng. Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, an toàn, không tác dụng phụ và đã được Bộ Y tế Việt Nam chứng nhận, cấp phép lưu hành đầy đủ. Bạn có thể tìm mua BoniAncol ở các hiệu thuốc tây lớn trên toàn quốc.
Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có đầy đủ thông tin để giải đáp cho mình những băn khoăn: “Ngộ độc rượu là gì, ngộ độc rượu có nguy hiểm không?”, đồng thời nắm bắt thêm những biện pháp xử trí và phòng tránh ngộ độc rượu cần thiết. Mọi thắc mắc khác nếu có, bạn vui lòng liên hệ hotline 18001044 (miễn cước) để được tư vấn chi tiết.
XEM THÊM: