Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Căng thẳng thần kinh mất ngủ khiến nhiều người phải tự tử

Thứ bảy, 05-05-2018 16:58 PM

Mục lục [Ẩn]

Căng thẳng thần kinh mất ngủ được nhắc đến rất nhiều trong xã hội hiện nay.  Tùy theo mức độ căng thẳng thần kinh, stress, lo lắng sẽ kéo theo tình trạng mất ngủ từ nhẹ đến nặng. Nếu để tình trạng mất ngủ kéo dài, cơ thể sẽ đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm, điều này khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống giảm sút nghiêm trọng. Vậy, phải làm sao để khắc phục hiện tượng trên, mời bạn đọc tham khảo thông tin qua bài viết sau đây!

 

mất ngủ do stress

Mất ngủ là nguyên nhân gây nên nhiều chứng bệnh nguy hiểm

 

Căng thẳng thần kinh mất ngủ - căn bệnh của xã hội hiện đại

   Khi ngủ sâu, bộ não được nghỉ ngơi, các tế bào thần kinh được nuôi dưỡng tốt, ngủ càng ngon, trí nhớ càng tốt, càng nhạy bén, các hoạt động trong ngày sẽ đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, giấc ngủ sâu còn góp phần làm chậm sự lão hóa, kéo dài tuổi thọ và thời kỳ xuân sắc của con người. 

    Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, những áp lực trong công việc, cuộc sống ngày một nhiều, làm chúng ta dễ bị căng thẳng, stress dẫn đến mất ngủ. Stress tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương làm phóng thích nhiều nội tiết tố (adrenalin, cortisol...) để giúp cơ thể tăng khả năng thích ứng. Tác động này với cường độ cao hoặc với cường độ nhỏ kéo dài sẽ dẫn đến ức chế quá mức làm cơ thể rơi vào tình trạng suy sụp. Stress và mất ngủ như một cái vòng luẩn quẩn, stress gây ra mất ngủ, mất ngủ lại làm tăng stress. 

Xung quanh chúng ta, có rất nhiều câu chuyện buồn liên quan đến căn bệnh này, dưới đây là một ví dụ:

  Ngồi thu mình một góc trong chiếc phòng lạnh lẽo của Viện sức khỏe tâm thần, anh Hải (p. Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội), dường như chẳng quan tâm tới bất kì điều gì xung quanh, đôi mắt đờ đẫn. Ai nói anh cũng chỉ ậm ừ, không thành lời, có nói thì cũng phải ghé sát tai vào mới nghe thấy.

  Theo vợ anh, nguyên nhân nằm ở chỗ trước đây anh làm nhân viên ngân hàng với mức lương khá ổn, nhưng mấy tháng gần đây, làm ăn không ổn, áp lực doanh số làm anh lúc nào cũng phải suy nghĩ, căng thẳng, không thể tìm được lối thoát. Nhiều hôm cả đêm anh không ngủ, sáng dậy đầu đau như búa bổ làm anh tự mình đập đầu vào tường đến sưng vù cả trán. Anh từng nói rằng nhiều lúc cảm giác như có tiếng nói văng vẳng trong tai, thúc giục anh tìm tới cái chết.

   Trường hợp của anh Hải không phải là hiếm trong xã hội hiện đại ngày nay, tỉ lệ mất ngủ do căng thẳng thần kinh ngày càng lớn. Nếu đến giai đoạn này mà bệnh không được điều trị có thể diễn tiến nặng là trầm cảm, nặng hơn là loạn thần với biểu hiện là hoang tưởng, ảo giác, ảo thanh. Và theo số liệu thống kê cho thấy 80% bệnh nhân trầm cảm nặng bị ảo thanh có ý định tự sát và 15 % trong số đó đã tự sát thành công.

 

stress trong công việc

Stress, căng thẳng thần kinh gây ra mất ngủ

 

 

Nguyên nhân chính gây căng thẳng thần kinh mất ngủ.

Rối loạn căng thẳng stress sau chấn thương (PTSD).

     PTSD là hội chứng rối loạn căng thẳng bị stress sau chấn thương. Người mắc bệnh đã từng có thời gian đối mặt với các sang chấn về mặt tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm, đau bệnh hoặc chấn thương thể chất, …

    Rối loạn căng thẳng sau chấn thương và mất ngủ có thể diễn biến song hành cùng nhau. Chấn thương gây đau đớn, lo âu là vật cản khiến chúng ta khó ngủ vì suy nghĩ nhiều, mất ngủ. Tâm lý căng thẳng làm ảnh hưởng giấc ngủ và đôi khi chúng còn làm kéo dài thời gian điều trị những chấn thương về thể xác lẫn tinh thần.

    Rối loạn căng thẳng sau chấn thương xuất hiện các triệu chứng thường gặp bao gồm ác mộng và mất ngủ. Có 70 – 91% bệnh nhân thường ngủ không ngon hoặc khó ngủ, họ trải qua trạng thái kích động và căng thẳng liên tục. Ác mộng làm gián đoạn giấc ngủ cho thấy mức độ căng thẳng không hề giảm đi mà còn tăng lên nhiều ngay cả khi họ đang ngủ. Mất quá nhiều thời gian trên giờ ru ngủ và phải đối mặt với ác mộng hằng đêm làm họ trở nên sợ ngủ, áp lực hơn khi về đêm khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm.

   Một nghiên cứu về các cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam bị PTSD và chứng mất ngủ cho thấy họ dễ bị những cơn ác mộng lặp đi lặp lại đáng kể. Họ cũng trải qua mức độ lo lắng cao hơn trong giờ thức dậy, vận động cơ thể trong khi ngủ và mệt mỏi vào ban ngày so với những người cùng tuổi với chứng mất ngủ không PTSD.

   Không nên nhầm lẫn giữ mất ngủ và mất ngủ do rối loạn căng thẳng bị stress sau chấn thương. Tình trạng mất ngủ phổ biến hơn và tần suất gặp ác mộng, sợ hãi trong khi ngủ cũng thấp hơn so với đối tượng bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Căng thẳng  thần kinh do bị stress trong công việc.

Những người bị kiệt sức thường không có được giấc ngủ ngon và đủ giấc. Thông thường các đối tượng này thường trải qua cảm giác buồn ngủ ban ngày quá mức, giấc ngủ bị phân mảnh. Thời gian ngủ thấp hơn ở những người bị kiệt sức không giống với những người bị căng thẳng mất ngủ thường xuyên và kiệt sức. Những người có cường độ làm việc cao liên tục không thể ngủ bù vào cuối tuần, điều này không thể chấm dứt nếu bạn tiếp tục làm việc không điều độ. Tỷ lệ nghiện công việc cao hơn có liên quan đến độ trễ giấc ngủ lâu hơn (lượng thời gian bạn cần để ngủ). Ngay cả khi bạn không phải là người nghiện công việc, môi trường làm việc căng thẳng có thể tàn phá giấc ngủ của bạn.

    Một nghiên cứu được thực hiện trên 816 công nhân nhằm tìm ra mối liên quan giữa căng thẳng công việc và mất ngủ. Cuộc khảo sát ghi nhận tình hình chung về sức khỏe, thời gian làm việc, môi trường làm việc. Sau một năm, kết quả thu được là có hơn 14% số người tham gia khảo sát gặp vấn đề về giấc ngủ. Phần lớn những người có môi trường làm việc kém, thu nhập thấp tăng gấp đôi nguy cơ căng thẳng và mất ngủ so với các đối tượng khác có thời gian làm việc như nhau, đôi khi là thấp hơn. Nghiên cứu kết luận rằng khi loại bỏ được căng thẳng, stress công việc có thể ngăn ngừa 50% các trường hợp rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.

Một số nghiên cứu với quy mô lớn hơn về mối liên hệ giữa căng thẳng, bị stress và mất ngủ như sau:

  • Một nghiên cứu trên gần 9.000 lao động nam và nữ Nhật Bản đã tìm thấy mối tương quan mạnh mẽ giữa căng thẳng nghề nghiệp và chứng mất ngủ, dẫn đến giấc ngủ ngắn (6 giờ hoặc ít hơn).
  • Tại Hàn Quốc, cuộc khảo sát thực hiện trên 8.155 công nhân đã phát hiện ra người bị căng thẳng công việc mất ngủ nhiều hơn so với những người có công việc tương tự nhưng không stress, căng thẳng. Tình trạng căng thẳng thường xuyên khiến họ có cường độ công việc và hiệu quả công việc thấp hơn. Chứng mất ngủ cũng liên quan nhiều đến môi trường làm việc tồi tệ và thiếu sự hỗ trợ xã hội đầy đủ.
  • Một nghiên cứu khác tại Nhật Bản trên 1.161 nam nhân viên ở cùng một công ty cho thấy có gần một phần tư (23.6%) số người gặp phải vấn đề về giấc ngủ (khó ngủ, mất ngủ, thức dậy sớm hơn,…). Căng thẳng, stress lớn nhất trong nghiên cứu này xuất phát từ những mâu thuẫn giữa các đồng nghiệp, thiếu sự hài lòng và đồng nhất công việc, thiếu sự hỗ trợ xã hội.

Căng thẳng thần kinh do gia đình

Nguyên nhân stress, căng thẳng hàng đầu là từ phía gia đình. Không phải ngẫu nhiên mà thiếu sự hỗ trợ xã hội liên quan đến chứng căng thẳng, mất ngủ trong các nghiên cứu của công nhân ở trên. Đối với nhiều người, gia đình đóng vai trò quan trọng quyết định tâm lý, đa số người phụ nữ trong gia đình thường phải đối mặt với căng thẳng và mất ngủ nhiều hơn.

   Một nghiên cứu của nhóm sinh viên đại học cho thấy căng thẳng bị stress gia đình không hoàn toàn phụ thuộc vào trầm cảm. Một số sự kiện trong đời sống hằng ngày có thể ảnh hưởng đến tâm lý khiến chứng mất ngủ tăng lên. Bên cạnh căng thẳng công việc (nếu có phát sinh), người phụ nữ còn phải đối diện với nhiều vấn đề gia đình như nội trợ, chi tiêu, sức khỏe chồng con, chuyện học tập,…Đến độ tuổi trung niên, phụ nữ lại phải đối mặt với mất ngủ tiền mãn kinh. Mãn kinh được xem là một phần tự nhiên của lão hóa, bất kỳ ai cũng phải trải qua. Tuy nhiên chúng góp phần không nhỏ gây nên tổn thương về mặt tinh thần và thể xác. Trong giai đoạn này, tỷ lệ mắc các vấn đề về giấc ngủ tăng từ 2 – 3,5 lần.

   Một số nghiên cứu đã ghi nhận, trong giai đoạn tiền mãn kinh, người phụ nữ không chỉ đối mặt về rối loạn giấc ngủ mà căng thẳng bị stress cũng tăng lên đáng kể. Tâm lý người phụ nữ giai đoạn này trở nên bất ổn hơn, dễ xúc động và khó có thể giữ bình tĩnh. Những vấn đề nhỏ cũng có thể gây căng thẳng trong một thời gian dài.

     Một nghiên cứu về cuộc sống trong tù cũng tìm thấy mối tương quan giữa vấn đề giấc ngủ và lo lắng của gia đình. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã quan sát hơn 200 tù nhân, một số bị mất ngủ và một số không có, để lưu ý liệu có bất kỳ mô hình đối phó nào làm giảm căng thẳng, giảm stress và mất ngủ của họ hay không. Họ ghi nhận sự khác biệt mạnh mẽ giữa các nhóm. Các cá nhân không bị mất ngủ tham gia viết thư, hoạt động nghệ thuật như vẽ tranh hoặc nghe nhạc, thể thao, xem tivi và dành thời gian với các tù nhân khác. Mặt khác, những người mất ngủ, ít có khả năng tham gia vào các hoạt động này.

 

Hậu quả khi căng thẳng thần kinh mất ngủ

Cho đến ngày nay, có không ít tài liệu khoa học nghiên cứu về hậu quả của căng thẳng mất ngủ. Tuy mức độ bệnh lý ở mỗi đối tượng khác nhau, nhưng đặc điểm chung đều ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Hậu quả khi rơi vào căng thẳng mất ngủ bao gồm:

- Suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng. Tổ chức y tế thế giới (WHO) khẳng định rằng căng thẳng là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người. Một giấc ngủ đủ sẽ giúp cơ thể và trí não được tái tạo và phục hồi. Tuy nhiên khi bị căng thẳng cộng với mất ngủ sẽ khiến cơ thể suy nhược, kiệt quệ, giảm sức đề kháng, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.

- Nguy cơ nhồi máu cơ tim: Người bị căng thẳng mất ngủ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao hơn 6 lần người bình thường. Đây được coi là một trong những nguy cơ đặc biệt nguy hiểm của chứng bệnh này.

- Tâm trạng dễ nổi cáu: Khi mất ngủ cùng với tâm trạng lo lắng, căng thẳng, người bệnh dễ thay đổi cảm xúc, đặc biệt là việc nổi cáu dù bất cứ lý do gì.

- Nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần: Điển hình như trầm cảm, các chứng rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách. Hậu quả nghiêm trọng nhất là tình trạng trầm cảm dẫn đến tự sát.

- Nguy cơ mắc các vấn đề sinh lý: Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ và rối loạn chức năng sinh dục ở nam giới, đặc biệt là vấn đề bất lực, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ.

- Nguy cơ mắc các vấn đề về da liễu và tóc như mụn trứng cá, bệnh vảy nến, á sừng, bệnh chàm, rụng tóc hoặc rụng tóc vĩnh viễn.

- Các vấn đề về đường tiêu hóa: Các nhà khoa học đã chứng minh, đường ruột là bộ não thứ 2 của chúng ta. Chúng có quan hệ chặt chẽ với chức năng của bộ não thông qua trục não ruột. Khi bộ não bị căng thẳng mệt mỏi thì cũng gia tăng nguy cơ bị vấn đề về đường tiêu hóa và ngược lại. Một số vấn đề về tiêu hóa người bệnh có nguy cơ bị mắc khi bị stress phải kể đến như: Đau dạ dày, viêm dạ dày, viêm loét đại tràng, viêm ruột kích thích…

 

Bí quyết ngủ ngon do căng thẳng thần kinh

    Căng thẳng thần kinh mất ngủ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bạn. Một giấc ngủ chất lượng được coi là thần dược giúp vượt qua những lo âu, áp lực. Có nhiều phương pháp giúp bạn ngủ sâu hơn và giảm những căng thẳng mệt mỏi. Dưới đây là những bí quyết giúp bạn giải tỏa căng thẳng và cải thiện giấc ngủ:

Xác định nguyên nhân gây căng thẳng thần kinh

   Như đã đề cập, thần kinh căng thẳng do nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy bạn cần xác định nguyên nhân khiến não bộ căng thẳng là do suy nghĩ quá nhiều, làm việc trong thời gian dài, gia đình… hay do bất cứ lý do nào khác.

 

gặp bác sĩ tâm lý do mất ngủ

Nên chủ động tìm gặp bác sĩ tâm lý trong những trường hợp cần thiết

 

   Trong trường hợp không nhận thấy những nguyên nhân nêu trên, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa. Bởi dấu hiệu căng thẳng bất thường có thể là biểu hiện cảnh báo các vấn đề tâm lý nghiêm trọng.

 

Giảm căng thẳng theo từng nguyên nhân cụ thể

Sau khi xác định nguyên nhân khiến não bộ và hệ thần kinh căng thẳng, bạn có thể cải thiện tình trạng mệt mỏi, căng thẳng,… theo các cách cụ thể sau:

Nếu tình trạng do làm việc quá sức, bạn nên giảm thời gian làm việc (trong khoảng 7 – 8 giờ/ ngày) và dành thời gian để nghỉ ngơi.

Với trường hợp căng thẳng do ngủ không đủ giấc (ít hơn 6 giờ/ ngày), bạn nên sắp xếp công việc để đảm bảo độ dài của giấc ngủ.

Cần chia sẻ với bạn đời, người thân hoặc bạn bè những lo lắng và suy nghĩ trong cuộc sống để giảm áp lực lên hệ thần kinh. Nếu gặp phải các dư chấn tâm lý lớn, bạn nên tìm gặp chuyên gia tâm lý để được tư vấn và điều trị.

Giảm thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử – nhất là trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh từ những thiết bị này có thể khiến não bộ “nhầm lẫn” và gây ra tình trạng khó đi vào giấc ngủ.

Với trẻ trong độ tuổi dậy thì, phụ huynh cần chia sẻ áp lực học tập cùng con cái. Tránh tình trạng kỳ vọng quá mức khiến trẻ căng thẳng và trầm cảm.

 

Ổn định giờ giấc sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ và hoạt động của não bộ. Với những người thường xuyên căng thẳng, việc xây dựng và thiết lập lại giờ giấc sinh hoạt là điều rất cần thiết.

Bạn nên thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý nhằm điều hòa bộ máy sinh học của cơ thể. Khi xây dựng giờ giấc khoa học, tình trạng căng thẳng ở não bộ cũng được cải thiện đáng kể.

 

Dành thời gian để luyện tập thể thao

   Không chỉ tác động tích cực đến vóc dáng và hệ xương khớp, luyện tập thể thao còn thúc đẩy thần kinh và não bộ thư giãn. Ngoài ra hoạt động thể chất còn hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể.

   Kiên trì và đều đặn trong việc luyện tập có thể giúp bạn cải thiện được tình trạng khó ngủ và mất ngủ. Các bộ môn người bị mất ngủ nên thực hiện: yoga, võ cổ truyền, bơi lội, đạp xe, đi bộ,…

 

Thực hiện các hoạt động nhằm thư giãn thần kinh

   Ngoài các biện pháp nói trên, bạn cũng có thể loại bỏ căng thẳng thần kinh, thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện chất lượng giấc ngủ thông qua các hoạt động sau:

 

thư giãn và đọc sách tốt cho sức khỏe

Dành thời gian đọc sách và nghỉ ngơi để thần kinh được thư giãn và thoải mái

 

  • Dành thời gian nghỉ ngơi, đọc sách và nghe nhạc nhằm giúp não bộ thư giãn và hạn chế căng thẳng.
  • Ngồi thiền chữa mất ngủ là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả cao. Thiền định giúp loại bỏ ưu phiền, an thần và hoạt huyết.
  • Vui chơi cùng con trẻ hoặc thú nuôi cũng là cách giảm mệt mỏi, lo lắng và cải thiện giấc ngủ.
  • Các chuyên gia cho biết, ăn đồ ngọt (socola, kem, bánh quy,…) hay bổ sung thực phẩm giàu vitamin (cam, quýt, dâu, lựu,…) đem lại nhiều lợi ích cho hệ thần kinh và giải phóng các suy nghĩ tiêu cực.
  • Đi du lịch/ mua sắm có thể giúp bạn thấy yêu đời, lạc quan, giảm mệt mỏi và đem lại năng lượng tích cực.
  • Uống trà hạt sen, mật ong hoặc trà gừng cũng có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Thay đổi không gian phòng ngủ theo sở thích nhằm đem lại tinh thần thoải mái và cảm giác dễ chịu khi ngủ.

 

Xây dựng không gian phòng ngủ lý tưởng

   Cách giảm stress hiệu quả là không gian nghỉ ngơi. Phòng ngủ đóng vai trò khá quan trọng, chính vì thế hãy loại bỏ những mối đe dọa có thể khiến bạn căng thẳng mất ngủ ngay từ bây giờ. Nếu bạn căng thẳng stress nặng vì không thể ngủ được, hãy dẹp bỏ đồng hồ hoặc các thiết bị báo giờ ra khỏi phòng ngủ. Nếu bạn căng thẳng công việc và mất ngủ, hãy di chuyển bàn làm việc đến một nơi khác không phải là phòng ngủ của bạn. Nếu quá chán nản, sao bạn không thử tìm một căn phòng khác, thay đổi chỗ ngủ một vài đêm để cải thiện sức khỏe và tinh thần. Đó là lý do vì sao người căng thẳng thần kinh mất ngủ thường chọn biện pháp du lịch nghỉ dưỡng cho sảng khoái tinh thần.

   Biến không gian phòng ngủ trở thành thiên đường. Đảm bảo phòng cách âm tốt, trang trí gam màu nhẹ nhàng tạo cảm giác bình yên. Mua một chiếc nệm mới êm ái và đàn hồi nâng đỡ cơ thể. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, tắt hết đèn hoặc che rèm tối trước khi đi ngủ. Tinh dầu sẽ là lựa chọn tuyệt vời với những người căng thẳng thần kinh mất ngủ, suy nghĩ nhiều mất ngủ, bị stress.

 

Viết nhật ký

   Căng thẳng Stress sẽ càng trầm trọng hơn nếu không được chia sẻ và tìm ra hướng giải quyết. Suy nghĩ nhiều mất ngủ, các bạn có thể viết nhật ký để trút bỏ gánh nặng trước khi lên giường và ngủ. Điều này mang lại hiệu quả tốt và được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu gần đây. Cố gắng viết hết những lo lắng, phiền muộn, tức giận gây căng thẳng thần kinh mất ngủ lên trên giấy. Bạn có thể hiện sự tức giận lên nhật ký sau đó xé bỏ và quăng vào sọt rác như một cái thở dài trút bỏ căng thẳng thần kinh, đây là một trong các cách giảm stress khá hiệu quả.

 

Tăng cường giao tiếp

   Tham gia các hoạt động xã hội, tăng những buổi giao lưu với hội nhóm, bạn bè có thể làm giảm stress căng thẳng thần kinh. Những buổi hoạt động như thế làm tăng năng lượng tích cực, giảm bớt thời gian vùi mình trong công việc, vui chơi giải trí giúp thư giãn tinh thần, giảm bớt căng thẳng thần kinh,  stress gây mất ngủ

 

Sử dụng thuốc điều trị

  Nếu bệnh mất ngủ không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi áp dụng những biện pháp nêu trên, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để sử dụng các loại thuốc điều trị.

 

sử dụng thuốc ngủ

Nếu căng thẳng thần kinh mất ngủ kéo dài, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ

 

   Những loại thuốc có khả năng làm giảm mất ngủ do căng thẳng thần kinh:

Thuốc kháng histamine H1: Nhóm thuốc này thường được sử dụng trong điều trị dị ứng, cảm và một số bệnh lý ngoài da. Tuy nhiên vì có tác dụng an thần (gây ngủ) nên thuốc kháng histamine có thể được dùng để điều trị mất ngủ.

Thuốc an thần (Phenobarbital): Nhóm thuốc này gây ức chế synap tại não nhằm an thần, chống co giật và gây ngủ. Tuy nhiên cần tránh dùng Phenobarbital cho người bị suy hô hấp và suy gan nặng.

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (Opipramol, Amitrityline và Clomipramine, Metapramine,…): Được dùng trong điều trị bệnh trầm cảm và các chứng mất ngủ kinh niên. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế tái hấp thu norephrine hoặc serotonin.

   Phần lớn các trường hợp mất ngủ đều được chỉ định thuốc kháng histamine vì nhóm thuốc này khá an toàn và không ảnh hưởng đến thần kinh trung ương. Sử dụng thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể gây ra các tác dụng phụ rất nghiêm trọng như an thần quá mức, thay đổi điện tâm đồ, hạ huyết áp tư thế đứng, mất điều vận, liệt dương,…

    Do những tác dụng phụ nghiêm trọng trên của thuốc tây y, nhiều người đã chuyển sang sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để cải thiện căng thẳng thần kinh mất ngủ do tính an toàn khi sử dụng lâu dài, hiệu quả bền vững và không có tác dụng phụ. Một trong những sản phẩm được ưa chuộng hiện nay là BoniSleep của Mỹ và Canada.

 

BoniSleep - Giải pháp từ thảo dược giúp an thần, hỗ trợ điều trị căng thẳng thần kinh mất ngủ

BoniSleep là sản phẩm của Mỹ và  Canada với thành phần chính là Lactium giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh, giúp thư giãn, tái tạo lại sức sống não bộ, làm dịu những căng thẳng lo âu mang đến giấc ngủ sinh lý tự nhiên trọn vẹn.

lactium từ sữa

Lactium được tinh chế từ casein sữa

  

    Lactium là một hoạt chất được tinh chế từ casein sữa, đã được xác nhận trong các thử nghiệm lâm sàng tại Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc có tác dụng như một dưỡng chất nuôi dưỡng hệ thần kinh, giúp thư giãn, tái tạo sức sống não bộ, làm dịu những căng thẳng, lo âu, mang đến một giấc ngủ sinh lý, tự nhiên, trọn vẹn.

   Nghiên cứu trên động vật đã chứng minh Lactium có hiệu quả giảm lo âu, hỗ trợ điều trị các rối loạn giấc ngủ và không có tác dụng phụ. Sau đó, thử nghiệm lâm sàng trên người cũng đã được tiến hành.

   Nghiên cứu của nhà khoa học Soken tại Nhật năm 2006 trên 44 người tình nguyện với liều 150mg/ngày sau 4 tuần cho thấy lactium có tác dụng giúp cải thiện 66% giấc ngủ: giúp dễ ngủ, đi vào giấc ngủ tự nhiên, ngủ sâu hơn, ngon giấc, kéo dài thời gian ngủ, giúp cơ thể tỉnh táo, tràn đầy năng lượng vào buổi sáng hôm sau.

   Ngoài ra, sau nhiều năm tổng kết từ 6 nghiên cứu lâm sàng trên 234 tình nguyện viên cho thấy Lactium không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào, không gây nhờn thuốc, không làm suy giảm trí nhớ - khác hẳn các thuốc ức chế thần kinh (thuốc an thần, chống lo âu). Sự khác biệt lớn này giúp mang lại năng lượng sống cho những người đang bị căn bệnh mất ngủ hành hạ.

   Ngoài Lactium, BoniSleep còn chứa các thành phần thiên nhiên khác như: L-theanin từ trà xanh, cây nữ lang, GABA, lạc tiên, hoa bia, ngọc trai, hoa cúc giúp giảm căng thẳng thần kinh, giảm lo âu trầm cảm, giảm stress giúp an thần, giúp bạn ngủ sâu và ngon giấc hơn.

    Vì thế BoniSleep không những giúp an thần, giảm căng thẳng thần kinh, giảm lo âu tress mà thành phần từ 100% thiên nhiên nên rất an toàn, không tác dụng phụ.

 Chỉ cần dùng 2-4 viên buổi tối trước khi đi ngủ, BoniSleep sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng và êm ái.

 

Đánh giá BoniSleep.

  BoniSleep có tốt không? BoniSleep có hiệu quả không? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người khi có ý định sử dụng BoniSleep. Mời các bạn theo dõi phản hồi của các khách hàng đã từng sử dụng BoniSleep để tìm ra câu trả lời chính xác nhé.

 

Chú Trương Quang Tuấn, 58 tuổi, Địa chỉ: 21 Núi Thành, quận Hải Châu, tp Đà Nẵng, Số điện thoại: 0913441248

chú trương quang tuấn dùng bonisleep

 

“Hiện tại tôi làm quản lý taxi hàng không tại thành phố Đà Nẵng, công việc nhiều áp lực, căng thẳng khiến tôi bị mất ngủ. Tôi đi khám bệnh viện Tâm thần Đà nẵng, bác sĩ nói tôi bị rối loạn giấc ngủ, lo âu, trầm cảm và kê cho tôi dùng thuốc tây. Tôi dùng thì có cơn buồn ngủ, ngủ được nhưng giấc ngủ không giống như bình thường mà luôn trong trạng thái mê man, gặp ác mộng. Sáng ngủ dậy cả người mệt nhoài, 5 giờ tỉnh giấc nhưng tôi luôn phải nằm tới 8,9 giờ trên giường vì quá mệt. Tình cờ biết tới sản phẩm BoniSleep qua mạng, tôi quyết định dùng thử. Đầu tiên dùng liều 4 viên vào buổi trước khi đi ngủ kết hợp cùng với thuốc ngủ, tôi ngủ 1 mạch cả đêm, ngủ ngon và sâu, sáng dậy không bị mệt. Được 1 tuần thì tôi giảm dần liều thuốc ngủ, sau nửa tháng là tôi bỏ hoàn toàn thuốc ngủ nhưng vẫn ngủ được từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng.”

 

Anh Đặng Tài Kỹ (35 tuổi ở xóm 3, thôn Cao hạ, Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội, Đt 0961282828)

 

anh đặng tài kỹ dùng bonisleep

 

“Vốn là người phóng khoáng, không thích gò bó vào môi trường công sở, nên tôi quyết định tự mở công ty kinh doanh riêng, vì thế nên áp lực công việc cũng đè nặng lên đôi vai. Stress liên tục, cộng thêm thói quen nằm suy nghĩ về công việc trong ngày khiến căn bệnh mất ngủ ập đến. Giấc ngủ cứ ngắn dần lại từ 4,5 tiếng xuống 2,3 tiếng rồi 1 tiếng. Tình trạng này kéo dài từ năm 2016 đến tháng 5/2017. Tôi chữa mất ngủ bằng thuốc uống dạng siro của Học Viện Quân Y nhưng không đỡ, thuốc tây thì chẳng dám dùng vì sợ tác dụng phụ. Tình cờ xem tivi thấy giới thiệu sản phẩm BoniSleep, tôi quyết định dùng thử. Hôm đầu tiên, tôi uống 4 viên BoniSleep vào lúc 10 giờ, thế mà thiếp đi ngủ lúc nào không biết, đến 3 giờ sáng mới giật mình tỉnh giấc, đi vệ sinh xong lại ngủ tới 5 giờ sáng. Những hôm sau tôi ngủ 1 mạch 7 tiếng đồng hồ, không tỉnh giấc nửa đêm nữa. Trước đó không ngủ được, suốt ngày cáu gắt, công việc không trôi, hay làm mất lòng khách, giờ ngủ được tâm trạng thoải mái hẳn.”

 

 Cô Trần Thị Hòa, 61 tuổi; Địa chỉ: số 28/19/381 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội; Điện thoại: 0904.254.308

 

cô trần thị hòa dùng bonisleep

 

“Tôi trước đây kinh doanh bất động sản, tôi thường mua đất, xây nhà và sau đó bán cho những người có nhu cầu. Công việc vất vả, đều 1 tay tôi cáng đáng, tôi phải thức đêm để làm việc, giám sát công trình. Áp lực công việc, làm việc quá sức khiến tôi bị mất ngủ. Năm 2009, tôi đi khám tại bệnh viện tâm thần, bác sĩ cho dùng seduxen, nhưng dùng seduxen vẫn không ngủ được, bác sĩ lại kê lexomil. Lệ thuộc vào lexomil đến mấy năm, bác sĩ còn khuyên tôi không nên lạm dụng thuốc quá đà ảnh hưởng tới gan thận, thế nên tôi đành bỏ lexomil mà sống chung với căn bệnh mất ngủ. Thương tôi mất ngủ, con gái tôi tìm hiểu qua mạng thấy sản phẩm BoniSleep được bác sĩ Hoàng Khánh Toàn khuyên dùng, nên mua 2 lọ về cho mẹ uống. Tôi uống 3 viên BoniSleep trước khi đi ngủ 30 phút, trong 1 tuần đầu tiên, từ mất ngủ trắng đêm tôi đã ngủ được 4-5 tiếng. Sang tuần thứ 2 tôi đã ngủ được 7 tiếng mỗi đêm như giấc ngủ sinh lý vậy. Thấy giấc ngủ ổn định, tôi giảm liều xuống 2 viên, rồi 1 viên BoniSleep mà giấc ngủ vẫn ổn định như thế.”

 

Căng thẳng thần kinh gây mất ngủ có thể được khắc phục với nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên nếu sử dụng nhiều biện pháp mà tình trạng mất ngủ diễn tiến kéo dài và nghiêm trọng hơn, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chỉ định loại thuốc và liệu pháp thích hợp. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về tình trạng căng thẳng thần kinh mất ngủ và các cách khắc phục hiệu quả.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniSleep+ 30V

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc