Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin. Khi mắc bệnh, tuyến tụy của bạn vẫn hoạt động bình thường nhưng lượng đường trong máu không được chuyển hóa thành năng lượng để cơ thể sử dụng. Việc kiểm tra đường huyết là điều cần thiết đối với người bị tiểu đường. Đối với người bị bệnh tiểu đường tuýp 2, việc kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nhiều người bệnh lại không biết khi nào cần kiểm tra và mức độ kiểm tra như thế nào cho hiệu quả. Để giải quyết những băn khoăn này của người bệnh, mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mức độ kiểm tra đường huyết thường xuyên
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên JAMA Internal Medicine đã kết luận rằng, 14% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đang kiểm tra lượng đường trong máu của họ quá thường xuyên. Đây là vấn đề tranh luận trong cộng đồng bệnh tiểu đường về tần suất người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nên đo lượng đường trong máu.
Ba trong số các hiệp hội y tế liên quan đến bệnh tiểu đường gồm Viện Hàn lâm Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ, Hiệp hội Nội tổng quát và Hiệp hội Nội tiết, hiện đang khuyến khích bệnh nhân kiểm tra lượng đường trong máu ít hơn. Điều này gây ra sự mâu thuẫn trong việc nỗ lực giáo dục bệnh nhân trước đây.
Kết quả nghiên cứu này có thể gây ra hiểu lầm cho nhiều bệnh nhân tiểu đường, khiến họ nhầm tưởng rằng mình không cần phải kiểm tra đường huyết thường xuyên. Tuy nhiên, việc kiểm tra đường huyết thường xuyên vẫn được coi là một phần quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Thực tế, lượng đường trong máu không cố định cả ngày mà dao động dựa trên lượng carbohydrate, chất béo, protein, các loại thuốc… mà bạn sử dụng. Vì vậy, bạn cần máy đo đường huyết, que thử và thiết bị để có thể đánh giá hàng ngày mình có đang kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả hay không.
Việc kiểm tra đường huyết thường xuyên phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, hiệu quả điều trị và nhu cầu hàng ngày. Phần lớn người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên đo lượng đường trong máu ít nhất 1 lần/ngày. Một số người bệnh có thể cần phải kiểm tra thường xuyên hơn tùy thuộc vào tình trạng của bệnh.
Thời gian kiểm tra đường huyết phù hợp
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên lên lịch kiểm tra lượng đường trong máu phù hợp với các thời điểm trong ngày. Thời gian kiểm tra đường huyết thường xuyên có thể thực hiện vào 3 thời điểm sau:
-
Trước ba bữa ăn trong ngày. Việc kiểm tra trước bữa ăn rất quan trọng vì đường huyết lúc đói cho người bệnh thấy hiệu quả về phương pháp điều trị mà người bệnh cần. Nếu người bệnh chọn kiểm tra sau bữa ăn, người bệnh nên đợi một đến hai giờ để đảm bảo người bệnh có được chỉ số đường huyết chính xác.
-
Sau khi tập luyện.
-
Vào giờ đi ngủ.
Thay đổi lịch kiểm tra đường huyết thường xuyên
Có nhiều lý do có thể khiến người bệnh thay đổi lịch kiểm tra đường huyết thường xuyên của người bệnh tạm thời hoặc vĩnh viễn như:
-
Sức khỏe tổng thể của người bệnh: Nếu người bệnh cảm thấy sức khỏe không ổn, người bệnh nên tăng tần suất xét nghiệm lượng đường trong máu cho đến khi người bệnh cảm thấy tốt hơn.
-
Lượng đường trong máu: Người bệnh bắt đầu có lượng đường trong máu cao hoặc thấp thường xuyên hơn. Bác sĩ có thể muốn người bệnh kiểm tra nhiều hơn để xác định vấn đề.
-
Hoạt động thể chất: Nếu người bệnh có kế hoạch hoạt động nhiều hơn bình thường, người bệnh nên kiểm tra mức đường trong máu trước khi thực hiện.
-
Hiệu quả điều trị: Nếu người bệnh đã điều trị thành công bệnh tiểu đường của người bệnh trong một thời gian dài, bác sĩ có thể cho phép người bệnh giảm tần suất kiểm tra đường huyết.
Đối với người bệnh tiểu đường tuýp 2 thì lịch trình theo dõi đường huyết của người bệnh không nên quá cứng nhắc. Điều quan trọng là sau mỗi lần kiểm tra đường huyết, người bệnh nên ghi chép lại cẩn thận các chỉ số theo dõi để trao đổi với bác sĩ khi tái khám . Ngoài ra, các chuyên gia y tế còn khuyến cáo thêm, người bệnh tiểu đường nên kết hợp thêm Đông Tây y để nâng cao hiệu quả kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Magie - Chìa khóa kiểm soát đường huyết ổn định
Theo nghiên cứu của bác sĩ Ruy Lopez–Ridaura và các cộng sự là bác sĩ Walter C. Willett, bác sĩ Eric B.Rimm, bác sĩ Meir L. Stampfer, bác sĩ JoAnn E. Manson làm việc tại Bộ môn dinh dưỡng, trường Đại Học Harvard về mối liên quan giữa chế độ ăn giàu Magie và nguy cơ mắc biến chứng bệnh tiểu đường type 2: Những người có chế độ ăn giàu magie sẽ giảm nguy cơ gặp biến chứng tiểu đường type 2 so với người có chế độ ăn nghèo magie.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng:
- Magie có vai trò quan trọng trong quá trình tạo glycogen của cơ và gan từ glucose máu. Magie còn tham gia vào sự phân hủy glucose, acid béo, các acid amin trong quá trình chuyển hóa năng lượng.
- Magie cũng đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp lipid và protein giúp quá trình tạo xương và các mô khác và đảm bảo tính bền vững của dẫn truyền thần kinh.
- Magie còn có tác dụng giúp điều hòa hàm lượng đường trong máu (phòng ngừa bệnh tiểu đường), ổn định huyết áp ( phòng ngừa bệnh tăng huyết áp) , những người có chế độ ăn giàu magie hoặc ăn bổ sung magie sẽ giảm nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa.
BoniDiabet - Giải pháp hoàn hảo để bệnh nhân tiểu đường yên tâm sống khỏe, không lo biến chứng
BoniDiabet có công thức toàn diện, kết hợp hoàn hảo giữa Magie, các nguyên tố vi lượng khác như kẽm, chrom, selen, và thảo dược kinh điển trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi...
BoniDiabet giúp:
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giảm đường huyết, ổn định đường huyết an toàn
- Ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh trung ương, làm lành vết thương, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, đục thủy tinh thể.
- Giảm cholesterol và lipid máu.
BoniDiabet - Sản phẩm nhập khẩu chính hãng từ Mỹ và Canada.
Phân phối rộng rãi trên toàn quốc bởi công ty Botania (1 trong 5 công ty phân phối thực phẩm bảo vệ sức khỏe lớn nhất hiện nay), địa chỉ: 169 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, điện thoại: 1800.1044 – 0984.464.844 - 18001044.
Năm 2018, Công ty Botania vinh dự được nhận giải thưởng TOP 10 - Thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng do Trung tâm Chống hàng giả, Hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu TP. Hà Nội cùng với các cơ quan chức năng khác trao tặng.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà bài viết muốn cung cấp đến cho độc giả. Hy vọng bài viết mang lại những kiến thức hữu ích cho người bệnh tiểu đường nói riêng và bạn đọc nói chung, mọi người sẽ có thêm kiến thức về phương thức kiểm soát đường huyết an toàn, ngăn ngừa biến chứng hiệu quả cho căn bệnh tiểu đường.
XEM THÊM: