Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Hít bụi nhiều bị bệnh gì và giải pháp bảo vệ phổi từ thảo dược tự nhiên

Thứ tư, 04-01-2023 15:41 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Bụi trong không khí đang là một vấn đề nóng, luôn nhận được nhiều sự quan tâm của thế giới trong những năm trở lại đây. Chúng được coi là một “kẻ thù vô hình” gây ra không ít vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề: “Hít bụi nhiều bị bệnh gì?”, cũng như giải pháp bảo vệ phổi từ thảo dược tự nhiên nhé!

 

Hít bụi nhiều bị bệnh gì và giải pháp bảo vệ phổi từ thảo dược tự nhiên

Hít bụi nhiều bị bệnh gì và giải pháp bảo vệ phổi từ thảo dược tự nhiên

 

Các loại bụi nguy hiểm nhất trong không khí là gì?

   Bụi là những hạt vật chất trong không khí, được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả tự nhiên và nhân tạo. Đó có thể là các hợp chất hữu cơ, vô cơ hoặc hỗn hợp với kích thước từ nhỏ đến siêu nhỏ.

    Trong đó, phần lớn các loại bụi nguy hiểm nhất đều sinh ra từ hoạt động của con người như: Phá hủy công trình xây dựng, đốt sinh khối, sử dụng các phương tiện giao thông, quá trình sản xuất,... Cụ thể, các loại bụi này là:

Bụi than

    Đây là loại bụi sinh ra từ hoạt động khai thác và xử lý than tại các hầm lò, mỏ lộ thiên, nơi sàng lọc, phân loại, chế biến, và vận chuyển than. Bên cạnh đó, hoạt động đốt than cũng thải ra môi trường nhiều loại khí độc hại, hay bụi từ xỉ than. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến những người trực tiếp lao động tại khu vực đó, mà còn có thể theo gió đi xa hơn, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Bụi amiăng

   Amiăng là một hợp chất hóa học dạng sợi được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và tiêu dùng, thường thấy nhất là tấm lợp fibro xi măng. Bụi amiăng sinh ra từ hoạt động khai thác, xử lý các loại quặng amiăng; sản xuất, phá dỡ vật liệu xây dựng chứa amiăng.

 

Bụi amiăng có nhiều trong các tấm lợp fibro xi măng

Bụi amiăng có nhiều trong các tấm lợp fibro xi măng

 

Bụi silic

   Bụi silic là các tinh thể SiO2 có kích thước nhỏ được tìm thấy trong cát, đá hoặc quặng khoáng sản như thạch anh. Bụi silic sinh ra từ các hoạt động khai thác, chế biến quặng silic, sản xuất nhựa đường, bê tông, thủy tinh, hay phá dỡ các công trình xây dựng.

   Các nhà khoa học cho biết, các loại bụi có kích thước càng nhỏ thì càng tác động lớn tới cơ thể của chúng ta. Những loại bụi mịn, siêu mịn với kích thước từ micromet đến nanomet có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở cấp độ tế bào, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy, người hít bụi nhiều sẽ có nguy cơ bị bệnh gì?

 

Người hít bụi nhiều sẽ có nguy cơ bị bệnh gì?

   Khi hít phải bụi nhiều, phổi sẽ là nơi chịu ảnh hưởng sớm và nặng nhất trong cơ thể. Về lâu dài, các loại bụi sẽ tích tụ lại khiến phổi bị nhiễm độc, dẫn đến những thay đổi về cấu trúc và làm giảm chức năng hô hấp. Từ đó, chúng sẽ trực tiếp gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như:

Bệnh bụi phổi

   Đây là bệnh lý hình thành do phơi nhiễm với các loại bụi trong quá trình lao động. Bệnh bụi phổi có nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào loại bụi trong phổi của người bệnh. Trong đó, các loại thường gặp nhất là: Silicosis (do bụi silic), bụi phổi albet (do amiăng), bệnh phổi đen (do bụi than).

   Các hạt bụi này tích tụ lâu ngày trong phổi sẽ dẫn đến tình trạng viêm phổi, có thể gây ra các mô sẹo. Chúng cũng gây tổn thương các mạch máu và túi khí trong phổi. Các mô bao quanh túi khí và đường dẫn khí trở nên dày hơn, cứng hơn, cuối cùng là dẫn đến xơ phổi.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

   Đây là căn bệnh đặc trưng bởi tình trạng luồng khí thở bị tắc nghẽn, gây ra các triệu chứng ho, đờm, khó thở, thở khò khè,... Những triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh gặp phải các đợt cấp COPD. Bên cạnh việc hít bụi nhiều, hút thuốc lá cũng là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra và làm tăng nặng bệnh lý này.

 

Phổi bị tổn thương dẫn đến bệnh lý COPD

Phổi bị tổn thương dẫn đến bệnh lý COPD

 

Hen phế quản nghề nghiệp

   Hen phế quản nghề nghiệp là kết quả của việc hít phải nhiều bụi, hóa chất, khí, hoặc các chất độc khác trong công việc. Chúng có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc miễn dịch làm khởi phát cơn hen. Những người bị dị ứng hoặc có tiền sử gia đình bị dị ứng có nguy cơ cao bị mắc bệnh hen phế quản nghề nghiệp hơn bình thường.

Viêm phế quản cấp và mãn tính

   Việc hít phải nhiều bụi, hóa chất độc hại,... trong thời gian dài vừa gây nhiễm độc, tổn thương phổi trực tiếp, vừa khiến sức đề kháng của phổi suy giảm. Từ đó, các vi khuẩn, virus sẽ có điều kiện xâm nhập gây viêm phế quản cấp tính. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ tiến triển thành viêm phế quản mãn tính.

Ung thư phổi

   Bụi càng nhỏ, càng mịn thì càng dễ đi sâu vào hệ hô hấp và ảnh hưởng đến cấu trúc DNA. Sự mất cân bằng oxy hóa khiến các tế bào khỏe mạnh bị hủy hoại và ảnh hưởng đến sự chuyển hóa các chất hữu cơ của DNA. Các kim loại chuyển tiếp trong thành phần bụi như Cr, Cd, Ni và chất aldehyde có thể cản trở cơ chế sửa lỗi của DNA, từ đó gây ung thư phổi.

 

Hít nhiều bụi mịn có thể gây ung thư phổi

Hít nhiều bụi mịn có thể gây ung thư phổi

 

   Như vậy, chúng ta có thể thấy, người hít bụi nhiều sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có cả ung thư phổi. Những căn bệnh này sẽ khiến sức khỏe người bệnh suy giảm, rút ngắn tuổi thọ của họ. Biện pháp tốt nhất để đối phó với những mối nguy cơ này là phải bảo vệ phổi. Vậy, cụ thể đó là những biện pháp gì?

 

Biện pháp bảo vệ phổi trước các loại bụi nguy hiểm

   Các biện pháp bảo vệ phổi sẽ giúp hạn chế tối đa sự xâm nhập của những loại bụi nguy hiểm vào phổi, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Những biện pháp này có thể kể đến như:

Luôn đeo khẩu trang khi đến những nơi ô nhiễm

   Mức độ ô nhiễm không khí tại nước ta luôn ở mức cao, với nồng độ bụi mịn PM2.5 cao gấp 4,9 lần so với tiêu chuẩn được quy định bởi tổ chức Y Tế Thế Giới WHO.

    Đeo khẩu trang chính là giải pháp dễ dàng nhất để đối phó với những tác nhân này. Bạn hãy lựa chọn những loại khẩu trang có khả năng lọc bụi mịn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng đồ bảo hộ lao động

    Sử dụng đồ bảo hộ lao động là điều kiện bắt buộc để giảm nhẹ tác hại từ các loại bụi, hóa chất độc hại,... có trong môi trường làm việc. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn uống ở gần khu vực làm việc, và đi khám sức khỏe thường xuyên.

 

Hãy luôn mặc đồ bảo hộ khi làm việc trong môi trường ô nhiễm

Hãy luôn mặc đồ bảo hộ khi làm việc trong môi trường ô nhiễm

 

Hạn chế sử dụng hóa chất tẩy rửa

   Các loại hóa chất tẩy rửa có thể sinh ra nhiều loại khí như clo hay amoniac,... gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của phổi. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng các loại hóa chất này. Thay vào đó, bạn có thể dùng các chất làm sạch có nguồn gốc từ tự nhiên, an toàn hơn.

Sử dụng các thảo dược tự nhiên

   Hiện nay, sử dụng thảo dược để giúp bảo vệ sức khỏe của phổi đã được khoa học hiện đại chứng minh tác dụng. Trong đó, các loại thảo dược tiêu biểu nhất có thể kể đến như:

- Cúc tây có tác dụng giúp tăng cường chức năng của các đại thực bào phế nang. Đây là các tế bào miễn dịch có nhiệm vụ tìm kiếm và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như bụi bẩn, vi khuẩn, virus,...

- Xuyên bối mẫu giúp thúc đẩy sự hoạt động của các lông chuyển bao phủ khắp đường hô hấp. Các lông chuyển này giúp lọc bớt bụi bẩn, tác nhân lạ từ không khí đi qua đường hô hấp, đồng thời giúp đẩy những chất thải ra ngoài.

- Fucoidan (được chiết xuất từ tảo nâu) giúp tăng cường hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên NK - những tế bào miễn dịch có khả năng nhận biết và loại bỏ các tế bào lạ.

    Hiện nay, BoniDetox của Mỹ chính là sản phẩm có chứa tất cả các loại thảo dược trên, từ đó giúp bảo vệ chức năng phổi một cách tối ưu nhất.

 

BoniDetox – Giải pháp giúp bảo vệ chức năng phổi toàn diện

   Bên cạnh cúc tây, xuyên bối mẫu, fucoidan, BoniDetox còn được kết hợp với 7 loại thảo dược quý khác. Nhờ đó, sản phẩm không chỉ giúp bảo vệ phổi, mà còn  đem lại nhiều lợi ích khác như:

- Xuyên tâm liên, cam thảo Italia có tác dụng làm tăng nồng độ glutathione nội bào và enzyme giải độc CYP450, giúp giải độc, làm sạch những chất độc hại tích tụ trong phổi.

- Lá Ô liu giúp chống oxy hóa, bảo vệ tế bào phổi trước các gốc tự do có hại.

- Baicalin (chiết xuất Hoàng cầm) giúp phục hồi các tế bào phổi bị tổn thương do khói thuốc, hóa chất, vi khuẩn,…

- Lá bạch đàn, bồ công anh, tỳ bà diệp giúp giảm viêm, giảm ho, long đờm, giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ.

 

 Thành phần và công dụng của BoniDetox

Thành phần và công dụng của BoniDetox

 

    Để có hiệu quả tốt nhất, bạn dùng BoniDetox với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần. Sau khoảng 1 tháng, các triệu chứng ho đờm sẽ giảm đi. Sau từ 2 – 4 tháng, BoniDetox sẽ giúp làm sạch các chất độc tích tụ trong phổi, giúp bạn hít thở dễ dàng hơn.

   Đối với người mắc COPD, viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, tần suất tái phát các đợt cấp và việc sử dụng thuốc hít, xịt sẽ giảm đi khi dùng đều đặn BoniDetox.

   Khi dùng BoniDetox, bạn nên kết hợp với những việc sau đây:

- Tập thể dục đều đặn, thường xuyên.

- Tắm nắng thường xuyên hơn.

- Nghỉ ngơi, thư giãn và ngủ đủ giấc.

- Bổ sung các lợi khuẩn đường ruột để giúp tăng cường sức đề kháng.

- Ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng.

    Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích để giúp quý độc giả trả lời được câu hỏi: “Hít bụi nhiều bị bệnh gì”, cũng như giải pháp bảo vệ phổi từ thảo dược tự nhiên. BoniDetox là sản phẩm hàng đầu hiện nay giúp nâng cao sức khỏe của phổi. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhé!

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDetox 30v

360.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc