Mục lục [Ẩn]
Tình trạng khó đi tiểu hay tiểu khó là triệu chứng thường gặp và gây không ít phiền toái trong cuộc sống hàng ngày của các quý ông. Nó vừa gây khó chịu, bất tiện, tốn thời gian và ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy nam giới khi bị khó đi tiểu phải làm sao? Giải pháp nào khắc phục hiệu quả? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Nam giới bị khó đi tiểu phải làm sao?
Khó đi tiểu là tình trạng như thế nào?
Tiểu khó là tình trạng khi đi tiểu phải rặn mạnh, rặn lâu mới ra được nước tiểu. Người bệnh thường phải đi vệ sinh rất lâu, có cảm giác khó chịu khi đi tiểu. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác đi kèm như:
- Tiểu không hết: Người bệnh vừa đi tiểu xong nhưng không có cảm giác nhẹ bụng, vùng bụng dưới vẫn nặng và đau tức.
- Tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm, thường xuyên muốn đi tiểu.
- Dòng tiểu yếu, nhỏ, nước tiểu rớt xuống chân.
Nguyên nhân gây ra tình trạng khó đi tiểu
Theo các chuyên gia, bình thường bàng quang, cổ bàng quang, ống niệu đạo và lỗ tiểu sẽ hoạt động nhịp nhàng giúp bài xuất nước tiểu ra khỏi cơ thể. Khi một trong các cơ quan này có vấn đề bất thường sẽ khiến quá trình bài xuất nước tiểu gặp trục trặc và dẫn tới tình trạng khó đi tiểu. Cụ thể:
- Bàng quang co bóp không tốt: Thường gặp ở bệnh nhân bị chấn thương cột sống, liệt bàng quang, tai biến mạch máu não, bệnh tiểu đường…
- Cổ bàng quang không giãn nở tốt: Do hẹp cổ bàng quang hoặc chai xơ cổ bàng quang.
-Tắc nghẽn niệu đạo: Do có sỏi niệu đạo hoặc hẹp niệu đạo.
Trong đó, nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khó đi tiểu ở nam giới phải kể đến tình trạng hẹp cổ bàng quang do phì đại tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt nằm ở đáy bàng quang. Khi dòng nước tiểu chảy ra ngoài sẽ đi qua tuyến này. Việc gia tăng kích thước tuyến tiền liệt sẽ gây cản trở dòng nước tiểu dẫn đến tình trạng khó đi tiểu ở nam giới.
Phì đại tuyến tiền liệt là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khó đi tiểu
Phì đại tuyến tiền liệt được coi là bệnh lành tính nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu bạn chần chừ, tình trạng bệnh kéo dài, không chỉ gặp tình trạng khó đi tiểu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà người bệnh còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Vậy khó đi tiểu do phì đại tuyến tiền liệt nguy hiểm như thế nào?
Người bệnh phì đại tuyến tiền liệt sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như sau:
Bí tiểu hoàn toàn
Tuyến tiền liệt quá lớn sẽ gây chèn ép, bít tắc hoàn toàn niệu đạo, khiến người bệnh không đi tiểu được. Nước tiểu bị giữ lại trong bàng quang gây đau đớn, căng tức. Trường hợp này, bệnh nhân cần được đưa tới bệnh viện ngay lập tức để bác sĩ thông tiểu.
Sỏi bàng quang
Nước tiểu ứ đọng lâu ngày do không được tiểu hết dẫn đến lắng đọng canxi gây ra sỏi bàng quang. Sỏi gây tổn thương bàng quang và viêm nhiễm, khiến người bệnh đau đớn và dễ bị nhiễm trùng.
Biến chứng sỏi bàng quang ở bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt
Nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt
Nước tiểu bị ứ đọng lâu ngày, không được thải ra hết sẽ gây hiện tượng nhiễm khuẩn hệ thống tiết niệu, viêm đường tiết niệu. Lúc này khi đi tiểu người bệnh sẽ có cảm giác đau, buốt và rát.
Suy thận
Khi bị phì đại tiền liệt tuyến, áp lực nước tiểu trong bàng quang tăng lên, nước tiểu sẽ theo đường niệu quản trào ngược và tác động lên thận làm giãn đài bể thận, gây thận ứ nước, viêm thận. Tình trạng này diễn biến kéo dài sẽ dẫn tới suy thận.
Biến chứng suy thận ở bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt
Vì vậy, khi gặp tình trạng khó đi tiểu do phì đại tuyến tiền liệt, người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt.
Phì đại tuyến tiền liệt gây khó đi tiểu phải làm sao?
Theo các nhà nghiên cứu, cơ chế chính gây ra bệnh phì đại tuyến tiền liệt là cơ thể nam giới tăng tiết enzym 5 – alpha reductase xúc tác cho phản ứng chuyển hóa testosterone thành dihydrotestosterone (DHT), DHT sinh ra sẽ kích thích tế bào tuyến tiền liệt phát triển, tăng tốc độ nhân đôi từ đó gây ra phì đại chèn ép vào bàng quang gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, trong đó có tình trạng khó đi tiểu.
Do đó, ức chế hình thành DHT, co nhỏ kích thước tuyến tiền liệt chính là chìa khóa giúp giảm nhanh triệu chứng khó đi tiểu cũng như kiểm soát bệnh phì đại tuyến tiền liệt, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Ức chế hình thành hormone DHT giúp giảm tiểu khó, kiểm soát phì đại tuyến tiền liệt
Để có thể ức chế sự hình thành hormone DHT, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và chứng minh được nhiều loại thảo dược có tác dụng này, trong đó không thể bỏ qua sự kết hợp hoàn hảo của bộ đôi quả cọ lùn và vỏ cây anh đào châu Phi.
Quả cọ lùn và vỏ cây anh đào châu Phi - Bộ đôi khắc tinh của bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Chiết xuất từ quả cọ lùn chứa phytosterols có tác dụng giúp ức chế enzym 5-alpha reductase, co nhỏ kích thước thước tuyến tiền liệt, làm giảm những triệu chứng rối loạn tiểu tiện khó chịu do phì đại tuyến tiền liệt gây ra, trong đó có tình trạng khó đi tiểu.
Ngoài ra, cây cọ lùn còn giúp làm giãn cơ trơn tuyến tiền liệt và cổ bàng quang, do đó giúp giảm bớt tình trạng tắc nghẽn niệu đạo, giúp triệu chứng khó đi tiểu nhanh chóng được đẩy lùi.
Vỏ cây anh đào châu Phi
Tương tự như quả cọ lùn, chiết xuất của cây cọ lùn cũng có tác dụng giúp ức chế enzym 5- alpha reductase, co nhỏ kích thước tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn chứng minh được rằng, vỏ cây anh đào châu Phi còn có tác dụng giúp làm tăng số lượng và khả năng hoạt động của tinh trùng, làm tăng cảm giác và khả năng tình dục cho nam giới.
Bộ đôi thảo dược giúp đẩy lui bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Nhận thấy tác dụng tuyệt vời của hai loại thảo dược trên, các nhà khoa học Canada đã ứng dụng công nghệ bào chế siêu nano kết hợp chúng cùng nhiều thảo dược khác tạo ra viên uống BoniMen dành cho bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt.
BoniMen - Món quà thiên nhiên dành cho bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt
BoniMen là sự kết hợp đột phá các loại thảo dược thiên nhiên với các vi chất thiết yếu giúp khắc phục mọi khía cạnh của bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Cụ thể, công thức thành phần của BoniMen bao gồm:
- Cây cọ lùn, vỏ anh đào Châu Phi, hạt bí đỏ: Nhóm thảo dược này có tác dụng ức chế sản sinh DHT - Nguyên nhân gây phì đại tuyến tiền liệt, làm co nhỏ kích thước tuyến tiền liệt đồng thời cây cọ lùn và hạt bí đỏ còn làm giãn cơ trơn thành mạch tuyến tiền liệt và cổ bàng quang, cải thiện nhanh triệu chứng khó đi tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu không hết…
- Cây tầm ma, bồ công anh, Uva Ursi, Cranberry, lá Buchu: Những thảo dược này có tính kháng khuẩn mạnh, cộng với tác dụng lợi tiểu, tăng đào thải vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu. Nhờ đó BoniMen giúp giảm và phòng ngừa biến chứng viêm đường tiết niệu.
- Các vitamin và nguyên tố vi lượng gồm có: Zn, Cu, Se, vitamin E, vitamin B6, Lycopen trong chiết xuất cà chua, giúp tăng cường chức năng và bảo vệ tuyến tiền liệt, tăng cường sức khỏe cho nam giới.
Công thức thành phần toàn diện của BoniMen
Với việc sử dụng 4-6 viên chia 2-3 lần mỗi ngày, BoniMen giúp:
- Giảm các triệu chứng bệnh phì đại tuyến tiền liệt như khó đi tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu yếu, tiểu ngập ngừng… sau 2-3 tuần sử dụng.
- Co nhỏ kích thước tuyến tiền liệt sau khoảng 3 tháng sử dụng.
BoniMen có thật sự hiệu quả không?
Nhờ BoniMen, hàng vạn nam giới không còn khổ sở vì tiểu khó, tiểu đêm, tiểu nhiều lần… do bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Dưới đây là một số lời chia sẻ của họ:
Bác Quách Hào, 78 tuổi ở k58/23 Ông Ích Khiêm, phường Thanh Bình, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
Bác Quách Hào (78 tuổi)
Bác Hào chia sẻ: “BoniMen hiệu quả lắm nhé! Nhờ có BoniMen mà bác không còn phải khổ sở vì bệnh phì đại tuyến tiền liệt nữa. Ngày trước bác đi tiểu khó khăn lắm, mỗi lần đi tiểu phải đứng rặn một lúc mới ra mà dòng tiểu yếu có khi bác đi tiểu mà ướt cả ra chân. Đêm nào cũng lục đục dậy đi tiểu 3,4 lần. Thế mà chỉ sau 3 tháng dùng BoniMen, bác đi tiểu hoàn toàn bình thường, dòng tiểu to, thông thoáng. Tiểu đêm cũng không còn nữa, cả đêm bác ngủ ngon. Hay nhất là kích thước tuyến tiền liệt từ 50 gam giảm về còn có 30 gam thôi đó”.
Bác Triệu Phi Phượng, 76 tuổi, ở số 20 ngõ 139, Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội
Bác Triệu Phi Phượng, 76 tuổi
Bác Phượng nhớ lại: “Bác phát hiện bị phì đại tuyến tiền liệt từ mấy năm trước, lúc đó kích thước tuyến đã là 43 gam. Ban ngày cứ 1 tiếng là bác phải đi tiểu, đêm thì khoảng 3 - 4 lần. Lúc đầu chỉ tiểu nhiều lần, về sau mỗi lần đi tiểu, bác còn bị khó đi tiểu, tiểu buốt, đứng rặn mãi được vài giọt thì bị ngắt, xong rồi lại rặn thì được vài giọt nữa. May mắn biết đến BoniMen của Canada, bác mới không còn mệt mỏi vì căn bệnh này nữa. Sau khi bác dùng khoảng 3 - 4 lọ thì các triệu chứng khó chịu đã giảm rõ, bác đi tiểu dễ dàng hơn, không phải rặn như trước nữa, số lần đi tiểu của bác cũng dần trở về bình thường, ban đêm bác được ngủ ngon nên khỏe người lắm. Sau khi dùng được 10 lọ, bác đi tái khám, kích thước tuyến tiền liệt chỉ còn 26 gam thôi!”
Hi vọng thông qua bài viết trên, bạn đọc đã tìm được lời giải đáp cho những băn khoăn “Khó đi tiểu phải làm sao”, “nguyên nhân và cách khắc phục chứng tiểu khó là gì?” và đồng thời có thêm những kiến thức bổ ích về chứng tiểu khó do phì đại tuyến tiền liệt gây ra. Nếu còn băn khoăn thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ hotline miễn cước 18001044 để được tư vấn cụ thể nhé!
XEM THÊM:
- Tác dụng phụ của thuốc phì đại tuyến tiền liệt là gì?
- Người bệnh phì đại tuyến tiền liệt có nên quan hệ tình dục không?