Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Thực hư mẹo cải thiện chứng đái rắt từ lá tiết dê

Thứ tư, 16-11-2016 10:03 AM

Mục lục [Ẩn]

   Đái rắt thường đi kèm với đái buốt làm cho người bệnh có cảm giác khó chịu và mệt mỏi. Theo kinh nghiệm dân gian, lá tiết dê là một vị thuốc có khả năng cải thiện những trường hợp như nóng trong, bí tiểu, nước tiểu vàng, đái rắt, đái buốt… Thực hư các mẹo cải thiện chứng đái rắt từ lá tiết dê này ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

 

Đái rắt là gì?

Bình thường, ở hầu hết mọi người, bàng quang có thể dự trữ nước tiểu cho đến khi thuận tiện đi vệ sinh, thường là từ 4 đến 8 lần đi tiểu/ngày.

Nếu như người bệnh thường xuyên phải đi tiểu, số lần tiểu một ngày vượt quá con số trên, thậm chí phải thức dậy ban đêm để đi vệ sinh. Tiểu nhiều như vậy, người ta gọi là chứng tiểu rắt hay đái rắt.

Đái rắt là một triệu chứng có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý khác nhau. Chứng đái rắt có thể gặp ở nhiều người với nhiều nguyên nhân khác nhau.

 

Chứng đái rắt

Chứng đái rắt

 

Nguyên nhân gây ra tình trạng đái rắt

Đái rắt có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề khác nhau, trong đó các nguyên nhân chủ yếu là do các yếu tố chủ quan từ thói quen sinh hoạt của người bệnh và ảnh hưởng của các bệnh lý có liên quan.

 

Đái rắt do thói quen sinh hoạt

  • Sử dụng thực phẩm, đồ uống lợi tiểu như cà phê, trà…
  • Thường xuyên stress hoặc căng thẳng thần kinh
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Thuốc giãn cơ, thuốc điều trị tăng huyết áp và phù do thận.
  • Tập thể dục, chơi thể thao, đạp xe quá độ ảnh hưởng đến các cơ quan trong hệ bài tiết.
  • Quan hệ tình dục thô bạo, sự va chạm của dương vật và âm đạo với các vật thể khác gây tổn thương tức thời.
  • Mang thai, nhất là những tháng cuối thai kỳ: Do vị trí của bàng quang nằm sát với tử cung nên khi phụ nữ mang thai, thai nhi phát triển trong tử cung sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến bàng quang và niệu đạo.

 

Đái rắt do yếu tố bệnh lý.

Trên thực tế, nhiều trường hợp, đái rắt có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:

  • Bệnh lý liên quan đến suy giảm chức năng thận: Thận yếu, suy thận, viêm đường tiết niệu, thận ứ nước…
  • Bệnh lý liên quan đến trực tràng như: nhiễm giun kim, viêm trực tràng, ung thư trực tràng… Do trung tâm điều chỉnh hoạt động của bàng quang và trực tràng ở cạnh nhau trong tủy sống.
  • Bệnh lý ở bộ phận sinh dục nữ như: U xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, viêm phần phụ sinh dục… gây đái rắt do bộ phận sinh dục nữ nằm sát với bàng quang.
  • Bệnh lý ở tuyến tiền liệt như viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt.
  • Bệnh lý ở đường tiết niệu, sinh dục

 

Theo các chuyên gia y tế, trong các nguyên nhân bệnh lý, các bệnh lý ở đường tiết niệu, sinh dục là nguyên nhân hàng đầu gây ra đái rắt, đái buốt. Các bệnh lý có thể kể đến như:

Viêm niệu đạo

Niệu đạo là một ống dài, nối bàng quang ra lỗ tiểu với mục đích dẫn nước tiểu ra ngoài. Khi niệu đạo bị viêm nhiễm và tổn thương, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như: tiểu buốt, tiểu rắt, có chất dịch từ niệu đạo, mẩn đỏ xung quanh phần đầu của niệu đạo…

 

Viêm bàng quang 

Viêm bàng quang là căn bệnh do vi khuẩn E.coli tấn công vào cơ thể, cũng có thể là do căng thẳng, mệt mỏi và stress kéo dài… Bệnh có khả năng lây nhiễm sang các cơ quan khác như thận, tử cung, buồng trứng gây ảnh hưởng đến chức năng của chúng, gia tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn. Các biểu hiện thường gặp của bệnh lý này là:

+ Tiểu buốt

+ Tiểu rắt

+ Nước tiểu có màu hơi đục…

 

Bệnh lý tuyến tiền liệt

Đái rắt cũng có thể là triệu chứng của các bệnh thường gặp ở nam giới như viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt.

Lúc này, người bệnh sẽ có các triệu chứng: tiểu rắt, bí tiểu, tiểu buốt và rát, đau vùng bụng dưới, đau nhức dương vật khi cương cứng, xuất tinh sớm…

 

Viêm phụ khoa

Tình trạng tiểu rắt cũng rất có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh phụ khoa nguy hiểm như viêm tử cung, ung thư tử cung….

Viêm phụ khoa thường có các triệu chứng sau: Tiểu rắt, tiểu buốt; ra nhiều khí hư; có mùi hôi khó chịu; đau khi quan hệ…

 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là căn bệnh có thể gây ảnh hưởng và làm suy yếu chức năng của gan thận, tổn thương đến buồng trứng của nữ giới và tuyến tiền liệt ở nam giới gây vô sinh hiếm muộn.

 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường có một số triệu chứng:

+ Tiểu rắt

+ Đau bụng dưới

+ Tiểu buốt ra máu

+ Nước tiểu đục có mủ…

 

Bệnh lậu

Lậu là căn bệnh nguy hiểm lây lan qua đường tình dục không an toàn, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của người bệnh.

Bệnh lậu thường có các triệu chứng sau: Tiểu rắt, tiểu ra mủ, có cảm giác bỏng rát và đau khi đi tiểu; đau vùng bụng dưới; cơ thể mệt mỏi; sốt cao; chảy máu khi quan hệ; sưng tấy đỏ và ngứa ngáy bộ phận sinh dục…

 

Biểu hiện của chứng đái rắt

Đái rắt có một số triệu chứng đặc trưng sau:

  • Số lần tiểu trong ngày nhiều hơn bình thường. Thông thường, người bệnh đi tiểu trên 7 lần vào ban ngày và đi tiểu hơn 2 lần vào ban đêm. Cá biệt, trường hợp nặng thì cứ 15-20 phút lại có cảm giác đái buốt, mót tiểu nhưng mỗi lần chỉ đi rất ít nước tiểu.
  • Có cảm giác buồn tiểu đột ngột, rất khó trì hoãn, nếu không đi tiểu kịp có thể tiểu són ra quần.
  • Đái rắt thường đi kèm chứng đái buốt với cảm giác đau rát khi tiểu tiện, bụng dưới có cảm giác đau, bàng quang căng tức, đau vùng lưng hông. Có trường hợp nước tiểu có máu, đục hoặc có bọt, màu hồng hoặc có cục máu đông.
  • Người bệnh có thể bị sốt, nôn mửa, ớn lạnh, mệt mỏi, sút cân…

 

Mẹo cải thiện chứng đái rắt bằng các bài thuốc dân gian từ lá tiết dê

 

Lá tiết dê cải thiện chứng đái rắt

Lá tiết dê cải thiện chứng đái rắt

 

Đặc điểm của cây tiết dê

Cây Tiết dê (Cissampelos pareira L.) có tên khác là dây mối trơn, hồ đằng, khau y tom (tên gọi của người Tày), thuộc họ tiết dê (Menispermaceae).

Cây Tiết dê là một dây leo bằng thân quấn có lá mọc so le, có cuống dài, hình tim, mặt dưới có lông mịn.

Hoa của cây tiết dê mọc ở kẽ lá bao gồm hoa đực và hoa cái riêng với cụm hoa đực mọc thành ngù, có cuống. Hoa cái là xim phân đôi, không cuống. Quả hạch, hình cầu dẹt, khi chín có màu đỏ. Cây mọc hoang ở cả vùng đồng bằng và miền núi.

 

Tác dụng của lá tiết dê

Theo kinh nghiệm dân gian, lá tiết dê được coi như một vị thuốc “mát” có tác dụng hỗ trợ chữa những trường hợp “nóng” như sốt, tiểu tiện khó khăn, nước tiểu vàng, đái buốt, đái rắt, đái ra máu, nóng ruột, sôi bụng, táo bón, kiết lỵ… vì vậy mà lá tiết dê thường được sử dụng nhằm mục đích:

  • Mát gan, giúp lợi tiểu
  • Cải thiện chứng tiểu tiện khó khăn, đái rắt, đái buốt, đái ra máu
  • Tăng cường tiêu hóa, cải thiện chứng chậm tiêu
  • Cải thiện chứng sỏi thận, sỏi mật
  • Cải thiện chứng đau mắt đỏ

 

Các mẹo cải thiện chứng đái rắt từ lá tiết dê

Dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc, nhiều mẹo cải thiện chứng đái rắt, đái buốt bằng lá tiết dê:

  • Dùng lá tiết dê tươi:

+ Lấy chừng 50-100g lá tươi già, loại bỏ lá non, lá sâu, rửa sạch (cần nhẹ tay, tránh làm rách lá). Để ráo nước, rồi cho vào chậu sạch, đổ một lít nước đun sôi để nguội.

+ Vò mạnh cho nát lá chừng 15-20 phút. Lọc nhanh bằng vải màn, tốt nhất là bằng rây. Hớt hết bọt nổi ở trên, rồi để yên cho đông đặc. Thời gian đông đặc khoảng 4-6 giờ.

+ Thạch lá tiết dê có màu xanh lá cây, thơm ngon, lạ miệng và rất mát.

  • Dùng lá khô: Lấy 30g lá khô đun với 1 lít nước để uống trong ngày.

 

Thực hư hiệu quả các mẹo cải thiện chứng đái rắt bằng lá tiết dê

Các bài thuốc, các mẹo cải thiện chứng đái rắt, đái buốt từ lá tiết dê đã được lưu truyền trong dân gian từ hàng ngàn đời nay và đã giải quyết được phần nào tình trạng đái rắt của khá nhiều người. Tuy nhiên, các bài thuốc dân gian này chỉ phát huy được hiệu quả khi:

 

  • Các vị dược liệu được sơ chế đúng cách
  • Liều lượng các vị dược liệu trong bài thuốc được gia giảm phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân
  • Dùng đúng liều lượng, không được lạm dụng quá nhiều.
  • Bệnh ở mức độ nhẹ

 

Ngoài ra, các bài thuốc dân gian này chỉ giải quyết triệu chứng đái rắt mà không tấn công chính xác vào nguyên nhân gây đái rắt ở các đối tượng khác nhau. Vì vậy đôi khi người bệnh hết đái rắt nhưng lại rất dễ tái lại mà vẫn chưa biết nguyên do tại sao.

 

Giải pháp cải thiện chứng đái rắt, đái buốt?

Như đã phân tích ở trên, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đái rắt, đái buốt. Vì vậy, chỉ khi xác định được đúng nguyên nhân và dùng đúng phác đồ điều trị thì chứng đái rắt, đái buốt mới có thể được điều trị dứt điểm.

Điều trị chứng đái rắt, đái buốt nói chung

Nhiều trường hợp đái rắt, đái buốt được điều trị bằng cách sử dụng một số loại thuốc có thành phần từ thuốc chống trầm cảm hoặc ức chế thần kinh. Trong đó có một số hoạt chất oxybutynin, tolterodine, darifenacin có tác dụng thư giãn bàng quang hoặc Duloxetine: chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine, tác động lên hệ thần kinh trung ương gửi các tín hiệu kiểm soát cơ vòng bàng quang.

Tuy nhiên những loại thuốc này chỉ có hiệu quả ức chế tạm thời, sẽ biến mất khi ngừng thuốc đồng thời ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thần kinh của người bệnh. Vì vậy, những người gặp chứng đái rắt, đái buốt cần hết sức thận trọng khi sử dụng các loại thuốc tây y, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh đó, để cải thiện chứng đái rắt, đái buốt, người bệnh cần chú ý thực hiện một số điểm sau:

  • Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và khoa học.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, giúp cơ thể khỏe mạnh đồng thời có thể đẩy các chất có hại và vi khuẩn có hại ra ngoài cơ thể. Không nên uống quá nhiều nước sẽ dẫn đến tiểu không kiểm soát, uống quá ít nước dễ gây nhiễm trùng bàng quang. Vì vậy nên uống 2 – 2,5 lít nước/ngày để có sức khỏe tốt.
  • Hạn chế bia rượu và các chất chứa cồn vì khi uống làm tăng lượng nước tiểu, dẫn đến đi tiểu thường xuyên hơn.
  • Hạn chế uống cà phê và các chất chứa caffeine và hạn chế các thức ăn cay
  • Hạn chế đồ uống có gas: Những đồ uống có ga cũng rất dễ kích thích bàng quang, nếu mắc chứng đi tiểu nhiều bạn nên cân nhắc khi sử dụng đồ uống này.
  • Tránh dùng thực phẩm có tính axit như cam, chanh, cà chua…vì chúng có thể gây kích thích bàng quang.

 

Điều trị chứng đái rắt, đái buốt ở nam giới

Với nam giới gặp phải chứng đái rắt, đái buốt. Nếu bạn đang ở độ tuổi ngoài 40, nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đái rắt, đái buốt này là do các bệnh lý ở tuyến tiền liệt, đặc biệt là bệnh phì đại tiền liệt tuyến.

Khi bị phì đại tiền liệt tuyến, cần làm giảm kích thước tuyến tiền liệt với các biện pháp sau: 

- Điều trị phì đại tiền liệt tuyến bằng thuốc

Các biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh, thay đổi nội tiết gây phì tiền liệt tuyến. Từ đó, tuyến tiền liệt sẽ co lại, không phát triển lớn thêm.

Tuy nhiên các thuốc Tây y điều trị phì đại tiền liệt tuyến dễ gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài, đặc biệt với gan và thận.

 

- Điều trị phì đại tiền liệt tuyến bằng phương pháp ngoại khoa

Khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng hoặc việc sử dụng thuốc không cho đáp ứng tốt, có thể bạn sẽ cần được điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa (phẫu thuật).

Phương pháp phẫu thuật sẽ được lựa chọn dựa vào kích thước khối u, giai đoạn phát triển của bệnh và cách trị liệu có sẵn ở trong nước.

 

- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị phì đại tiền liệt tuyến có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên

Điều trị phì đại tiền liệt tuyến bằng phương pháp nội khoa và phẫu thuật đều tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm như:

  • Sử dụng thuốc Tây y chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, khi lạm dụng có nguy cơ cao gặp các tác dụng phụ, gây ra suy giảm chức năng của thận, dẫn tới suy giảm sinh lý.
  • Phẫu thuật ngoại khoa là phương pháp khá tốn kém và để lại nhiều nguy cơ biến chứng phẫu thuật và vẫn có nguy cơ tái phát bệnh.

Chính vì vậy mà những bệnh nhân mắc phì đại tuyến tiền liệt nên tìm tới sản phẩm thảo dược thiên nhiên  vừa an toàn lại hiệu quả, bệnh nhân có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ. Một trong những sản phẩm được đông đảo người dùng đón nhận đó chính là BoniMen. Đây là một giải pháp hoàn toàn mới trong hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt đến từ Mỹ và Canada.

 

BoniMen - Giải pháp khắc chế phì đại tiền liệt tuyến hiệu quả, an toàn từ Mỹ và Canada

BoniMen có các thành phần là vỏ anh đào châu Phi, dầu chiết xuất từ hạt bí đỏ, quả cọ lùn, buchu, bồ công anh, kẽm… nhờ đó mà giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh lý phì đại tiền liệt tuyến như giảm tắc nghẽn niệu đạo, giảm các triệu chứng đường tiểu như tiểu khó, đái rắt, đái buốt; đồng thời ngăn ngừa các vi khuẩn tấn công thành niệu đạo, bàng quang, dẫn đến giảm các triệu chứng viêm như tiểu buốt, tiểu nhiều.

Vì vậy, BoniMen là sản phẩm rất phù hợp với những bệnh nhân mắc phì đại tiền liệt tuyến và cả một số bệnh lý khác thường gặp của tuyến tiền liệt như viêm tiền liệt tuyến.

Ngoài ra, BoniMen chứa một nguyên tố vi lượng vô cùng quan trọng với nam giới là kẽm. Thiếu hụt kẽm làm suy yếu hoạt động của enzyme chuyển hóa angiotensin(ACE) dẫn đến sự suy giảm testosterone và ức chế sự sinh tinh. Tăng lượng kẽm trong cơ thể làm tăng khả năng vận động của tinh trùng, khả năng sản xuất tinh trùng và nồng độ testosterone, đồng thời kẽm còn rất cần thiết cho sự sinh tinh và sự sống của biểu mô mầm của tinh hoàn do đó giúp kích thích hệ thống sinh sản làm tăng ham muốn tình dục, tăng khả năng cương dương.

Bệnh nhân chỉ cần sử dụng đều đặn 4 viên mỗi ngày chia 2 bữa, thường sau 2-3 lọ các triệu chứng đái rắt, tiểu nhiều, tiểu buốt sẽ thuyên giảm rõ rệt. Sau 3 tháng kích thước tiền liệt tuyến sẽ giảm đi đáng kể.

 

Đánh giá BoniMen

“BoniMen có tốt không? BoniMen có hiệu quả không?” chắc hẳn sẽ là thắc mắc của rất nhiều người khi chuẩn bị và mới bắt đầu sử dụng sản phẩm BoniMen. Để trả lời câu hỏi này mời quý bạn đọc theo dõi lời phản hồi của những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm BoniMen ở phần dưới đây:

 

=> Bác Trương Văn Ninh, 67 tuổi, điện thoại 0904.525.676 ở số 157 Hoàng Tăng Bí, Từ Liêm, Hà Nội.

Bác Ninh bị phì đại tiền liệt tuyến với những triệu chứng khó chịu như tiểu đêm nhiều lần, tiểu khó phải rặn, khiến bác bị thêm tình trạng giãn rộng lỗ bẹn kích thước là 19 mm, nếu để tình trạng này tiếp diễn bác phải phẫu thuật vì có thể sẽ gây sa ruột ra ngoài. Thời điểm đó kích thước tiền liệt tuyến đã lên tới 55 gr rồi. Sau 4 tháng dùng BoniMen, kích thước tiền liệt tuyến giảm chỉ còn 39gr, đồng thời bác đi tiểu dễ dàng hơn nhiều, không còn đái buốt, đái rắt, không phải rặn, dòng tiểu to và mạnh hơn, mùa đông cũng chỉ phải đi có 1 lần.

 

Bác Trương Văn Ninh, 67 tuổi

Bác Trương Văn Ninh, 67 tuổi

 

=> Bác Nguyễn Xuân Xanh năm nay 72 tuổi ở số 17, đường Thanh Vinh 10, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, tp Đà Nẵng, điện thoại: 0934.799.233

   Bác bị phì đại tiền liệt tuyến, kích thước lên tới 65gr, bác sĩ không cho bác phẫu thuật vì sợ tuổi cao sẽ nguy hiểm nên chỉ kê đơn thuốc tây. Dù dùng thuốc đều đặn nhưng bệnh của bác vẫn dậm chân tại chỗ, ban đêm vẫn phải dậy tới 6-7 lần để đi tiểu, mà tiểu khó, không hết, tiểu rắt, tiểu xong bác đều không thấy thoải mái. Tới khi dùng BoniMen mọi chuyện mới khác hẳn, sau 2 tháng dùng, kích thước về còn có 38gr và sau 4 tháng kích thước còn có 28gr, tiểu tiện bình thường, ban đêm chỉ còn 1 lần, tiểu bình thường, thông thoáng.

 

 Bác Nguyễn Xuân Xanh, 72 tuổi

Bác Nguyễn Xuân Xanh, 72 tuổi

 

=> Chú Nguyễn Cao Chí, 63 tuổi, (ở khu 1, thị trấn Sông Thao, Cẩm Khê, Phú Thọ, điện thoại: 0982.889.236)

   Chú bị phì đại tiền liệt tuyến, tiểu đêm tới mười mấy lần, tiểu khó, tiểu rắt khiến bác không ăn không ngủ được. Khi kích thước lên tới 70gr chú buộc phải đi mổ, tưởng rằng đã yên nhưng không ngờ chỉ mới 1 năm sau, bệnh tình đã quay trở lại với kích thước lên tới 40gr, tưởng rằng sẽ phải mổ lần nữa, nào ngờ tình cờ gặp được BoniMen. Chú dùng đều đặn khoảng 3-4 tháng, kích thước giảm chỉ còn 19gr, đồng thời chuyện đi tiểu cũng trở lại bình thường, ban đêm chú ngủ ngon cả đêm không phải dậy lần nào. 

 

 Chú Nguyễn Cao Chí, 63 tuổi

 Chú Nguyễn Cao Chí, 63 tuổi

 

   Dân gian lưu truyền nhiều mẹo cải thiện chứng đái rắt, đái buốt bằng lá tiết dê. Tuy nhiên, khi xuất hiện các tình trạng rối loạn đường tiểu như đái buốt, đái rắt…  cách tốt nhất là bạn hãy đến khám chuyên khoa để được khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp. Với nam giới ngoài 40, tình trạng đái rắt, đái buốt có thể là dấu hiệu của bệnh lý tuyến tiền liệt, lúc này mục tiêu điều trị chính không chỉ là giảm tình trạng đái rắt mà còn là điều trị các bất thường ở tuyến tiền liệt nữa. Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniMen 30V

250.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc