Mục lục [Ẩn]
Hỏi: Thưa chuyên gia, tôi năm nay 67 tuổi, bị tình trạng ho kéo dài đã nhiều năm, gần đây tôi thấy người rất mệt, khó thở, hơi đau tức ngực, nhiều khi ho thấy đờm có lẫn chút máu. Tôi có tìm kiếm triệu chứng của mình trên mạng thì thấy dấu hiệu gần giống với triệu chứng của ung thư phổi khiến tôi lo lắng không yên, tôi lại không dám đi khám vì sợ nếu đúng bị ung thư phổi thật thì tôi sẽ suy sụp mất. Xin hỏi chuyên gia, tôi nghe nói ung thư phổi chủ yếu là do hút thuốc lá, tôi không hút thuốc lá thì liệu có bị được không ạ? Tôi có đọc thông tin về BoniDetox, tôi nên dùng khi bị bệnh hay không bị bệnh ạ? (Quốc Trường, Hà Nội)
Trả lời: Chào anh, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chiếm khoảng 12,4% các loại ung thư. Năm 2000, số bệnh nhân bị ung thư phổi là 6.905 trường hợp. Đến 2013, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư phổi đã tăng lên gấp 4 lần. Mỗi năm có khoảng 20.000 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi, trong đó có 17.000 ca tử vong. Điều đáng nói là trong số các BN ung thư phổi nhập viện, 62,5% không còn khả năng phẫu thuật. Nói với anh những con số này để anh biết được mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư phổi, anh không nên chần chừ mà cần đi tới bệnh viện để kiểm tra ngay. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho anh một số thông tin cần thiết về căn bệnh ung thư phổi nguy hiểm này.
Phương pháp giúp chẩn đoán ung thư phổi:
- Triệu chứng hay gặp nhất của ung thư phổi là ho kéo dài.
- Khó thở, ho có đờm lẫn máu và đau ngực cũng có thể là dấu hiệu chỉ điểm của ung thư phổi.
- Một thời gian sau bệnh nhân có thể gầy sút, mệt mỏi, thở nông, khàn giọng, khó nuốt, đau xương, thở khò khè và tràn dịch màng phổi.
- Chụp x quang phát hiện ung thư phổi: Phương pháp này có thể phát hiện bất thường hoặc khối u trên phổi nhưng có thể bỏ qua những khối u có kích thước quá nhỏ. Vì vậy, bên cạnh chụp X quang ung thư phổi, người bệnh thường được chỉ định kết hợp với chụp CT lồng ngực.
Chụp X quang ung thư phổi
- Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực (chụp CT): là phương pháp sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang của ngực và bụng trên, giúp bác sĩ phát hiện các bệnh lý ở xương sườn, màng phổi, nhu mô phổi, phế quản, mạch máu, tim, trung thất,... Đặc biệt, phương pháp này có thể phát hiện ra những tổn thương có kích thước nhỏ dưới 1mm, hiệu quả hơn chụp X quang ung thư phổi.
- Xét nghiệm đàm: xét nghiệm đàm qua kính hiển vi giúp bác sĩ có thể phát hiện ra tế bào ung thư. Tuy nhiên, vì xét nghiệm này không nhạy nên bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm khác nếu xét nghiệm đàm âm tính và có nghi ngờ ung thư phổi.
- Soi phế quản: là phương pháp sử dụng một ống soi mềm có đèn chiếu sáng đưa vào khí quản qua mũi. Một mẫu nhỏ của khối u nghi ngờ có chứa tế bào ung thư sẽ được làm sinh thiết dưới kính hiển vi. Trước khi làm thủ thuật, bệnh nhân sẽ được cho ngủ hoặc xịt thuốc tê tại chỗ vào thành họng để giảm triệu chứng khó chịu.
- Sinh thiết xuyên thành ngực: dưới hướng dẫn của CT scan, bác sĩ sẽ dùng kim chọc qua ngực bệnh nhân để lấy mẫu khối u nghi ngờ có chứa tế bào ung thư phổi để thực hiện quan sát dưới kính hiển vi và chẩn đoán bệnh một cách chính xác.
Như vậy để có thể kết luận anh có bị ung thư phổi hay không, các bác sĩ sẽ phải dựa vào rất nhiều các dấu hiệu. Anh nên tới bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt, bệnh ung thư phổi nếu mới phát hiện ở giai đoạn đầu thì hoàn toàn có thể chữa khỏi được, hoặc tăng thời gian sống, cải thiện được chất lượng cuộc sống của anh. Nếu anh phát hiện muộn, càng muộn tiên lượng bệnh càng giảm, sau 5 năm mới phát hiện thì tiên lượng sống chỉ còn khoảng 16,8%. Nghĩa là với 10 người bị ung thư phổi, sau 5 năm chỉ 1-2 người còn sống.
Không hút thuốc lá liệu có bị ung thư phổi?
Anh có thắc mắc rằng anh không hút thuốc lá thì làm sao có thể bị ung thư phổi được, ung thư phổi chỉ xảy ra ở những người hút thuốc – đây là thông tin rất sai lầm khiến rất nhiều bệnh nhân bị mắc bệnh nhưng chủ quan nghĩ mình không hút thuốc lá thì sẽ không thể bị được.
Tôi xin thông tin chính xác lại với anh rằng, thuốc lá đúng là nguyên nhân gây ung thư phổi nhưng nó là nguyên nhân chính chứ không phải nguyên nhân duy nhất. Nguyên nhân gây bệnh do khói thuốc lá chiếm tới 90% nhưng trong đó có khoảng 4% là hút thuốc lá thụ động, ngoài ra còn rất nhiều các tác nhân khác gây ung thư phổi như:
- Môi trường làm việc là yếu tố dễ gây ra bệnh ung thư phổi. Các tác nhân từ môi trường gây ung thư phổi như: khói bụi, công nhân than, dệt may hóa chất, những người làm việc trong môi trường luyện thép, niken, crom và khí than.
- Môi trường ô nhiễm: Khói từ các đám cháy và khí thải từ các nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp, bụi đường, khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới… đó cũng là nguyên nhân tại sao 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh lại có tỉ lệ ung thư phổi cao nhất nước.
- Tiếp xúc với tia phóng xạ: đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi. Bệnh nhân làm việc trong các mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khi radon.
Tất cả các yếu tố trên sẽ làm cho phổi bị nhiễm độc, từ đó làm cho các tế bào phổi bình thường bị đột biến gen hoặc NST, nên tế bào mất khả năng kiểm soát sự phân chia và liên kết tế bào. Vật liệu di truyền (AND) của một tế bào bị thay đổi hoặc hư hỏng, làm tăng sinh vô tổ chức các tế bào “lỗi”- tế bào ung thư. Các tế bào ung thư này không chết đi theo chương trình được lập trình sẵn (quá trình Apoptosis) như các tế bào bình thường mà tiếp tục tăng sinh và nhân lên mất kiểm soát.
Và hiện nay khi nền kinh tế đang ngày càng phát triển thì nguyên nhân gây ung thư phổi do hút thuốc lá đang giảm dần do nhận thức của người dân tuy nhiên nguyên nhân do những yếu tố còn lại lại đang ngày một gia tăng đáng báo động.
BoniDetox có giúp phòng ngừa ung thư phổi không?
Anh có hỏi thông tin về sản phẩm BoniDetox, có sử dụng để phòng ngừa ung thư phổi được hay không? Xin trả lời anh rằng anh hoàn toàn có thể sử dụng được BoniDetox bởi thành phần chứa một hoạt chất có tác dụng tuyệt vời đó là fucoidan, Fucoidan giúp:
- Chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các gốc tự do – nguyên nhân sinh ra tế bào ung thư.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch và “tiêu diệt” tế bào ung thư
- Điều hòa chu kỳ tế bào, ức chế sự tăng sinh tế bào ở khối u
- Thúc đẩy tế bào ung thư tự chết theo chu trình
- Ức chế sự hình thành mạch máu mới, qua đó cắt đứt nguồn nuôi dưỡng tế bào ung thư và giảm quá trình di căn
- Giảm nhẹ được độc tính, các tác dụng phụ, gia tăng hiệu quả của các phác đồ điều trị ung thư.
Với cơ chế chống ung thư toàn diện, Fucoidan có tác dụng với hầu hết mọi loại ung thư như ung thư gan, dạ dày, đại trực tràng,… và đặc biệt là ung thư phổi. Theo nghiên cứu của Giáo sư Alekseyenko và cộng sự thuộc Viện Khoa học Y khoa Nga, sử dụng Fucoidan mỗi ngày làm giảm đáng kể sự phát triển khối u và di căn ở bệnh nhân ung thư phổi.
Theo nghiên cứu của tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản, sử dụng Fucoidan mỗi ngày làm tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư), từ đó giúp phòng ngừa nguy cơ ung thư phổi hiệu quả.
Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản
Không những thế, từ nguyên nhân gây bệnh là nhiễm độc phổi ở trên chúng ta đã phân tích, để giúp phòng ngừa được ung thư phổi một cách hiệu quả nhất, BonDetox còn được bổ sung thêm nhiều thảo dược có tác dụng giúp:
- Bảo vệ được phổi khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh đó là cúc tây và xuyên bối mẫu : chúng có tác dụng bảo vệ phổi khỏi bụi mịn, ô nhiễm không khí, hóa chất độc hại, vi khuẩn và virus từ môi trường.
- Khi các tác nhân gây bệnh đã tấn công gây nhiễm độc phổi – cần phải giải độc phổi nhờ các thành phần thảo dược như hoàng cầm, xuyên tâm liên, cam thảo ý và lá ô liu : Chúng giúp giải độc phổi, làm sạch phổi, giảm sự tích lũy chất độc trong phổi, rất hiệu quả trong việc phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do bệnh lý viêm nhiễm, do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm, hóa chất độc hại).
Do vậy, BoniDetox là lựa chọn hữu hiệu cho những người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao như những người thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm không khí, môi trường làm việc có nguy cơ cao, người hút thuốc lá…BoniDetox là sản phẩm có nguồn gốc 100% thiên nhiên nên rất an toàn.
Sử dụng BoniDetox như thế nào hiệu quả nhất ?
- Sử dụng đúng liều: Ngày 4 viên chia 2 lần, sáng và tối
- Sử dụng đúng liệu trình: liệu trình sử dụng của BoniDetox là 2-4 tháng, tuy nhiên với bệnh nhân ung thư phổi thì nên sử dụng liên tục.
- Sử dụng Bonidetox đều đặn cùng với chỉ định của bác sĩ và chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh như:
- Không hút thuốc lá hoặc tránh tiếp xúc với khói thuốc.
- Cải thiện môi trường sống cũng như môi trường làm việc bằng việc cải thiện vệ sinh công nghiệp, tránh tiếp xúc với khói bụi.
- Trang bị khẩu trang khi ra đường
- Thay đổi lối sống sinh hoạt bằng cách tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường tới sức khỏe. Cụ thể như trồng cây xanh, thường xuyên sử dụng máy hút bụi, lọc không khí, thể dục thường xuyên.
- Nên cài đặt các ứng dụng đo chất lượng không khí tại khu vực đang sinh sống để tiện theo dõi.
Hi vọng qua bài viết trên anh đã có được nhiều thông tin hơn về bệnh ung thư phổi cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu vẫn còn những thắc mắc, hãy liên hệ với dược sỹ của chúng tôi qua số điện thoại 1800 1044 – 1800.1044 – 0984 464 844.
XEM THÊM: