Mục lục [Ẩn]
Ngứa hậu môn là một tình trạng phổ biến diễn ra ở trong hoặc xung quanh hậu môn. Tuy không phải là một căn bệnh cụ thể nhưng những triệu chứng này thường khiến chúng ta thấy khó chịu, mất tự tin và không thoải mái. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp đến công việc mà còn gây đảo lộn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó, việc tìm hiểu những thông tin về ngứa hậu môn là vô cùng cần thiết mà mọi người không nên bỏ qua.
Ngứa hậu môn là bệnh gì?
Ngứa hậu môn ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh
Ngứa hậu môn là ngứa ở ống hậu môn, vùng da xung quanh hậu môn hoặc bộ phận sinh dục ngoài cảnh hậu môn. Tuy không phải là bệnh cụ thể nhưng những cơn ngứa hậu môn làm người mặc cảm thấy rất khó chịu, lúng túng, kém tự tin khi làm việc, giao tiếp. Không chỉ có thế, ngứa hậu môn còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây ngứa hậu môn
Có nhiều nguyên nhân gây ngứa hậu môn, chúng được chia ra làm 2 nhóm chính gồm nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý
- Nguyên nhân sinh lý
Vệ sinh chưa sạch sẽ
Một trong những nguyên nhân gây ngứa hậu môn là do vệ sinh sau khi đi ngoài chưa sạch sẽ. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng phát triển, gây ra viêm nhiễm và kích ứng. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ngứa hậu môn ở trẻ em.
Vệ sinh quá sạch
Lau quá mạnh có thể gây ngứa hoặc làm cho tình trạng ngứa nặng hơn. Không sử dụng xà phòng, nước nóng, bột thuốc, thuốc xịt thơm hoặc chất khử mùi do chúng có thể phá hủy chất nhờn có nhiệm vụ làm hàng rào bảo vệ da ở khu vực nhạy cảm này.
Dị ứng hóa chất
Lạm dụng các loại hóa chất vệ sinh tại hậu môn xà phòng, sữa tắm đều có thể gây kích ứng lên vùng da xung quanh đó và dẫn tới tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng. Khi đó, người bệnh cần phải ngay lập tức tránh xa tác nhân gây dị ứng và tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ những giải pháp chữa trị tốt nhất.
Mặc đồ bó sát
Những kích ứng ở vùng hậu môn cũng có thể liên quan đến thói quen mặc quần quá chật hoặc chất liệu không co giãn tốt. Bởi vì khi đó, mồ hôi sẽ tiết ra nhiều hơn và tiếp xúc với các vùng trên cơ thể, trong đó có hậu môn, gây kích ứng dẫn đến ngứa ngáy và thậm chí là nhiễm trùng nấm men.
- Nguyên nhân bệnh lý
Bệnh trĩ là căn bệnh gây ra do tĩnh mạch trong hậu môn bị suy giãn. Biểu hiện của chúng là xuất hiện máu khi đi ngoài và dịch nhầy tiết ra. Điều này sẽ khiến hậu môn ẩm ướt tại điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển tại đó gây kích ứng, ngứa ngáy.
Ngứa hậu môn là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ và kéo dài cho đến khi bệnh được chữa trị dứt điểm.
Bệnh nứt kẽ hậu môn, táo bón
Táo bón kéo dài gây bệnh nứt kẽ hậu môn
Bệnh nứt kẽ hậu môn là tình trạng táo bón kéo dài với những khối phân khô cứng, kích thướng lớn khiến cho ống hậu môn bị căng giãn, có thể rách và nứt. Khi rách hoặc nứt hậu môn, ngoài cảm giác đau trong và sau khi đại tiện, người bệnh sẽ cảm giác rất ngứa hoặc kích thích xung quanh hậu môn.
Nhiễm giun kim
Đây là nguyên nhân thường gặp gây ngứa hậu môn ở trẻ em. Vào ban đêm, giun kim sẽ di chuyển từ ruột đến hậu môn và vùng da xung quanh hậu môn để đẻ trứng, gây ngứa ngáy vùng hậu môn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và sức khỏe của bệnh nhân.
Tiêu chảy kéo dài
Khi bị tiêu chảy kéo dài, người bệnh thường xuyên đi ngoài nhiều lần nên phân có thể dính vào da hậu môn và da xung quanh hậu môn. Bởi vậy, nếu không chú ý vấn đề vệ sinh có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng phát triển và gây viêm nhiễm ngứa ngáy.
Rò hậu môn
Rò hậu môn cũng là nguyên nhân gây ngứa hậu môn ở một số bệnh nhân. Khi mắc bệnh, đa số mọi người đều gặp phải tình trạng chảy dịch mủ khiến hậu môn ẩm ướt và tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây kích ứng vùng da xung quanh hậu môn. Từ đó, họ thường cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu.
Những triệu chứng và dấu hiệu ngứa hậu môn
Những triệu chứng ngứa hậu môn bao gồm:
-
Ngứa, mẫn đỏ ở vùng da xung quanh hậu môn;
-
Trầy xước da do cào gãi;
-
Người bệnh cảm thấy ngứa nhiều hơn về đêm;
-
Vùng da bị tổn thương có thể bị nhiễm khuẩn.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Thông thường, những người bị ngứa hậu môn không cần đến các phương pháp điều trị y tế. Tuy nhiên, người bệnh cần gặp bác sĩ trong các trường hợp sau:
-
Sốt cao.
-
Ngứa hậu môn kéo dài từ 1 đến 2 tháng.
-
Chảy máu hoặc có dịch tiết ra từ hậu môn.
Cách điều trị
Để hậu môn hết ngứa, quan trọng là tìm đúng nguyên nhân để điều trị. Phương pháp chủ yếu là bạn phải tự chăm sóc và tránh tiếp xúc những vật có thể gây ngứa. Bạn phải giữ khu vực hậu môn sạch sẽ, khô và mát. Các biện pháp bao gồm tự chăm sóc, thay đổi chế độ ăn uống hoặc điều trị các bệnh nhiễm trùng…
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt cho người bị ngứa hậu môn
-
Nếu bị ngứa hậu môn thường xuyên sau khi sử dụng xà bông, giấy vệ sinh hay băng vệ sinh thì tốt nhất nên ngưng ngay. Hãy cân nhắc và lựa chọn các sản phẩm khác phù hợp hơn.
-
Giữ gìn vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Tuy nhiên cũng không nên vệ sinh quá kĩ. Bởi có thể làm mất đi lớp da bảo vệ tự nhiên tại niêm mạc hậu môn.
-
Tuyệt đối không gãi khi bị ngứa hậu môn bởi có thể khiến cho cơn ngứa nặng nề thêm và còn khiến hậu môn bị trầy xước, nứt rách.
-
Tránh mặc quần áo chật chội hay còn ẩm ướt, nên chọn các loại vải thoáng mát.
-
Hạn chế ăn các thực phẩm chua cay, dễ gây kích ứng, nhất là tiêu, ớt. Thức uống có gas, có cồn, chất kích thích cũng không nên dung nạp.
Nếu các biện pháp thông thường không mang lại hiệu quả, tình trạng ngứa nặng và kéo dài, hãy đến khám bác sĩ để được điều trị. Lúc này, việc sử dụng thuốc bôi để điều trị ngứa hậu môn được xem là cách đơn giản, hiệu quả nhất đem lại hiệu quả nhanh chóng.
Ngứa hậu môn bôi thuốc gì?
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về thuốc bôi trước khi sử dụng
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị ngứa hậu môn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về cách sử dụng những loại thuốc này để đạt hiệu quả nhanh chóng. Các thuốc có thể được kê đơn là:
- Kem Hydrocortisone 1%:
Kem Hydrocortisone 1% có tác dụng chống viêm tại chỗ dùng để khắc phục tình trạng ngứa vùng hậu môn. Bạn có thể thoa kem mỗi ngày khoảng 3 đến 4 lần, mỗi lần chỉ 1 lớp da mỏng và dùng liên tục trong vòng 1 tuần.
Lưu ý đây là loại kem không dùng cho trẻ dưới 10 tuổi, không nên dùng bôi lên mặt, vùng da bị lở loét hay vùng da bị nhiễm trùng.
- Thuốc mỡ bôi ngứa hậu môn Titanoreine:
Thuốc bôi giảm ngứa hậu môn Titanoreine hiệu quả với những trường hợp bị ngứa hậu môn do bệnh trĩ gây nên với các thành phần như: Zn oxide, Caraghénates, Titanium dioxide và Lidocaine. Đây đều là những thành phần khắc phục triệu chứng đau nhức, ngứa rát hỗ trợ điều trị các bệnh hậu môn hiệu quả.
Bạn có thể dùng loại thuốc ngày mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng hoặc buổi tối, không dùng quá 4 lần 1 ngày, tốt nhất là dùng sau khi tắm hoặc đi đại tiện xong.
- Ngứa rát hậu môn bôi thuốc gì - thuốc Gentrisone:
Đây là loại thuốc chống ngứa hậu môn hiệu quả, được chỉ định dùng với những trường hợp bị ngứa hậu môn khi bị nhiễm khuẩn, viêm da dị ứng hoặc các nhiễm nấm Candida khác. Thuốc có chứa các thành phần như Bentamethason dipropionat, Gentamicin và Clotrimazol…
Bạn có thể dùng thuốc 2 lần mỗi ngày sáng hoặc tối và chỉ nên dùng trong 1 thời gian ngắn và ngừng lại.
Nếu điều trị tích cực, bệnh ngứa hậu môn thường tiến triển tốt, các triệu chứng thường giảm và khỏi trong khoảng 1 tuần.
Vừa rồi là những biện pháp phổ biến để điều trị ngứa hậu môn. Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp nào mang lại hiệu quả tốt nhất cần phải căn cứ vào nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Muốn làm được điều đó, bạn cần phải tới các cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân. Sau đó, đưa ra những phác đồ điều trị an toàn và hiệu quả nhất.
Nếu nguyên nhân gây ngứa hậu môn là do các hiện tượng sinh lý, người bệnh chỉ cần chú trọng vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh xa tác nhân gây kích thích, xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp, sử dụng giấy mềm hoặc nước sạch để vệ sinh hậu môn là có thể cải thiện được tình trạng này.
Nếu ngứa hậu môn là do bệnh lý, bệnh nhân cần phải điều trị tại các cơ sở y tế và tuân thủ theo đúng những chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý điều trị hoặc thay đổi liệu trình chữa bệnh. Bởi điều này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chữa bệnh.
Trong các bệnh lý gây ngứa hậu môn, hay gặp nhất là bệnh trĩ. Sau đây, chúng ta tìm hiểu thêm về cách phòng và điều trị bệnh trĩ.
Nhận biết triệu chứng ngứa hậu môn do bệnh trĩ
Bệnh trĩ thường gây ra ngứa hậu môn do quá trình chảy máu hậu môn cùng với sự thò ra thụt vào của các búi trĩ mang theo rất nhiều chất dịch tiết khiến vùng da hậu môn ẩm ướt và dễ bị kích thích gây ngứa. Để nhận biết triệu chứng ngứa hậu môn do bệnh trĩ không phải là điều khó khăn. Dựa vào các dấu hiệu kèm theo sau có thể chẩn đoán ngứa hậu môn là do bệnh trĩ gây ra:
-
Đau rát hậu môn: Khi bị bệnh trĩ, đa số người bệnh đều trải qua các triệu chứng táo bón. Lúc này việc đại tiện trở nên khó khăn hơn khi phải dùng sức rặn để tống phân ra ngoài. Và dĩ nhiên, việc này sẽ khiến niêm mạc hậu môn bị tổn thương, nứt kẽ hậu môn và đau rát.
-
Đi ngoài ra máu: Hiện tượng đi cầu ra máu tươi là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Lượng máu tiết ra đôi khi dính rất ít trên giấy vệ sinh, nhưng nếu bệnh ở cấp độ nặng chúng có thể nhỏ giọt hay phun thành tia khiến lượng máu mất đi là rất lớn.
-
Sa búi trĩ: Bệnh trĩ hình thành do sự căng giãn quá mức các tĩnh mạch trĩ vùng hậu môn, dần dần khiến các búi trĩ bắt đầu xuất hiện. Búi trĩ lớn gây vướng víu, dễ chảy máu, kèm theo tình trạng đau rát và ngứa hậu môn là bằng chứng rõ ràng đủ để kết luận bạn bị bệnh trĩ.
Bệnh trĩ đang ngày càng trở nên phổ biến vì gần 50% người từ 50 tuổi trở lên đã từng mắc bệnh trĩ ít nhất một lần trong đời. Nếu không được điều trị sớm, bệnh trĩ có thể gây ra những hậu quả khó lường, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt cũng như công việc của người bệnh.
Hiện nay việc sử dụng thảo dược trong hỗ trợ điều trị bệnh trĩ được ứng dụng rất nhiều bởi tính an toàn, hiệu quả của nó, giúp bệnh nhân giảm bớt được nguy cơ phẫu thuật, tránh được những tai biến xảy ra khi phẫu thuật, vì thế cũng giúp người bệnh tiết kiệm chi phí điều trị hơn.
Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông - Thảo dược quý chống lại bệnh trĩ
Đây là những thảo mộc chứa hàm lượng rất cao chất chống oxy hóa là anthocyanidin và proanthocyanidin, khả năng chống oxy hóa của chúng gấp 20 lần vitamin E và 50 lần Vitamin C. Vì thế chúng giúp bảo vệ và làm bền thành mạch, tăng cường chức năng mao mạch và tĩnh mạch, giúp các mạch máu đàn hồi tốt hơn, góp phần chống lại tình trạng giãn tĩnh mạch trĩ.
BoniVein của Mỹ và Canada là sự kết hợp của cây lý chua đen, hạt nho, vỏ thông cùng các thảo dược khác có tác dụng tăng cường sức bền tĩnh mạch chống oxy hóa, hoạt huyết như diosmin, hesperidin, cây chổi đậu, rutin, bạch quả. BoniVein hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, phòng chống, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ như ngứa hậu môn, chảy máu, sa búi trĩ, … và giảm biến chứng do bệnh trĩ gây nên như viêm nứt hậu môn, sa trực tràng.
Với liều 2-6 viên mỗi ngày, BoniVein giúp làm giảm nhanh triệu chứng chảy máu, đau rát hậu môn sau 2-3 tuần sử dụng, co búi trĩ sau 2-3 tháng sử dụng.
Một số trường hợp sử dụng BoniVein
- Cô Đỗ Thị Nội, 61 tuổi, số 27, ngõ 515/13 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội, Đt: 0166.265.1848
Tôi bị trĩ cách đây gần 40 năm sau khi sinh con xong, nếu người khỏe thì đỡ nhưng người yếu hay mệt búi trĩ sa ra nhiều hơn. Tôi bị triệu chứng đau, rát hậu môn rất khó chịu, đi vệ sinh ra máu, không phải máu lẫn với phân mà đi vệ sinh xong xuôi tia máu mới phun ra phủ lấy phân như gà cắt tiết, còn hậu môn thì rất nhiều búi trĩ, xếp lại xòe như 1 bông hoa. Tôi uống BoniVein với liều 4 viên, sau hơn 1 tháng đi ngoài tôi đã thấy hết triệu chứng đau, rát, chảy máu, càng dùng thì búi trĩ đã xoăn tít lại và co dần vào trong hậu môn. Đặc biệt triệu chứng trĩ cắn như kiến cắn kéo từ mạn sườn bên này sang mạn sườn bên kia sau khi dùng BoniVein đã hết.
- Nguyễn Thanh Tuấn (ở tổ 2, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ), Sdt: 0978.532.455
Công việc của tôi thường xuyên phải sử dụng rượu bia dẫn tới táo bón, đi vệ sinh bị đau rát. Cách đây 2 năm, tôi bị đi ngoài ra máu, lúc đầu chùi giấy thấy màu đo đỏ, dần dà máu phun thành tia phủ kín lên phân, xuất hiện búi trĩ bằng hạt đậu thập thò hậu môn, cứ ngồi xổm lại tự động sa ra rất bất tiện, hôm nào tôi uống rượu bia búi trĩ còn sưng lên, rất đau. Tôi dùng BoniVein với liều 4 viên 1 ngày chia 2 lần, sau 2 tuần triệu chứng đau rát đã đỡ, đi vệ sinh dễ hơn. Sau 4 lọ tôi đã thấy hết hẳn những triệu chứng trên, hết cả chảy máu, đồng thời búi trĩ không còn sa ra thường trực như trước. Dùng Bonivein được gần 3 tháng búi trĩ đã co hoàn toàn. Hiện tại tôi chỉ còn dùng BoniVein với liều 2 viên để phòng tái phát thôi.
- Chú Mai Văn Sáu, 63 tuổi, số 416 tổ 9, khu 2, đường Bùi QuốcKhánh, p. Chánh Nghĩa, tp Thủ dầu 1, Bình Dương, đt: 0938.822.839
Tôi bị trĩ từ năm 92, lúc đó chưa có búi trĩ mà chỉ có những triệu chứng sưng đỏ hậu môn, táo bón và đi vệ sinh bị chảy máu. Đến 2,3 năm trở lại đây, bệnh trĩ lại tái phát nặng hơn trước không những đi cầu ra máu, sưng mà búi trĩ cũng to, mọc thành “vành” ở hậu môn, đi xong tôi phải rửa ráy sạch sẽ rồi dùng tay đẩy nó mới lên được. Tôi dùng BoniVein với liều 4 viên 1 ngày, sau hơn 1 tháng triệu chứng đi cầu chảy máu và dịch đã hết, sau 2 tháng búi trĩ đã tự co lên được không phải dùng tay đẩy lên nữa. Sau 4 tháng búi trĩ co được tới 90% rồi, hầunhư tôi không còn cảm nhận mình bị trĩ nữa.
Triệu chứng bệnh trĩ không đơn thuần là ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và giảm chất lượng cuộc sống, mà nó còn là con đường dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng nề, hoại tử gây giảm sút sức khỏe và thậm chí là nguy cơ ung thư hậu môn nếu không được chữa trị kịp thời. Do vậy, nếu gặp phải tình trạng ngứa hậu môn trong thời gian dài nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, cùng với các bất thường khác thì đừng ngần ngại đi thăm khám và điều trị ngay để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân.
Mời các bạn xem thêm: