Tùy vào lượng rượu uống mà sẽ gây ra những tác động khác nhau đối với cơ thể. Tuy nhiên, theo chuyên gia Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) khi có các dấu hiệu sau phải đưa ngay người say rượu vào viện.
BS Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) cho biết, khi uống rượu đến ngưỡng nồng độ rượu trong máu từ 50 – 100mg/dL, người uống sẽ chậm đáp ứng, giảm khả năng phán xét, không điều khiển được các vận động đòi hỏi độ chính xác, giọng nói bất thường.
Vì thế, dù ở ngưỡng thấp người ta vẫn đưa ra khuyến cáo người đã rượu bia không nên lái xe để phòng những bất trắc khi lưu thông trên đường.
Từ 100 – 200mg/dL, người say sẽ có hiện tượng nhìn đôi (nhìn một vật thành hai vật), bạo lực, mất định hướng, lẫn lộn, vô cảm, sững sờ…
Từ 200 – 400mg/dL, người say bị ức chế hô hấp, thở yếu, thở chậm, ngừng thở, thở khò khè, ứ đọng đờm dãi, ho hoặc khạc yếu, giảm thân nhiệt (da lạnh), đái ỉa ra quần, tụt huyết áp, hôn mê.
Ở mức trên 400 có nguy cơ trụy tim mạch, tử vong.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) cho biết, bia rượu gây tác động xấu tới cơ thể con người. Ảnh: H.Hải
Ở người Việt Nam, để phù hợp với kích cỡ cơ thể và dễ ước tính, với nam giới không nên quá 20 gam/ngày, tương đương 500ml loại bia 5%, 60ml loại rượu 39.9%; với nữ giới không nên quá 10 gam/ngày, tương đương với 250ml loại bia 5%, 30ml loại rượu 39.9%.
Tuy nhiên, khi đã ngồi trong bàn nhậu, rất khó “định lượng” được lượng uống vào là bao nhiêu, ở ngưỡng an toàn hay đã vượt ngưỡng an toàn, chưa kể nguy cơ uống phải rượu giả pha methanol.
Vì thế, sau khi uống rượu, bị say cần đặt người say nằm nghiêng sang bên phải. Đây là tư thế nghiêng an toàn, có tác dụng dẫn lưu đờm dãi ra ngoài, hạn chế nguy cơ hít vào phổi, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân bị nôn.
Tư thế này cũng giúp dạ dày uốn cong, thức ăn trong dạ dày không bị kích thích, nôn ra ngoài. Trong khi để bệnh nhân nằm nghiêng, cứ vài giờ phải đánh thức bệnh nhân dậy, tránh bị hôn mê mà không biết.
Nếu bệnh nhân tỉnh và có thể ăn uống được thì cho ăn cháo loãng hoặc thức ăn chứa tinh bột như ngô, khoai, sắn, hoặc sữa, đường... nhằm tránh hạ đường huyết.
Còn khi bệnh nhân có 1 trong 8 biểu hiện dưới đây, đừng chần chừ hãy đưa người say đến cơ sở y tế để được hỗ trợ tốt nhất:
- Bất tỉnh, gọi hỏi không biết.
- Co giật. Khi bệnh nhân bị co giật, giữ tư thế nằm nghiên an toàn. Không để người bệnh ngã hoặc va đập vào các vật cứng, không cho các vật cứng vào miệng. Quan sát kỹ người bệnh, nếu thở yếu, ngừng thở hoặc tím tái thì hô hấp nhân tạo.
- Tê, yếu chân tay một bên chân tay hoặc một bên mặt, nói ngọng trong khi đã tỉnh táo.
- Thở khò khè, ứ đọng đờm dãi ở miệng họng, ho yếu. Thở yếu, nhịp thở không đều, thở chậm hoặc ngừng thở. Có thể hít sâu và nhịp thở nhanh.
- Da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh.
- Đái, ỉa ra quần, đái ít (lượng nước tiểu ít hơn bình thường)
- Nhìn mờ, nhìn một vật thành hai.
- Nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng.
BS Nguyên lưu ý, mọi người cần có ý thức uống chừng mực, uống rượu có nguồn gốc xuất xứ để tránh nguy cơ ngộ độc, thậm chí cả tử vong vì rượu trong những ngày Tết.
Nguyên nhân và giải pháp
Theo thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y bệnh viện quân y 108 cho biết: "Sau khi đi vào cơ thể, rượu sẽ được một enzyme tên là dehydrogenase chuyển hóa thành acetaldehyde. Đây là một chất rất độc, là nguyên nhân gây ra tình trạng say xỉn, mất kiểm soát bản thân, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa sau khi uống rượu. Sở dĩ bệnh nhân gặp những tình trạng trên là do người bệnh uống quá nhiều rượu, khiến cho lượng andehyd tạo thành quá nhiều, chúng xâm nhập vào hệ thần kinh làm tổn hại nơ ron thần kinh, xâm nhập vào các tế bào cơ quan khác một cách ồ ạt như vũ bão khiến cho người uống rượu gặp tình trạng ngộ độc cấp tính như thế".
Để hạn chế tình trạng này, bác sĩ cũng đưa ra những lời khuyên như:
- Uống rượu với số lượng vừa phải
- Uống rượu kết hợp với ăn để ngăn sự hấp thu rượu quá mức vào cơ thể
- Sử dụng những chất có tác dụng ngăn rượu chuyển hóa thành andehyd như N-acetyl Cystein - là chất xúc tác xúc tác chuyển hóa rượu thành chất không độc hại là acid acetic (giấm ăn), ức chế tạo thành acetaldehyde là chất gây độc hại, say xỉn. Bởi vậy, NAC giúp giải rượu và bảo vệ gan, thận khỏi tác hại của rượu.
Mặt khác, trong cơ thể thì gan sử dụng Glutathion để xử lý, đào thải các chất độc hại, trong đó có acetaldehyde. Uống rượu quá mức làm cạn kiệt nguồn glutathione dẫn đến sự tích tụ độc tố và làm tình trạng say rượu nghiêm trọng hơn, thậm chí là ngộ độc rượu. NAC là chất chống oxy hóa, được chứng minh giúp khôi phục lại Glutathion trong cơ thể, có tác dụng giải độc với bệnh nhân bị ngộ độc rượu.
N-acetyl Cystein được bào chế dưới dạng phân tử siêu nano trong sản phẩm BoniAncol của Canada và Mỹ để tối đa tác dụng chuyển hóa rượu thành giấm ăn. Chỉ cần uống BoniAncol liều từ 2-4 viên, trước bữa nhậu khoảng 30 phút, BoniAncol sẽ phát huy được tác dụng ổn định và cực kỳ an toàn với người sử dụng.
BoniAncol là sản phẩm do công ty Botania phân phối, đây là 1 trong 5 công ty phân phối thực phẩm bảo vệ sức khỏe lớn nhất Việt Nam hiện nay. Năm 2018, Công ty Botania vinh dự được nhận giải thưởng TOP 10 - Thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng do Trung tâm Chống hàng giả, Hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu TP. Hà Nội cùng với các cơ quan chức năng khác trao tặng.
Để được tư vấn về sản phẩm BoniAncol, bạn để lại số điện thoại hoặc chủ động gọi tới số 18001044 hoặc 0984464844 giờ hành chính.
XEM THÊM:
Bí quyết của những cao thủ uống rượu không biết say là gì!!!
Hỏi: BoniAncol dùng để giải rượu thì dùng như thế nào?