Sáng ngày 4/10/2017, Bệnh viện y học cổ truyền TW đã tổ chức Hội đồng đánh giá và nghiệm thu đề tài: “Đánh giá tác dụng của nước súc miệng Boni-Smok trong việc hỗ trợ cai nghiện thuốc lá”, do BS CKII Trương Thị Xuân Hòa (phó Giám đốc bệnh viện) và ThS.BS Đào Hữu Minh đồng chủ nhiệm đề tài (Boni-Smok là sản phẩm do công ty Botania phân phối).
Hội đồng bao gồm 4 thành viên với sự có mặt của PGS.TS Vũ Nam (Giám đốc bệnh viện) – chủ tịch Hội đồng, 3 ủy viên phản biện bao gồm Ts. Bs Dương Trọng Nghĩa. TS.BS Nguyễn Thị Tâm Thuật, BS Trần Minh Hiếu. Ngoài ra còn có các bác sĩ, cán bộ nghiên cứu tham gia đề tài, các vị đại biểu khác cũng tới tham dự.
PGS.TS Vũ Nam – Giám đốc bệnh viện, Chủ tịch Hội đồng phát biểu
Mở đầu buổi nghiệm thu, PGS.TS Vũ Nam đánh giá rất cao đề tài này bởi tính nhân văn sâu sắc. Trong thuốc lá có hàng nghìn hóa chất trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khỏe, bao gồm chất gây nghiện, chất gây độc và 43 loại là nguyên nhân gây ung thư. Hút thuốc lá làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30-80% chủ yếu là các bệnh ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính, tim mạch…Thuốc lá không chỉ gây hại với người hút thuốc mà còn ảnh hưởng đến cả những người xung quanh. Tác hại của thuốc lá ai cũng biết nhưng để dứt bỏ nó là điều khó khăn, vì thế đề tài này được thực hiện cũng là mang tới cho người nghiện niềm hi vọng mới để bỏ hoàn toàn thuốc lá.
Tại hội đồng, TS.BS Trần Thái Hà – Thư kí đề tài đại diện cho nhóm thực hiện đã báo cáo tóm tắt quá trình nghiên cứu và kết quả đạt được.
TS.BS Trần Thái Hà, thư kí đề tài báo cáo
Nước súc miệng Boni-Smok của công ty Botania bao gồm các vị thuốc dân gian là kim ngân hoa, cúc hoa, bồ công anh, acid citric, natri sulfat, tinh dầu quế. Khi bệnh nhân thèm thuốc thì súc miệng bằng Boni-Smok với liều lượng khoảng 20ml trong vòng 30 giây. Súc xong nhổ ra và hút thuốc luôn. Các thành phần trong nước súc miệng Boni-Smok sẽ kết hợp với nicotin trong khói thuốc tạo vị đắng và mùi khó chịu, làm thay đổi mùi vị khói thuốc. Bệnh nhân sẽ thấy thuốc lá không còn vị ngon và mùi thơm nữa, làm cho họ chán khói thuốc, không muốn hút vì vậy mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ cai nghiện thuốc lá.
Các bệnh nhân tham gia thử nghiệm được chẩn đoán nghiện thuốc lá theo tiêu chuẩn DSM – IV của tổ chức y tê thế giới, có thời gian nghiện thuốc lá ít nhất 06 tháng trở lên.
Cũng theo báo cáo, khi bệnh nhân sử dụng Boni-Smok sau 7 ngày những triệu chứng như thèm thuốc, cáu gắt, lo lắng, căng thẳng đều cải thiện rất tốt. Đồng thời khi đo nồng độ khí CO trong máu đã thấy giảm rõ rệt (nồng độ khí CO đánh giá cấp độ nghiện thuốc lá do máy Smokerlyzer phân loại). Đặc biệt số lượng điếu thuốc đã giảm đáng kể, lượng bệnh nhân bỏ thuốc lá hoàn toàn và giảm trên 50% số điếu thuốc chiếm tới 72.7%.
Biểu đồ triệu chứng của người nghiện thuốc lá ban đầu và sau 7 ngày sử dụng Boni-Smok
Báo cáo kết luận: Hiệu quả hỗ trợ cai nghiện thuốc lá theo tiêu chuẩn DMS – IV của nước súc miệng Boni-Smok đạt tỷ lệ 72.7% , không ghi nhận bất kỳ tác dụng không mong muốn nào trên người bệnh.
Hội đồng nghiệm thu đã thảo luận đánh giá: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành công phu, kỹ lưỡng, có trách nhiệm vì vậy đã đạt được kết quả nghiên cứu đem lại hiệu quả rõ rệt. Đồng thời đề nghị: Bỏ thuốc lá bằng nước súc miệng Boni-Smok đạt kết quả tốt, kỹ thuật đơn giản có thể phổ biến chuyển giao cho tuyến dưới hỗ trợ cai nghiện thuốc lá tại cộng đồng.
Trên cơ sở kết quả của đề tài, Hội đồng nhất trí đánh giá nghiệm thu đạt loại xuất sắc.
Hội đồng nghiệm thu và Đại diện nhãn hàng Boni-Smok
BSCKII Trương Thị Xuân Hòa – chủ nhiệm đề tài và ThS.BS Nguyễn Khắc Hoàng
đại diện nhãn hàng Boni-Smok của công ty Botania
Trước đó từ năm 2016, nhóm nghiên cứu của bệnh viện y học cổ truyền TW do PGS.TS Vũ Nam đứng đầu cũng đã có những công trình nghiên cứu cai nghiện thuốc lá bằng Đông y với những vị thuốc như gừng, bạc hà, cam thảo đạt được hiệu quả rất khả quan, tỉ lệ tốt và khá trên 45%.
Kết thúc buổi nghiệm thu, PGS.TS Vũ Nam kết luận: Đề tài hỗ trợ cai nghiện thuốc lá bằng Boni-Smok do công ty Botania phân phối cùng với những đề tài khác tại bệnh viện, một lần nữa khẳng định việc sử dụng thảo dược, thuốc Đông y để hỗ trợ điều trị cai nghiện thuốc lá không những hiệu quả mà còn an toàn, không tác dụng phụ, nên được triển khai rộng rãi hơn nữa.
Mời các bạn xem thêm: