Mục lục [Ẩn]
Tuổi già mất ngủ là chuyện xưa nay không hiếm nhưng còn một đối tượng nữa cũng là nạn nhân của chứng mất ngủ mãn tính đó là phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chứng mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh nhé.
Tiền mãn kinh và mãn kinh là gì?
Tiền mãn kinh là gì?
Tiền mãn kinh được định nghĩa là quá trình dẫn đến mãn kinh tự nhiên hay khoảng thời gian trước khi mãn kinh thực sự. Đây là thời kỳ buồng trứng sắp hết trứng. Thông thường, phụ nữ tiền mãn kinh ở độ tuổi 45-55 và giai đoạn này có thể đi kèm với sự biến động lớn của nội tiết tố gây nên nhiều triệu chứng ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người phụ nữ.
Các thời kỳ về sinh dục ở phụ nữ
Mãn kinh là gì?
Mãn kinh là mốc đánh dấu sự kết thúc của kinh nguyệt trong cuộc đời của người phụ nữ. Người phụ nữ được gọi là mãn kinh khi không có kinh trên 1 năm. Đây là khoảng thời gian sau khi buồng trứng của người phụ nữ ngừng hoạt động hoàn toàn, không còn rụng trứng và sản xuất các loại nội tiết tố.
Mãn kinh không phải là một bệnh mà là sự chuyển tiếp thời kỳ bình thường xảy ra ở tất cả phụ nữ lớn tuổi.
Sau khi mãn kinh thì người phụ nữ sẽ đi vào giai đoạn hậu mãn kinh, kéo dài đến cuối cuộc đời.
Các triệu chứng mà phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh thường gặp phải
Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh thường phải đối mặt với các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh và hậu mãn kinh. Trong đó rối loạn tiền mãn kinh là tình trạng thường gặp, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt của chị em.
Những rối loạn này ở phụ nữ tiền mãn kinh có nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc giảm sút nội tiết tố sinh dục nữ estrogen.
Một số triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh
-Thay đổi thời gian chu kỳ kinh nguyệt
Những dấu hiệu đầu tiên của phụ nữ khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh là các chu kỳ kinh nguyệt không đều, quá dài hoặc quá ngắn, lượng máu kinh nguyệt ra ít hoặc nhiều hơn và xuất hiện trước 40 tuổi. Cuối cùng, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ngừng hoàn toàn và không xuất hiện nữa.
-Nóng bừng hay bốc hỏa
Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh thường có cảm giác nóng xuất hiện đột ngột, bốc hỏa trong thời gian ngắn, thường xảy ra ở mặt, cổ và ngực và có thể làm cho da bạn đỏ bừng và đổ mồ hôi.
-Đổ mồ hôi đêm
Tình trạng bốc hỏa thường xuyên xảy ra vào ban đêm khiến bạn bạn bị đổ mồ hôi khi ngủ.
-Khó ngủ, mất ngủ
Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh thường khó ngủ, thậm chí mất ngủ nặng. Điều này có thể khiến chị em cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh hơn so với bình thường.
-Giảm ham muốn tình dục
Bước vào thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, nồng độ hormone estrogen của phụ nữ sụt giảm nghiêm trọng, điều này thường gây ra suy giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Thêm vào đó, hormon này suy giảm gây tình trạng khô âm đạo, đau và ngứa hoặc khó chịu khi quan hệ.
-Thay đổi cảm xúc
Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh thường thay đổi cảm xúc rất thất thường, khó kiềm chế cảm xúc. Đôi khi hay lo lắng, trầm buồn, cáu kỉnh hay nóng tính.
-Đánh trống ngực
Nhịp tim có thể tăng lên gây ra cảm giác đánh trống ngực ở những phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.
-Loãng xương
Hormon estrogen suy giảm gây mất lượng lớn canxi ra khỏi xương, gây loãng xương. Đây cũng là dấu hiệu của tiền mãn kinh sớm ở phụ nữ.
Các triệu chứng của rối loạn tiền mãn kinh trên đều gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Trong đó phải kể đến tình trạng mất ngủ thường xuyên ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Đây có thể được coi là một trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo sự rối loạn nồng độ hormone nữ khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.
Thực trạng tình hình mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh
Mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh thường rơi vào khoảng 45 - 53 tuổi. Ở giai đoạn này, phụ nữ thường thấy mệt mỏi, ngủ không sâu giấc và hay thức giấc về đêm.
