Mục lục [Ẩn]
Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là căn bệnh không lây nhiễm nhưng lại đang gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, hàng triệu người cũng đang phải chung sống với căn bệnh này. Điều đáng nói ở đây là COPD hầu như không gây tử vong trong thời gian ngắn, mà nó lại bào mòn sức khỏe của người bệnh một cách từ từ qua nhiều năm. Vậy, làm thế nào phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính từ sớm? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây!
Làm thế nào phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính từ sớm?
Triệu chứng của phổi tắc nghẽn mãn tính là gì?
Trước khi tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề: “làm thế nào phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính từ sớm?”, chúng ta hãy tìm hiểu sơ qua về những triệu chứng của phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.
COPD là tình trạng viêm mãn tính tại phổi, dẫn đến tình trạng tổn thương, tắc nghẽn và khiến không khí lưu thông khó khăn. Từ đó, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng như:
- Ho dai dẳng: Ho là phản xạ tự nhiên để loại bỏ những vật cản trong đường hô hấp ra ngoài, nhằm khai thông đường thở. Ở người bệnh COPD, tình trạng viêm sẽ khiến các chất dịch tiết ra liên tục, tạo thành đờm và kích thích phản xạ ho. Do đó, người bệnh sẽ ho nhiều, ho dai dẳng kéo dài và kèm theo đờm.
- Đờm đặc và đổi màu: Thông thường, đường hô hấp sẽ sản sinh ra chất nhầy để giúp giữ ẩm và ngăn chất bẩn, vi khuẩn,... xâm nhập. Ở người bình thường, đờm sẽ có màu trắng trong, loãng và thường xuất hiện vào sáng sớm. Ngược lại, ở người bệnh COPD, đờm thường trở nên đặc do chứa nhiều tế bào chết, tế bào miễn dịch,... Đồng thời, đờm sẽ đổi sang màu trắng đục hoặc xanh vàng.
- Khó thở: Do các phế quản bị phù nề và/hoặc các phế nang bị tổn thương và mất tính đàn hồi, việc hít thở ở người bệnh COPD sẽ vô cùng khó khăn. Họ sẽ thở gấp, nhịp thở nhanh, hơi thở nông, kèm theo tình trạng nặng ngực, tức ngực.
Ho có đờm, khó thở là dấu hiệu cảnh báo COPD
Bên cạnh những triệu chứng điển hình kể trên, người bệnh còn có thể gặp phải một số tình trạng khác như: Thường xuyên mệt mỏi, sụt cân, nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên, sốt nhẹ hoặc có cảm giác ớn lạnh,...
Có thể thấy, những triệu chứng kể trên thường gặp trong khá nhiều bệnh lý hô hấp khác nhau. Do đó, người bệnh đôi khi có thể bị nhầm lẫn, chủ quan, không nhận thức được bệnh tình của mình, dẫn đến không phát hiện kịp thời. Vậy, người bệnh COPD nên làm thế nào để phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính từ sớm?
Làm thế nào phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính từ sớm?
Những triệu chứng của COPD sẽ không bộc phát mạnh mẽ mà diễn biến từ từ qua nhiều tháng, nhiều năm. Chức năng hô hấp của người bệnh sẽ suy giảm dần. Đồng thời, bệnh COPD thường được bắt gặp ở những người bệnh từ 40 trở lên. Do đó, người bệnh thường có suy nghĩ là do tuổi tác.
Cho đến khi tình trạng ho đờm, khó thở đã khiến những sinh hoạt bình thường nhất của người bệnh trở nên khó khăn, thì bệnh đã vào giai đoạn nặng. Vì vậy, để phát hiện sớm bệnh lý này, người bệnh cần đi khám ngay khi gặp phải những triệu chứng kể trên.
Các bác sĩ có những phương pháp khác nhau để chẩn đoán chính xác bạn có mắc COPD hay không, và nếu mắc thì bệnh đang ở mức độ nào. Những phương pháp này có thể kể đến như:
Đo chức năng hô hấp
Đo chức năng hô hấp là biện pháp giúp chẩn đoán nhằm xác định bạn có mắc COPD hay không. Việc này thường được tiến hành khi bạn đã được sàng lọc COPD qua các bộ câu hỏi.
Phương pháp này sẽ sử dụng chỉ số FEV1/FVC để chẩn đoán. Nếu chỉ số này dưới 70% sau khi người bệnh được dùng thuốc giãn phế quản thì sẽ được xác định là mắc COPD.
Đo FEV1/FVC giúp chẩn đoán xác định COPD
Sàng lọc COPD với bộ câu hỏi
Hai bộ câu hỏi thường được dùng để sàng lọc COPD có thể kể đến như:
Bộ câu hỏi PUMA
STT |
Thông số |
Điểm |
|
1 |
Giới tính |
Nữ |
0 |
Nam |
1 |
||
2 |
Tuổi (năm) |
40-49 |
0 |
50-59 |
1 |
||
60 + |
2 |
||
3 |
Số bao thuốc/năm |
< 20 |
0 |
20-30 |
1 |
||
> 30 |
2 |
||
4 |
Khó thở |
Không |
0 |
Có |
1 |
||
5 |
Đờm mãn tính |
Không |
0 |
Có |
1 |
||
6 |
Ho mãn tính |
Không |
0 |
Có |
1 |
||
7 |
Đã từng đo hô hấp ký |
Không |
0 |
Có |
1 |
||
|
Tổng điểm |
|
|
Bộ câu hỏi PUMA giúp sàng lọc COPD
Bộ câu hỏi của GOLD
STT |
Dấu hiệu |
1 |
Ho vài lần mỗi ngày trong hầu hết các ngày trong tuần |
2 |
Khạc đờm trong hầu hết các ngày trong tuần |
3 |
Dễ bị khó thở hơn người cùng tuổi |
4 |
Trên 40 tuổi |
5 |
Đang hút thuốc lá hoặc đã từng hút thuốc lá |
Bảng sàng lọc của GOLD
Nếu tổng điểm của PUMA ≥ 5 hoặc có từ 3 dấu hiệu theo GOLD, người bệnh nên đi khám bệnh để được làm hô hấp ký nhằm phát hiện sớm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Bên cạnh những phương pháp trên, người bệnh cũng có thể được chẩn đoán mắc COPD thông qua chụp X-quang, scan CT ngực, đo khí máu động mạch,... Nếu được phát hiện mắc COPD càng sớm, thì việc điều trị và kiểm soát bệnh càng dễ dàng, tuổi thọ người bệnh sẽ được kéo dài. Vậy, người bệnh nên làm gì để kiểm soát bệnh COPD?
Những biện pháp giúp kiểm soát phổi tắc nghẽn mãn tính
Để kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính một cách hiệu quả, người bệnh nên thực hiện những biện pháp như:
Dùng thuốc theo chỉ định
Người bệnh COPD sẽ được chỉ định các loại thuốc giúp chống viêm, giãn phế quản, long đờm,... để giúp cải thiện tình trạng viêm, ho đờm và khó thở. Các thuốc này thường có dạng viên uống hoặc thuốc hít với tác dụng nhanh.
Mặc dù, chúng giúp kiểm soát các triệu chứng, nhưng vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ. Do đó, người bệnh nên nắm vững cách sử dụng, liều dùng, thời điểm dùng để có hiệu quả cao nhất.
Người bệnh COPD nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Tiêm phòng vacxin định kỳ
Người bệnh COPD có thể gặp phải các đợt cấp với mức độ từ nhẹ đến nặng. Nguyên nhân gây ra đến 80% các đợt cấp COPD là do bội nhiễm vi khuẩn, virus. Trong đó, virus cúm thường được bắt gặp nhiều nhất.
Do đó, người bệnh COPD cần được tiêm phòng cúm định kỳ hàng năm. Đồng thời, người bệnh cũng nên tiêm phòng phế cầu 5 năm 1 lần.
Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh
Người bệnh COPD cần duy trì lối sống lành mạnh như:
- Bỏ thuốc lá, tránh đến những nơi có nhiều khói thuốc.
- Thường xuyên vệ sinh mũi họng với nước muối sinh lý.
- Hạn chế đến những nơi đông người trong mùa dịch.
- Mang đồ bảo hộ khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung tinh bột, đạm để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Tập thể dục thường xuyên, nhưng nên tránh những nơi ô nhiễm.
- Không gian sống nên được giữ trong lành. Bạn có thể lắp hệ thống lọc khí và trồng nhiều cây quanh nhà để ngăn bụi bẩn.
- Sử dụng điều hòa để duy trì nhiệt độ và độ ẩm hợp lý. Không khí khô lạnh hay nóng ẩm đều khiến người bệnh hít thở khó khăn hơn.
- Chú ý nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng, stress.
Bỏ thuốc lá là điều kiện tiên quyết để giúp kiểm soát COPD
Sử dụng các sản phẩm thảo dược
Hiện nay, sử dụng các thảo dược tự nhiên là xu hướng được nhiều người bệnh tin dùng để kiểm soát bệnh lý mãn tính, trong đó có COPD. Những thảo dược này hiện đang được quy tụ trong sản phẩm BoniDetox của Mỹ, giúp người bệnh sử dụng được dễ dàng, thuận tiện nhất.
BoniDetox – Không còn nỗi lo về phổi tắc nghẽn mãn tính
BoniDetox được kết hợp bởi 10 loại thảo dược tự nhiên, giúp đem lại nhiều lợi ích với người bệnh COPD. Các thảo dược này có thể kể đến như:
- Baicalin, lá Ô liu giúp chống oxy hóa và phục hồi chức năng phổi bị tổn thương do ô nhiễm, hóa chất, virus, vi khuẩn,…
- Xuyên tâm liên, cam thảo Italia giúp giải độc phổi, làm sạch những chất độc tích tụ trong phổi.
- Cúc tây, xuyên bối mẫu giúp bảo vệ phổi toàn diện trước những chất độc hại, tăng cường sức đề kháng của phổi.
- Lá bạch đàn, bồ công anh, tỳ bà diệp giúp giãn phế quản, giảm viêm đường hô hấp, giảm ho đờm, khó thở.
- Fucoidan (chiết xuất tảo nâu) được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên NK - những tế bào có khả năng tìm và tiêu diệt những tế bào lạ.
Thành phần và công dụng của BoniDetox
Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniDetox
Qua nhiều năm lưu hành trên thị trường, BoniDetox đã giúp được vô số khách hàng gặp vấn đề về hô hấp lấy lại được sức khỏe và phòng ngừa được những bệnh lý nguy hiểm. Chúng ta cùng nghe những chia sẻ từ họ nhé!
Bác Nguyễn Duy Tuyên, 78 tuổi, ở 148 Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội, điện thoại: 0912.175.893.
Bác Tuyên chia sẻ: “Bác bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD do hút thuốc lá lâu năm cộng thêm công việc hít nhiều hóa chất độc hại. Ban đầu, cứ mỗi lần thay đổi thời tiết thì bác lại bị khó thở, thở khò khè. Thời gian sau, ngay cả khi ngồi bình thường bác cũng thấy khó thở như có ai ép phổi mình lại, bác còn bị khạc đờm liên tục. Bác uống thuốc đầy đủ theo đơn nhưng bệnh chẳng cải thiện chút nào.”
“Tình cờ, bác gặp được BoniDetox của Mỹ. Chỉ sau 1 tuần sử dụng sản phẩm này, cơn ho ngớt hẳn, dù vẫn còn ho nhưng không nặng như trước, đờm long dễ hơn, bớt khò khè. Sau nửa tháng tiếp theo, bác thấy rõ phổi nhẹ nhõm, không còn tức ngực và khó thở như trước nữa. Tin tưởng dùng BoniDetox đến giờ, tình trạng của bác đã ổn định, ho, đờm, khó thở cũng chưa tái phát lại.”
Bác Nguyễn Duy Tuyên, 78 tuổi
Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho vấn đề: “Làm thế nào phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính từ sớm?”. BoniDetox chính là giải pháp hoàn hảo nhất để giúp kiểm soát bệnh lý COPD, cũng như các bệnh lý hô hấp mãn tính khác. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn quý độc giả!
XEM THÊM: