Mục lục [Ẩn]
Hiện nay, huyết khối tĩnh mạch sâu là một vấn đề có xu hướng ngày càng gia tăng với nhiều biến chứng nguy hiểm đi kèm và tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy chúng ta cần hết sức lưu ý tới những nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây ra huyết khối tĩnh mạch sâu để có biện pháp phòng tránh, trong đó đặc biệt phải kể đến bệnh lý suy giãn tĩnh mạch. Vậy huyết khối tĩnh mạch sâu là gì, có liên quan thế nào với bệnh suy giãn tĩnh mạch? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Huyết khối tĩnh mạch sâu và mối liên quan trong bệnh suy giãn tĩnh mạch
Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?
Huyết khối là cục máu đông trong lòng mạch máu, chúng có thể di chuyển và gây tắc mạch tại vị trí bất kỳ nên tiềm ẩn rất nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Tĩnh mạch là hệ thống mạch máu có nhiệm vụ đưa máu sau khi trao đổi chất và oxy tại các cơ quan, trở về tim. Có 3 loại tĩnh mạch gồm tĩnh mạch nông nằm gần bề mặt da, tĩnh mạch sâu nằm ở bên trong cấu trúc cơ thể, và các tĩnh mạch xuyên đưa máu từ tĩnh mạch nông đổ về tĩnh mạch sâu.
Vậy, huyết khối tĩnh mạch sâu là hiện tượng hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch sâu. Tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi hay giới tính nào, ở bất kỳ khu vực nào trong cơ thể nhưng thường gặp nhất là huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.
Dấu hiệu nhận biết huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch sâu thường có thể gây ra một số triệu chứng như sau:
- Cảm giác vùng bị huyết khối, mức độ đau nặng nhẹ tùy trường hợp nhưng thường đau tăng lên khi vận động.
- Da tại vùng bị huyết khối tĩnh mạch sâu có xu hướng chuyển thành màu nâu đỏ, xanh đen hoặc một màu bất thường và thường có cảm giác nóng rát so với các vùng da khác.
- Sưng phù, nặng mỏi tại khu vực huyết khối.
- Có thể kéo theo những tĩnh mạch nông giãn phồng, nổi lên thành mạng nhện li ti hoặc to như con giun dưới da.
Sưng phù, đổi màu da tại chân có huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây biến chứng đe dọa đến tính mạng
Khi bị huyết khối tĩnh mạch sâu, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nguy cơ rất cao mắc một số biến chứng như: loét da vùng tĩnh mạch bị huyết khối, sưng đau phù nề kéo dài, thuyên tắc phổi,…
Trong đó, biến chứng nguy hiểm nhất của huyết khối ở tĩnh mạch sâu cần nhắc đến đó là thuyên tắc phổi. Bệnh nhân có thể gặp những biểu hiện: khó thở không rõ nguyên nhân, đau tức ngực, đôi khi ho ra máu,… Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, thuyên tắc phổi có thể dẫn đến suy hô hấp, tràn dịch màng phổi và thậm chí là tử vong.
Nguyên nhân hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu
Đông máu là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường với sự tham gia của các yếu tố tiểu cầu, hồng cầu và fibrinogen, có tác dụng bịt kín vết thương, ngăn chặn sự mất máu, tạo điều kiện cho quá trình làm lành vết thương. Thế nhưng do một số bất thường, hiện tượng này có thể xảy ra trong lòng mạch máu gây ra tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu như đã trình bày ở trên. Một số nguyên nhân gây ra huyết khối tĩnh mạch sâu hay gặp như:
- Phẫu thuật: chỉnh hình do gãy xương, phẫu thuật ngực, bụng...
- Bệnh lý ác tính: ung thư tụy, phổi, buồng trứng, tinh hoàn, tiết niệu, vú, dạ dày...
- Chấn thương gãy xương đùi, gãy đốt sống...
- Ứ trệ tuần hoàn do bất động lâu ngày
- Rối loạn đông máu làm tăng đông máu bẩm sinh.
- Mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Rối loạn đông máu làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối
Huyết khối tĩnh mạch sâu trong bệnh suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch sâu là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch sâu, dẫn đến tình trạng máu ứ đọng lại, không lưu thông được, từ đó tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Huyết khối tĩnh mạch sâu được xem là biến chứng đáng lo ngại hàng đầu của bệnh lý này.
Làm sao để phòng ngừa biến chứng huyết khối ở bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu.
Để hạn chế tối đa nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu, những bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch cần chú ý thực hiện những điều sau:
Chế độ ăn uống
- Đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày đủ vitamin và các chất dinh dưỡng.
- Nên ăn uống ít đường, ít muối, hạn chế thực phẩm chứa acid béo bão hòa. Hạn chế bia rượu, thuốc lá, chất kích thích.
- Ăn các thực phẩm nhiều chất xơ, trái cây, rau quả, ngũ cốc, vitamin E và C, các chất giàu collagen…
- Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày (nhu cầu nước mỗi ngày cho cơ thể một người lớn là 2 lít nước)
Hạn chế bia rượu, thuốc lá
Chế độ sinh hoạt
- Tập thể dục thể thao đều đặn: Nên tập và chơi những môn thể thao có động tác nhịp nhàng và nhẹ nhàng như, đi bộ, bơi lội, xe đạp,... Không nên chơi những môn thể thao phải cử động mạnh và chuyển hướng đột ngột gây chấn động lên hệ tĩnh mạch chân như bóng đá, nhảy cao, nhảy xa, chạy nhanh…
- Tránh đứng lâu: Càng đứng lâu, máu ứ lại ở chân càng nhiều, tạo điều kiện cho sự hình thành cục máu đông gây nguy hiểm cho người bệnh.
- Kiểm soát cân nặng: Béo phì là một yếu tố làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch sâu và làm tăng nặng các tình trạng bệnh. Vì vậy, giảm trọng lượng, duy trì mức cân nặng hợp lý sẽ giúp phòng ngừa biến chứng suy giãn tĩnh mạch trong đó có huyết khối.
Sử dụng sản phẩm thảo dược phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu
Ngoài các biện pháp thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, các chuyên gia y tế khuyên rằng, sử dụng thảo dược có hiệu quả rất tốt trong cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu và phòng ngừa biến chứng huyết khối tĩnh mạch.
Hiện nay trên thị trường có sản phẩm BoniVein+ 100% thảo dược được đánh giá rất cao với hiệu quả này.
BoniVein+ - Giải pháp hoàn hảo cho bệnh suy giãn tĩnh mạch
BoniVein+ - sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là sự phối hợp hoàn hảo của 10 loại thảo dược, có tác dụng giúp cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch, cải thiện lưu thông máu, giảm các triệu chứng như ngứa, sưng, đau chân,..., làm tĩnh mạch chắc khỏe hơn.
Loại thảo dược đầu tiên có thể kể đến của BoniVein+ là cây chổi đậu:
Cây chổi đậu
Cây chổi đậu có tên khoa học là Ruscus aculeatus, được trồng nhiều từ Iran đến Địa Trung Hải và miền nam nước Mỹ. Đây là một loài thực vật thuộc họ măng tây, mọc thành từng bụi. Cây thấp, thân và lá dựng đứng, khá cứng, sống dai.
Chổi đậu có khả năng kích thích tăng tiết chất gây co mạch, cải thiện độ đàn hồi tĩnh mạch, cải thiện tuần hoàn máu, giảm triệu chứng chuột rút, căng tức, ngứa, sưng phù, đau chân, giảm phồng tĩnh mạch làm tĩnh mạch khỏe hơn. Một điều quan trọng trong trị bệnh suy giãn tĩnh mạch là phải làm tăng tuần hoàn máu, tránh tắc nghẽn, ngăn hình thành huyết khối vì thế cây chổi đậu (Butcher broom) thường được phối hợp kèm với Ginkgo biloba (bạch quả) để phòng tránh tắc nghẽn tĩnh mạch.
Ngoài ra, BoniVein+ còn chứa diosmin và hesperidin là hai flavonoid từ cam quýt, sự hiệp đồng tác dụng này sẽ làm tăng bền vững thành tĩnh mạch, tăng trương lực thành tĩnh mạch nên làm giảm hiện tượng ứ máu.
BoniVein+ cũng bổ sung thêm rất nhiều thảo dược quý dùng cho suy giãn tĩnh mạch sâu như hạt dẻ ngựa, hoa hòe, vỏ thông, quả lý chua đen; sự kết hợp hoàn hảo này vừa giúp làm bền chắc tĩnh mạch, tác động vào gốc rễ gây bệnh, vừa cải thiện triệu chứng, vừa giúp phòng ngừa biến chứng đặc biệt như là huyết khối tĩnh mạch sâu.
BoniVein+ được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt chuẩn GMP theo FDA (Hoa Kỳ) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đồng thời trong quá trình bào chế, sản phẩm đã được ứng dụng công nghệ siêu nano Microfluidizer, giúp tinh lọc hoạt chất, loại bỏ tạp chất, đồng đều kích thước và chất lượng tiểu phân qua đó tối ưu được sinh khả dụng, tăng độ hấp thu và tác dụng tổng thể. Tại Việt Nam, sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép đầy đủ và hiện đã có mặt tại các hiệu thuốc tây lớn trên toàn quốc.
Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về dấu hiệu, nguyên nhân của huyết khối tĩnh mạch sâu, cũng như nắm bắt thêm được những biện pháp phòng tránh biến chứng huyết khối này trong căn bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nếu có bất kỳ băn khoăn thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ hotline miễn cước 1800 1044 để được tư vấn chi tiết.
XEM THÊM:
- Suy giãn tĩnh mạch bắp chân nguy hiểm như thế nào?
- Bài tập trong lúc ngồi cho dân văn phòng bị suy giãn tĩnh mạch