Theo bác sĩ Thúy Hường (khoa Nội Tiết, bệnh viện Lão khoa TW) thì chứng mất ngủ và khó ngủ gặp ở 85% phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh.
Trong một nghiên cứu gần đây, tiến sĩ Colleen Ciano (trường Cao đẳng điều dưỡng, Đại học bang Pennsylvania, Mỹ) cùng đồng nghiệp đã tiến hành khảo sát 3.302 trường hợp về các vấn đề liên quan đến giấc ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh.
Nghiên cứu cho thấy:
- Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ ở những phụ nữ mãn kinh và hậu mãn kinh cao gấp 1,3 lần so với trường hợp ở giai đoạn đầu của tiền mãn kinh
- Tỷ lệ phát triển chứng mất ngủ mãn tính ở phụ nữ tiền mãn kinh cao gấp 1,5 lần so thời gian trước giai đoạn này.
Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh là đối tượng dễ bị mất ngủ
Nguyên nhân mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh
Một số yếu tố sau là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, đó là:
- Sự sụt giảm các hormone sinh dục progesterone và estrogen.
Bước vào thời tiền tiền mãn kinh và mãn kinh, nồng hộ 2 hormone sinh dục progesterone và estrogen của phụ nữ sụt giảm. Đây là 2 hormone quan trọng giúp điều hòa giấc ngủ. Khi chúng giảm sẽ gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ.
- Sự sụt giảm hormone tăng trưởng HGH
Biểu đồ sự biến động nồng độ hormone tăng trưởng HGH theo độ tuổi
Bước sang giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, cơ thể phụ nữ có sự rối loạn và suy giảm nhiều loại hormon, trong đó phải kể đến hormon tăng trưởng HGH – một loại hormon được tiết ra từ thùy trước tuyến yên.
HGH là hormon có vai trò quan trọng bậc nhất trong điều tiết giấc ngủ, quyết định trực tiếp tới thời lượng và chất lượng của giấc ngủ. Nếu bị rối loạn hoặc thiếu hụt hormone HGH sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ, càng để lâu mất ngủ càng trầm trọng. Nếu để mất ngủ kéo dài trên 1 tháng sẽ dẫn tới mất ngủ mãn tính.
Đặc biệt, theo Dr.Rudman tại trung tâm Y khoa của ĐH Wincosin, tỷ lệ sản xuất hormone tăng trưởng HGH ở người sẽ giảm dần theo độ tuổi. Cụ thể tỷ lệ này sẽ giảm tới 80% từ tuổi 21 đến 61. Do đó, phụ nữ mãn kinh và hậu mãn kinh còn có nguy cơ mất ngủ cao hơn cả phụ nữ tiền mãn kinh.
Ngoài ra sự giảm sút hormon tăng trưởng HGH còn kéo theo nhiều hệ lụy khác như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, da nhăn và khô, teo và yếu cơ, tăng cân nhất là vùng bụng, suy nhược thần kinh và thể lực, giảm khả năng sinh lý, giảm chức năng miễn dịch...
Một số nguyên nhân khác:
- Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh thường xuyên gặp phải các cơn nóng bừng, đổ mồ hôi đêm, thường xuyên phải đi tiểu đêm và hội chứng chân tay bồn chồn, thậm chí cả cường giáp. Đây đều là những nguyên nhân khiến giấc ngủ thời tiền mãn kinh và mãn kinh bị gián đoạn.
- Ngoài ra, trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh trầm cảm cao gấp đôi các giai đoạn khác và mất ngủ là một trong những triệu chứng chính của bệnh này...
Dấu hiệu mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh
Dấu hiệu mất ngủ ở phụ nữ thường là nằm trằn trọc mãi không ngủ được, ngủ hay mê sảng, nửa đêm tỉnh giấc người toát mồ hôi rồi thức đến sáng, ngủ dậy thấy người mệt mỏi, uể oải…
Tác hại của mất ngủ với sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh
Việc mất ngủ thường xuyên, kéo dài gây ra rất nhiều tác hại tới sức khỏe của phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Đó là:
- Luôn có cảm giác buồn ngủ vào ban ngày, thiếu năng lượng, cơ thể mệt mỏi, lừ đừ.
- Nhận thức kém, rối loạn chức năng tâm thần vận động, giảm tập trung, giảm sự tỉnh táo, tự tin.
- Sinh hoạt hằng ngày bị ảnh hưởng và rối loạn nghiêm trọng.
- Mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh gây căng thẳng tâm lý, chán nản, dễ bực bội, trầm cảm, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ và khả năng giải quyết vấn đề, tâm trạng bất ổn, thường xuyên nóng giận.
- Về mặt sinh lý, mất ngủ khiến phụ nữ giảm ham muốn, khó thăng hoa trong chuyện tình dục do âm đạo khô rát.
- Phụ nữ bị mất ngủ thì da nhanh lão hóa, thần sắc kém tươi tỉnh, và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, béo phì và ung thư...
Giải pháp cải thiện giấc ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh
Quỹ Giấc ngủ quốc gia Mỹ (NSF) cảnh báo, mất ngủ khiến những tổn thương về mặt sức khỏe, tâm sinh lý ở phụ nữ nặng nề hơn đàn ông. Chính vì vậy mà phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh cần chú ý đến giấc ngủ của mình, áp dụng sớm các biện pháp cải thiện giấc ngủ để tìm lại giấc ngủ ngon.
- Trước tiên, để tìm lại giấc ngủ ngon, chị em nên tuân thủ một thời khóa biểu làm việc và nghỉ ngơi khoa học với chế độ tập luyện điều độ các môn thể thao vừa sức như đi bộ, chạy bộ, bơi lội… kết hợp với các khoảng thời gian thư giãn như nghe nhạc không lời, thiền….
- Nên duy trì thói quen đi ngủ và thức giấc vào 1 giờ nhất định
- Trước khi lên giường đi ngủ nên tắm hoặc ngâm chân vào nước ấm để dễ ngủ và có giấc ngủ sâu.
- Có thể uống một ly sữa nóng, nghe vài bản nhạc êm dịu…để cơ thể thư giãn thoải mái tinh thần chờ giấc ngủ tự kéo đến.
- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều nội tiết tố estrogen tự nhiên như các món ăn từ đậu nành…
- Uống kết hợp các viên uống bổ sung nội tiết tố tự nhiên từ thảo dược thiên nhiên.
Tuy nhiên, để có thể tác động vào tận gốc chứng mất ngủ của phụ nữ giai đoạn này, việc quan trọng là duy trì đủ lượng hormon tăng trưởng HGH để điều hòa giấc ngủ. Các bệnh nhân mất ngủ nên tham khảo sản phẩm BoniHappy của Mỹ và Canada giúp kích thích cơ thể tự tiết hormon HGH để phục hồi giấc ngủ sinh lý tự nhiên.
BoniHappy giải pháp hoàn hảo để tìm lại giấc ngủ ngon cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh
Để tìm lại giấc ngủ cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, kết hợp sử dụng các thực phẩm và sản phẩm bổ sung nội tiết tố tự nhiên, việc quan trọng hơn hết là duy trì lượng hormone tăng trưởng HGH trong cơ thể.
Tuy nhiên, việc bổ sung HGH cần hết sức chú ý. Trước đây người ta thường sử dụng phương pháp bổ sung HGH trực tiếp, tuy nhiên, nhiều nguyên cứu đã chỉ ra rằng biện pháp này có thể sẽ làm cho tuyến yên dần bị teo đi và mất dần chức năng. Chính vì vậy, biện pháp khả quan nhất để tăng cường HGH là để cơ thể tự tiết ra lượng hormon quan trọng này.
BoniHappy do các nhà khoa học Mỹ và Canada nghiên cứu là sản phẩm đáp ứng được yêu cầu này. Với nguồn gốc 100% thảo dược như L-Arginine, chiết xuất Dodder seed, châu mẫu bối, rau diếp khô, lạc tiên, chiết xuất Shilajit Moomiyo… BoniHappy giúp kích thích tuyến yên tăng tiết ra hormon tăng trưởng HGH.
BoniHappy giúp tái tạo giấc ngủ sâu, sinh lý, tự nhiên trọn vẹn, giúp hỗ trợ điều trị mất ngủ mãn tính tận gốc ở người có tuổi, phụ nữ giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh, mất ngủ từ 1 tháng trở lên.
Ngoài ra BoniHappy còn giúp:
- Tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch
- Hỗ trợ cải thiện chức năng sinh lý cho phụ nữ và đàn ông trung niên
- Hỗ trợ cải thiện nhan sắc cho phụ nữ như làm săn da, giảm nếp nhăn, giảm mỡ toàn thân
- Hỗ trợ giảm đường huyết, giảm cholesterol trong máu
- Hỗ trợ ổn định chỉ số huyết áp
- Đặc biệt giúp cải thiện trí nhớ và khả năng thị lực.
Công dụng của BoniHappy
Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. BoniHappy giúp người bệnh có một giấc ngủ sâu, chứng mất ngủ và các vấn đề khác về sức khỏe sẽ được cải thiện.
Bệnh nhân nên dùng liên tục từ 2-6 tháng để có giấc ngủ ngon, sáng dậy sảng khoái và không hề mệt mỏi.
Đánh giá BoniHappy
“BoniHappy có tốt không? BoniHappy có hiệu quả không?” Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người khi đang chuẩn bị có ý định sử dụng BoniHappy. Để giải đáp băn khoăn này, mời quý bạn đọc theo dõi chia sẻ của những bệnh nhân đã từng sử dụng BoniHappy qua phần dưới đây.
Cô Phạm Thị Ngọc, 56 tuổi ở khu 1, Xuân Quang, Tam Nông, Phú Thọ, điện thoại: 0379.027.163
“Cô bị mất ngủ trắng đêm từ năm 2012 – 2016, cân nặng sụt từ 52 cân còn 38 cân. May mắn khi tình cờ biết tới BoniHappy, cô dùng được 4 lọ, giấc ngủ đã cải thiện, đến lọ thứ 8, cô đã ngủ một mạch từ 9 giờ tối cho tới 5 giờ sáng hôm sau. Không những thế, cô còn thấy da đẹp hơn, người khỏe và cân nặng đã trở lại.”
Cô Phạm Thị Ngọc, 56 tuổi
Cô Trần Thị Sen, 57 tuổi, Long Châu, Long Vĩnh, Châu Thành, Tây Ninh. SĐT: 01657.619.302
“Tôi bị mất ngủ do mãn kinh. Mỗi đêm tôi chỉ lơ mơ được 1-2 tiếng. Cứ uống thuốc ngủ thì ngủ được, không uống thuốc lại mất ngủ hoàn toàn. Tháng 10/2016, tôi tình cờ xem được chương trình bác sĩ Hoàng Khánh Toàn tư vấn trên tivi về BoniHappy của Mỹ và Canada cải thiện chứng mất ngủ theo cơ chế mới nên quyết định dùng thử. Theo đúng hướng dẫn sử dụng, tôi dùng kết hợp thuốc ngủ bác sĩ kê và 4 viên BoniHappy 1 ngày. Được vài ngày tôi thấy người khỏe lắm, ngủ dậy đầu óc sảng khoái, nhẹ nhàng, tôi bèn giảm liều thuốc tây xuống 1/2, sau 10 ngày tôi bỏ luôn thuốc tây. Dùng BoniHappy được 1 tháng tôi giảm liều xuống còn 2 viên/ngày, giờ tôi đã ngủ được sâu được 6 tiếng 1 đêm.”
Cô Trần Thị Sen, 57 tuổi
Bác Nguyễn Thị Tâm, 72 tuổi, ngõ Gốc Đề, Minh Khai, Hoàng Mai, Hà Nội, điện thoại: 0819.899.824
“Bác mất ngủ chục năm nay, có thời điểm thức trắng đêm còn không thì sẽ là ngủ lơ mơ, không ngon, bác đã dùng cả thuốc rotunda và seduxen nhưng vẫn không ngủ được. Tình cờ biết tới BoniHappy, bác đã ngủ sâu và ngon cả đêm, trưa vẫn ngủ được 30 phút, đặc biệt là không cần dùng tới rotunda hay seduxen nữa, người khỏe mạnh.”
Bác Nguyễn Thị Tâm, 72 tuổi
Mất ngủ là triệu chứng khó thể tránh khỏi ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Tuy nhiên, một giấc ngủ ngon sẽ không còn quá xa vời nếu chị em biết cách chăm sóc sức khỏe khoa học, sinh hoạt hợp lý, hạn chế căng thẳng, lo lắng và kết hợp sử dụng viên uống thảo dược cải thiện giấc ngủ BoniHappy từ Mỹ và Canada.
Mời các bạn xem thêm: