Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Hỏi: Cách tiêm insulin? Đang tiêm insulin có dùng thêm BoniDiabet được không?

Thứ ba, 22-11-2016 14:50 PM

Mục lục [Ẩn]

 

Hỏi: Tôi bị tiểu đường 15 năm nay, mới đây, tôi đã phải tiêm thêm insulin ngày 2 lần. Cho tôi hỏi về cách tiêm insulin đúng kỹ thuật. Liệu tôi có thể dùng thêm BoniDiabet được không ad? (Nhung, thái bình)

 

Trả lời:

Cách tiêm insulin đúng kỹ thuật

Bước 1: Chuẩn bị trước khi tiêm

Để đảm bảo cho việc tiêm insulin an toàn, tránh nhiễm khuẩn cô cần thực hiện lần lượt theo các bước dưới đây:

  • Rửa tay và bằng xà phòng và nước thật sạch sau đó để khô.
  • Nếu insulin được bảo quản ở ngăn mát ở tủ lạnh thì trước khi tiêm nên để ra ngoài khoảng 10 – 15 phút.
  • Kiểm tra trên vỏ hộp hoặc vỏ lọ insulin xem thuốc còn hạn sử dụng không
  • Khi sử dụng insulin dạng hỗn dịch (thường có màu trắng đục), trước khi tiêm cần quay ngược đầu của ống thuốc, bút tiêm khoảng 10 lần hoặc lăn lọ insulin trong tay khoảng 10 – 15 lần cho tới khi hỗn dịch được phân tán đều.
  • Mở phần nắp bên ngoài (thường bằng nhựa hoặc nhôm), dùng một miếng gạc có tẩm cồn 70 độ lau sạch phần nắp cao su của lọ insulin sau đó để khô.

 

Bước 2: Kỹ thuật lấy insulin vào bơm tiêm

Sau giai đoạn chuẩn bị, cô sẽ thực hiện việc lấy insulin vào bơm tiêm theo tuần tự các bước sau:

  • Kéo ngược piston của bơm tiêm để lấy một lượng khí bằng với lượng insulin cần tiêm
  • Đâm kim qua phần nắp cao su và đẩy lượng khí trong bơm tiêm vào lọ thuốc, rồi dốc ngược lọ thuốc ngang tầm mắt.
  • Từ từ kéo piston để lấy đủ lượng insulin cần thiết
  • Rút kim ra, lúc này nếu có bọt khí thì búng nhẹ bơm tiêm, đẩy nhẹ piston lên để đẩy khí ra ngoài
  • Đậy nắp kim tiêm lại

 

Bước 3: Lựa chọn vị trí tiêm insulin

  Tất cả tổ chức dưới da trên cơ thể đều có thể dùng để tiêm, tuy nhiên trên thực tế thường dùng vùng đùi, cánh tay, bụng, hông, lưng. Cô chọn một vùng tiêm cho vài ngày vào những giờ tiêm nhất định, sau khi hết điểm tiêm mới chuyển sang vùng khác. Mỗi mũi tiêm cách nhau 2 – 4cm.

 

vị trí tiêm insulin

Các vị trí tiêm insulin đối với người bệnh tiểu đường

 

Chú ý quan sát để tránh vị trí của các mũi tiêm trước đó, tránh các vùng da bị teo, phì đại.

 

Bước 4: Thực hiện tiêm insulin

Tiêm insulin là tiêm dưới da, do vậy cần tránh tiêm quá sâu tới phần cơ, để làm được điều này cô cần thực hiện kỹ thuật tiêm theo hướng dẫn dưới đây:

  • Sát khuẩn vị trí tiêm từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc bằng bông tẩm cồn 70 độ tối thiểu 2 lần.
  • Mở nắp kim tiêm, làm căng bề mặt da vùng sát trùng.
  • Đâm nhanh kim thẳng đứng vuông góc với mặt da (90 độ).
  • Đẩy piston để đưa thuốc vào cơ thể.
  • Bơm thuốc từ từ cho tới khi hết thuốc trong bơm tiêm.
  • Rút kim theo chiều thẳng đứng như khi đâm vào, không chà xát lại nơi đã tiêm.

Lưu ý: Để hạn chế việc tiêm insulin gây đau và gây ra các tác dụng không mong muốn cô có thể thực hiện theo một số lời khuyên sau:

- Sử dụng kim tiêm ngắn (4mm, 5mm hoặc 6mm) để tránh tiêm vào bắp, cơ và sử dụng kim tiêm mới cho mỗi lần tiêm

- Làm ấm lọ insulin tới nhiệt độ phòng trước khi tiêm (bằng cách để insulin ra ngoài ngăn mát của tủ lạnh trước khi tiêm khoảng 15 phút hoặc xoa lọ insulin trong tay)

- Tránh tiêm vào vị trí các lỗ chân lông, các vết sẹo

- Đâm kim nhanh, dứt khoát sau đó tiêm thuốc chậm và đều

- Chỉ tiêm sau khi cồn sát khuẩn đã khô trên da

- Thay đổi vị trí tiêm liên tục, vị trí mỗi mũi tiêm cách nhau ít nhất 2 cm, không tiêm ở vị trí gần rốn khoảng cách nhỏ hơn 2 – 3 cm.

 

Đang tiêm insulin có dùng thêm BoniDiabet được không?

Khi đang phải tiêm insulin để điều trị bệnh tiểu đường, cô hoàn toàn có thể dùng BoniDiabet kết hợp được ạ. Khi sử dụng BoniDiabet kèm insulin, nó sẽ giúp hỗ trợ làm giảm đường huyết, đưa đường huyết về ngưỡng an toàn, và khi đường huyết đã ổn định cô có thể xin ý kiến bác sĩ để giảm liều tiêm insulin xuống. Hơn thế nữa, BoniDiabet lại là sản phẩm duy nhất hiện tại có chứa các nguyên tố vi lượng như kẽm, crom, selen sẽ giúp ngăn ngừa và làm giảm biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh.

 

Mời cô tham khảo phần bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về insulin và sản phẩm BoniDiabet.

 

Insulin là gì?

Insulin là gì?

Insulin là gì?

 

    Insulin là một hormon được tiết ra liên tục 24 giờ bởi tế bào beta tuyến tụy, được tiết nhiều nhất vào sau bữa ăn. Tác dụng chính của insulin là thúc đẩy sự vận chuyển Glucose qua màng tế bào, làm giảm nồng độ Glucose trong máu. Do đó, insulin được sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường.

  Tuy nhiên, không thể dùng insulin ở dạng thuốc viên hoặc thuốc uống, vì bản chất insulin là một loại protein, do vậy  khi uống insulin sẽ bị phá hủy ngay bởi các men tiêu hóa trong dạ dày  trước khi nó vào máu.

  Do đó đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường typ 1 và một số bệnh nhân mắc tiểu đường typ 2, việc tiêm insulin là rất cần thiết trong quá trình điều trị bệnh.

 

Cách bảo quản insulin đúng cách

Bảo quản insulin là yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả của thuốc.

Insulin rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, ánh sáng trong nhà và đặc biệt là với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

 

  • Với insulin chưa được sử dụng

Insulin không được sử dụng nếu đã tiếp xúc với thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Các nhà sản xuất Insulin ở Hoa Kỳ cho biết insulin chưa mở được bảo quản tốt nhất ở trong tủ lạnh 2 - 8 độ. Insulin chưa mở được bảo quản trong tủ lạnh ổn định đến hạn sử dụng được in trên vỏ hộp. Hạn sử dụng thường là 1 năm từ ngày mua hàng nhưng phải xem lại hộp thuốc để kiểm tra lại.

Khi để insulin ở ngăn mát trong tủ lạnh cần lưu ý không để sát thành tủ bởi vì có thể khiến insulin bị đông băng.

 

  • Với insulin đang được sử dụng

Đối với insulin đang được sử dụng hoặc sẽ được sử dụng ngay thì bạn hoàn toàn có thể lưu trữ ở nhiệt độ phòng. Thậm chí, đây còn được cho là điều tốt nhất, vì khi tiêm insulin được bảo quản quá lạnh, nó có thể khiến việc tiêm trở nên đau đớn hơn và gây ra một số kích ứng cục bộ ở xung quanh khu vực tiêm.

Tùy thuộc vào loại insulin mà bạn đang dùng mà thời hạn sử dụng cũng sẽ khác nhau.

Tuy nhiên, thông thường đa số các lọ insulin sau khi đã mở ra có thể được lưu trữ ở nhiệt độ phòng trong khoảng từ 14 - 28 ngày.

 

Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi tiêm insulin và cách xử trí

 

Cũng giống như nhiều loại thuốc tây y khác, tiêm insulin cũng có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn, trong đó phổ biến nhất là:

 

  • Hạ đường huyết:

 

Hạ đường huyết có thể xảy ra khi tiêm insulin quá liều

Hạ đường huyết có thể xảy ra khi tiêm insulin quá liều

 

    Nguyên nhân thường là do tiêm insulin quá liều, tiêm vào cơ do đâm kim quá sâu, người bệnh không thực hiện đúng chế độ ăn sau tiêm (ăn chậm, ăn ít, bỏ ăn…), người bệnh hoạt động thể lực quá mức sau tiêm.

Triệu chứng: Khi bị hạ đường huyết người bệnh sẽ thường xuất hiện các triệu chứng như đói cồn cào, cảm giác như không còn sức lực, tim đập nhanh, đánh trống ngực, run tay, vã mồ hôi lạnh, nặng hơn là lơ mơ, rối loạn nhận thức… Hạ đường huyết nghiêm trọng có thể khiến người bệnh tử vong.

Xử trí: Ngay khi nhận thấy các triệu chứng đầu tiên của hạ đường huyết người bệnh cần ăn/uống ngay bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả ngọt có sẵn đồng thời nhờ sự giúp đỡ nếu có thể để tới các cơ sở y tế.

Phòng ngừa: Thực hiện nghiêm túc chế độ ăn sau khi tiêm insulin, chú ý tiêm đúng liều lượng, đúng kỹ thuật.

 

  • Loạn dưỡng mỡ:

Nguyên nhân: Thường do tiêm thuốc nhiều lần tại một vị trí

Triệu chứng: Một vùng da có thể bị phì đại hoặc teo lại

Xử trí: Tránh tiêm insulin những lần sau vào vùng da này, thông thường theo thời gian vùng da sẽ phục hồi dần, nếu trong trường hợp xuất hiện các bất thường khác cần thông báo cho bác sĩ.

Phòng ngừa: Đổi vị trí tiêm thường xuyên.

 

  • Dị ứng:

Nguyên nhân: Do cơ thể phản ứng với insulin.

Triệu chứng: Ban đỏ, ngứa tại chỗ tiêm.

Xử trí: Thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí.

Phòng ngừa: Tiêm thuốc đúng liều lượng, đúng kỹ thuật.

 

  • Nhiễm khuẩn vị trí tiêm:

Nguyên nhân: Do không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.

Triệu chứng: Tại vị trí tiêm xuất hiện sưng, nóng, đỏ, đau.

Xử trí: Hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn hướng xử trí.

Phòng ngừa: Thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc vô khuẩn trong quá trình tiêm và đổi vị trí tiêm liên tục.

 

   Để có thể giảm liều insulin cũng như hạn chế những biến chứng khi tiêm insulin trong quá trình điều trị, nhiều bệnh nhân tiểu đường đã sử dụng kết hợp những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược với độ an toàn và hiệu quả cao. Một trong những sản phẩm từ thảo dược đang được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng là BoniDiabet của Mỹ và Canada.

 

BoniDiabet – Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

BoniDiabet là sản phẩm nhập khẩu từ Canada và Mỹ, có tác dụng giúp hạ đường huyết, ổn định đường huyết đồng thời giảm và ngăn chặn biến chứng xuất hiện. Thành phần của BoniDiabet rất toàn diện bao gồm:

  • Nhóm thảo dược gồm: dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội. Đây đều là những thảo dược kinh điển, được sử dụng trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, hạ đường huyết , hạ mỡ máu.
  • Nhóm nguyên tố vi lượng gồm: magie, kẽm, selen, chrom, giúp ổn định đường huyết, ngăn không cho đường huyết lên xuống thất thường, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, gan, thận , mắt, thần kinh.
  • Acid alpha lipoic có tác dụng giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ mù mắt và suy thận; tối ưu hóa tác dụng của thuốc hạ đường huyết thông qua khả năng huy động đường huyết vào bắp thịt, kích hoạt chức năng điều chỉnh đường huyết của tụy tạng; cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong não bộ, từ đó ngăn ngừa tai biến mạch máu não
  • Vitamin C có vai trò hỗ trợ chức năng miễn dịch. Đồng thời, vitamin C cũng giúp sản xuất collagen, giữ cho mao mạch và thành mạch máu vững chắc. Nhờ đó, vitamin C giúp ngăn ngừa vết thâm tím, giữ cho da và mô nướu lành mạnh.

Các thành phần trên được sản xuất bởi hệ thống máy móc sử dụng công nghệ microfluidizer - công nghệ hiện đại nhất hiện nay. Điều này giúp các phân tử hạt trong viên BoniDiabet có kích thước siêu nano, cơ thể hấp thu nhanh nhất và hiệu quả đạt được cao nhất.

Không chỉ vậy, tác dụng của BoniDiabet đã được chứng minh qua thử nghiệm lâm sàng được thực hiện tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Kết quả cho thấy, có đến 96.67% bệnh nhân đã cải thiện cho kết quả tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet, không phát hiện bất cứ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng.

 

Đánh giá của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm BoniDiabet

   Với tác dụng của mình, BoniDiabet đã giúp hàng vạn bệnh nhân tiểu đường đẩy lùi các biến chứng, yên tâm sống khỏe mà không còn lo lắng như trước. Dưới đây là chia sẻ của một số bệnh nhân đã sử dụng BoniDiabet:

 

Anh Phạm Văn Hiền, 29 tuổi, ở 23 Ngô Thì Nhậm, tp Pleiku, Gia Lai, điện thoại: 0866.850.411.

 

Anh Hiền dù bị tiểu đường nhưng vẫn khỏe mạnh để chăm lo cho gia đình

Anh Hiền dù bị tiểu đường nhưng vẫn khỏe mạnh để chăm lo cho gia đình

 

“Anh tình cờ phát hiện bệnh tiểu đường typ 2 năm 2013 trong một lần khám sức khỏe định kỳ, lúc này đường huyết của anh lên đến 23 phẩy. Anh luôn cảm thấy mệt mỏi, giảm cân nhanh bất thường. Vì đường huyết quá cao nên anh cần nhập viện ngay, được uống thuốc tây và tiêm insulin liên tục. Sau vài ngày, đường huyết xuống được tới mức 12-13 nên anh được ra viện.Vì không chú ý kiêng khem nên đường huyết của anh vẫn mãi ở mức 12-13, lên xuống thất thường. Anh vẫn sụt cân liên tục.

Anh dùng BoniDiabet với liều 4 viên/ngày kèm với 4 viên metformin như được bác sĩ kê. Sau 3 lọ, đường huyết đã hạ xuống còn 8.5. Anh dùng thêm 2 tháng nữa, đường huyết đã về được mức 7 phẩy, bác sĩ cũng chủ động giảm liều cho anh xuống còn 2 viên thuốc tây. Sau đó anh dùng đều BoniDiabet và giảm thuốc tây theo hướng dẫn của bác sĩ, đường huyết tiếp tục được hạ về 5.6, anh tăng lên 5kg, cơ thể khỏe mạnh, không còn mệt mỏi như trước nữa.”

 

Chú Hà Văn Chờ (64 tuổi) ở Bản Long Oai 2, xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, điện thoại: 0856.865.388

Chú Chờ khỏe mạnh như chưa từng mắc tiểu đường nhờ BoniDiabet

Chú Chờ khỏe mạnh như chưa từng mắc tiểu đường nhờ BoniDiabet

 

“Đường huyết của chú từng lên đến 30mmol/L, chú phải nằm cấp cứu điều trị liên tục 3 ngày, uống thuốc rồi tiêm insulin 2 tuần thì đường huyết mới hạ dần. Sau đó chú chỉ tiêm insulin mà không dùng thuốc tây vì chức năng gan đã bị suy yếu. Chú tuân thủ điều trị kết hợp chế độ ăn cho người tiểu đường cực kỳ nghiêm ngặt nhưng đường huyết vẫn luôn cao ở mức 13-14mmol/l. Lúc nào chú cũng thấy khát nước, tiểu đêm 4-5 lần, mắt mờ hẳn đi, thèm đồ ngọt, đói cồn cào, bủn rủn tay chân. Cân nặng sụt giảm nhanh chóng, từ 54 cân xuống chỉ còn 47 cân, người thì gầy sọp hẳn đi, xanh xao, hốc hác, chân tay thường xuyên bị co quắp, răng cũng yếu đi nhiều, vết thương lâu lành hơn rất nhiều.

Chú dùng BoniDiabet 4 viên/ngày, chỉ sau 2 tháng đường huyết đã hạ xuống còn 8 chấm. Chú thấy người khỏe, tiểu đêm giảm chỉ còn 1 lần, ngủ ngon hơn, hết chuột rút, đỡ khát nước, không thèm đồ ngọt nữa. Dùng thêm 4-5 tháng sau mắt chú sáng lên, không còn mờ như trước nữa. Đường huyết lúc đó chỉ còn 6.2, bác sĩ cũng chủ động giảm liều insulin cho chú. Các vết thương cũng nhanh lành hơn, răng cũng chắc khỏe hơn trước nhiều.”

 

Chú Phan Huy Đức, 61 tuổi, khóm 3, phường Cam Phúc Bắc, tp Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, điện thoại: 034.2510.810

 

 Chú Đức đã có cuộc sống vui vẻ hơn vì bệnh đã ổn định

Chú Đức đã có cuộc sống vui vẻ hơn vì bệnh đã ổn định

 

“Cách đây 15 năm, chú có các dấu hiệu bệnh tiểu đường như đói thường xuyên, không ăn thêm là bị lả đi, chú thích uống đồ ngọt như nước mía, nước đường… Dù đã uống rất nhiều nhưng chú vẫn khát, vẫn muốn uống nữa, số lần đi tiểu cũng tăng lên mấy lần. Không chỉ vậy, chú sút mất 10kg chỉ trong vài tháng. Chú đi kiểm tra thì đường huyết trên 180mg/dl và được bác sĩ kê 3,4 loại thuốc khác nhau, mỗi ngày uống 3 lần. Uống thuốc đường huyết cũng chỉ giảm xuống 150 mg/dl mà chú thấy thấy khó chịu, nóng râm ran ở cổ họng, lưng với bụng.

Chú dùng thêm BoniDiabet với liều 4 viên/ngày, chỉ sau 1 tháng, mức đường huyết đã về ngưỡng chỉ còn 100mg/dl. Bác sĩ cũng giảm liều thuốc tây cho chú. Tiếp tục dùng BoniDiabet, đường huyết của chú không chỉ hạ xuống 82mg/dl,  mà chỉ số HBA1C cũng chỉ 5.3%. Chú thấy người khỏe hơn rất nhiều, không lo biến chứng bệnh tiểu đường nữa.”

Hy vọng với những hướng dẫn trên đây, cô đã hiểu rõ cách tiêm insulin đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Đồng thời, cô đừng quên sử dụng sản phẩm BoniDiabet để giúp đường huyết ổn định và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Nếu có bất cứ thắc mắc nào mời cô gọi đến tổng đài 18001044 để được hỗ trợ.

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Ý kiến bạn đọc

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc