Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Hen suyễn có nguy hiểm không? 3 Biện pháp kiểm soát cơn hen hiệu quả

Thứ năm, 10-09-2020 13:47 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Hen suyễn (hen phế quản) là một bệnh lý đường hô hấp mãn tính với các biểu hiện đặc trưng như thở khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. Bệnh xảy ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nhiều người thắc mắc liệu bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Mời các bạn theo dõi bài viết sau để có được câu trả lời nhé.

 

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

 

Vài nét khái quát về bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh gì?

   Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là một bệnh lý mãn tính với tình trạng viêm đường hô hấp kéo dài. Tình trạng viêm này sẽ nặng lên khi tiếp xúc với các dị nguyên, khi thay đổi thời tiết hoặc nhiễm vi khuẩn, virus… gây co thắt đường thở, cản trở không khí đi vào phổi. Từ đó dẫn đến các triệu chứng của hen suyễn.

Triệu chứng của hen suyễn

Các triệu chứng của hen suyễn rất đa dạng, tần suất và mức độ xuất hiện các triệu chứng cũng khác nhau giữa các bệnh nhân. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

  • Khó thở: Do đường thở bị thu hẹp gây ra hiện tượng khó thở cho người bệnh. Cơn khó thở chậm rít thường xảy ra về đêm, ở thì thở ra.
  • Đau thắt ngực, đau hoặc áp lực: Người bệnh cảm thấy như có vật gì đè nặng hoặc siết chặt ngực.
  • Hơi thở rất nhanh và gấp: Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen suyễn. Triệu chứng này sẽ nặng hơn khi người bệnh vận động nhiều như leo cầu thang, chạy bộ, tập thể dục…
  • Thở khò khè: Khò khè là dạng tiếng rít hay âm thanh không bình thường phát ra khi thở. Đây được coi là dấu hiệu điển hình của bệnh hen suyễn. Không khí đi qua phổi bị cản trở bởi ống phế quản bị phù nề sẽ tạo nên âm thanh khò khè. Đặc biệt, người bệnh dễ bị khò khè khi gặp không khí lạnh.
  • Ho và khạc đờm: Thường xuất hiện vào cuối cơn

   Trên đây là các triệu chứng thường gặp của bệnh hen suyễn, các triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột, hay tái phát và giảm đi khi dùng thuốc điều trị hen suyễn.

 

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

          Theo các bác sĩ chuyên khoa hô hấp thì bệnh hen suyễn cực kỳ nguy hiểm, bởi khi đường dẫn khí bị kích ứng, các cơ hô hấp dần thu hẹp sẽ ngăn cản không khí đi vào phổi dẫn đến nghẹt thở và bệnh nhân có thể tử vong. Để thấy rõ được sự nguy hiểm của bệnh hen hãy cùng nhìn qua các con số thống kê dưới đây:

Bệnh hen suyễn và những con số biết nói

- Hen suyễn hiện đang là một vấn đề sức khỏe được cả Thế giới quan tâm và là một bệnh lý có xu hướng gia tăng trong những thập niên qua, đặc biệt là các nước có thu nhập thấp và trung bình. Theo báo cáo của Tổ chức hành động vì bệnh nhân hen toàn cầu (GINA), năm 2018 thế giới có khoảng 339 triệu người mắc hen. Bình quân mỗi ngày có khoảng 1000 người tử vong vì bệnh hen.

-Theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới  (WHO) thì số người mắc bệnh hen có thể lên tới 400 triệu người vào năm 2025. Tỷ lệ mắc hen suyễn ước tính 6-8% ở người lớn và 10-12% ở trẻ em dưới 15 tuổi. Theo các nghiên cứu, bệnh hen suyễn có xu hướng ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em, khi môi trường ngày càng ô nhiễm, khí hậu biến đổi…

-Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc hen suyễn ở người trưởng thành là 4,1% và ở trẻ em tỷ lệ này là 4-8%, tương đương với 4 triệu người mắc bệnh và khoảng 3000 trường hợp tử vong do hen mỗi năm. 

-Tỷ lệ tử vong do hen suyễn ngày một gia tăng và hiện nay chỉ đứng sau bệnh ung thư. Theo thống kê, cứ 250 người tử vong thì có 1 người chết vì bệnh hen suyễn.

    Và theo nhận định của các chuyên gia, hiện nay các tác nhân như khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại, bụi nghề nghiệp… đang ngày càng trầm trọng. Chúng tấn công đường hô hấp khiến phổi bị nhiễm độc nặng, nếu để lâu ngày không có biện pháp giải độc phổi thì sẽ khiến tần suất lên cơn hen cấp cũng như mức độ khó thở và độ nặng của cơn hen sẽ trầm trọng hơn rất nhiều dù cho bệnh nhân có dùng thuốc dự phòng cơn hen hàng ngày.

 

Nhiễm độc phổi - Nguyên nhân khiến tần suất cơn hen dày đặc hơn

Nhiễm độc phổi - Nguyên nhân khiến tần suất cơn hen dày đặc hơn

 

Hen suyễn là bệnh lý đường hô hấp rất nguy hiểm, nếu kiểm soát cơn hen không hiệu quả, lâu dài bệnh hen sẽ gây ra nhiều biến chứng khác nhau.

9 biến chứng nguy hiểm của bệnh hen suyễn

   Dưới đây là một loạt các biến chứng nguy hiểm của hen suyễn mà bạn có thể gặp phải nếu không được điều trị kịp thời:

- Biến dạng lồng ngực: biến chứng này xuất hiện ở người mắc hen suyễn từ lúc còn nhỏ. Sự tắc nghẽn đường dẫn khí ở bệnh hen suyễn không chỉ làm trẻ khó thở mà còn gây tích tụ khí trong lồng ngực. Khi trẻ lớn hơn, lồng ngực sẽ căng tròn, nở rộng ở phía trước, xương ức cũng bị nhô ra phía trước.

- Rối loạn giấc ngủ: Các cơn hen thường xuất hiện vào ban đêm khiến người bệnh không ngủ được. Thiếu ngủ có thể gây ra các vấn đề về tinh thần, sức khỏe và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

- Tâm phế mạn: Do cấu trúc phổi bị tổn thương lâu ngày dẫn đến tim phải tăng sức co bóp bơm máu lên phổi, về sau thành cơ tim sẽ giãn dần và dẫn đến suy tim phải với các biểu hiện: Khó thở khi gắng sức, tĩnh mạch cổ nổi, gan to,…

- Nhiễm khuẩn hô hấp: Đường thở bị tắc nghẽn, đờm tích tụ nhiều khiến tình trạng viêm nhiễm tái đi tái lại thường xuyên. Đây cũng là biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân hen suyễn. Ngược lại, các đợt nhiễm trùng hô hấp cũng sẽ khiến những triệu chứng của bệnh hen trở nặng hơn.

- Khí phế thũng: Ở những bệnh nhân hen suyễn, sự đàn hồi của các phế nang giảm dần theo thời gian, gây tăng thể tích khí cặn trong phổi. Mà các phế nang bị căng giãn liên tục, kéo dài sẽ làm phá vỡ cấu trúc dẫn đến giãn phế nang hay còn gọi là bệnh khí phế thũng.

- Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất: Là biến chứng gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân hen suyễn. Do khí bị ứ lại trong lồng ngực, sự đàn hồi của các phế nang giảm dần theo thời gian nên khi phải làm việc gắng sức hoặc ho mạnh, thành phế  nang dễ bị bục vỡ và khí bị thoát vào màng phổi.

- Xẹp phổi: Đây là biến chứng thường gặp của bệnh hen. Tình trạng xẹp phổi sẽ khỏi hoặc đôi khi không phục hồi hoàn toàn sau khi bệnh hen ổn định.

- Suy hô hấp: Khi các cơn hen cấp mức độ nặng hoặc hen ác tính không được kiểm soát tốt sẽ có nguy cơ gây suy hô hấp. Đây là một trong những nguyên nhân gây hôn mê, tử vong đột ngột của bệnh hen.

- Biến chứng do điều trị: Bác sĩ thường kê đơn corticosteroid cho bệnh hen suyễn. Dạng hít của những loại thuốc này có ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, ở dạng uống, chúng có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng cân, khó tiêu, buồn nôn, đau đầu…

 

Các yếu tố kích thích gây khởi phát cơn hen

Việc nhận biết được yếu tố nào là yếu tố gây nên triệu chứng hen của bạn là vấn đề rất quan trọng. Thông thường các yếu tố kích thích cơn hen bao gồm:

  •  Dị nguyên đường hô hấp: Có rất nhiều dị nguyên là nguyên nhân gây ra các cơn hen kịch phát như dị nguyên trong nhà (bụi nhà, bọ nhà, lông súc vật nuôi, chất tiết từ con gián, nấm mốc), dị nguyên bên ngoài (phấn hoa, nấm, mốc).
  • Nhiễm vi khuẩn, virus đường hô hấp trên, nhất là ở trẻ nhỏ nhiễm Respiratory synticial virus và Parainfluenza virus làm khởi phát cơn hen và làm bệnh hen nặng lên.
  • Khói thuốc lá là yếu tố gây khởi phát cơn hen thường gặp.
  • Môi trường làm việc độc hại + Không khí ô nhiễm: làm tần suất cơn hen cấp tăng lên và làm mức độ khó thở, mức độ nguy hiểm trong mỗi cơn hen nặng lên.
  • Thức ăn: Một số loại thức ăn (tôm, cua, cá, hải sản, thịt gà...) gây tăng khả năng xuất hiện triệu chứng hen suyễn.
  • Thuốc: vaccin, kháng sinh, aspirin,…Khi bệnh nhân hen dùng các thuốc này có thể gây co thắt cơ trơn phế quản làm bệnh trở nên trầm trọng hơn thậm chí gây ra các cơn hen cấp.

Trên đây là các yếu tố gây khởi phát cơn hen rất phổ biến. Mặc dù rất khó khăn để tránh được tất cả các tác nhân trên nhưng chỉ cần chú ý một chút thì bạn có thể hạn chế tiếp xúc với chúng và tránh được các cơn hen cấp khởi phát.

 

3 biện pháp kiểm soát cơn hen

   Bệnh hen là một bệnh mãn tính và không có cách nào để chữa khỏi được hoàn toàn. Tuy nhiên các triệu chứng hen hoàn toàn có thể kiểm soát được nhờ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh và chế độ ăn uống phù hợp.

Điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ và tuân thủ

   Bệnh nhân khi đã được chẩn đoán xác định hen suyễn, ngoài điều trị cắt cơn hen, việc dự phòng xảy ra cơn là một yếu tố tiên quyết giúp tăng cường khả năng quản lý bệnh. Do đó, người bệnh cần tuân thủ các loại thuốc hít, xịt, thuốc uống ngay cả khi không có triệu chứng gì.

Tránh gặp các tác nhân gây hen suyễn

   Các tác nhân thường gặp gây ra bệnh hen suyễn bao gồm: vật nuôi, mạt nhà, gián, cây trồng và phấn hoa, ẩm mốc, khói thuốc, hóa chất, một số loại thức ăn. Cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất là hãy tránh xa các tác nhân gây ra căn bệnh này.

Tập thể dục hợp lý và sử dụng thực phẩm để tăng sức đề kháng cho phổi

   Để sở hữu cơ thể khỏe mạnh, bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Theo đó, thực đơn hàng ngày cần bảo đảm cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như đạm, chất béo, chất xơ,... Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh,...

   Rèn luyện thể dục thường xuyên cũng là cách phòng ngừa bệnh hen suyễn rất tốt. Khi tập thể dục, ngoài các cơ thì phổi sẽ được gia tăng sức mạnh, ngăn ngừa những cơn hen suyễn xảy ra. Tuy nhiên bạn cần tránh tập luyện lâu ngoài trời lạnh hoặc tập quá sức bản thân.

 

Biện pháp phòng ngừa hen suyễn

Biện pháp phòng ngừa hen suyễn

 

    Như đã đề cập ở trên, nhiễm độc phổi (do không khí ô nhiễm, hút thuốc lá) là căn nguyên khiến tần suất các cơn hen tăng lên và mức độ khó thở, nguy hiểm trong mỗi cơn hen nặng lên. Vì thế để phòng ngừa và kiểm soát tốt bệnh hen suyễn thì quan trọng là người bệnh phải có biện pháp giúp giải độc phổi.

 

Giải độc phổi bằng sản phẩm BoniDetox

    Hiện nay trên thị trường, BoniDetox là sản phẩm duy nhất có tác dụng giải độc phổi nên rất tốt với những người bệnh hen suyễn. BoniDetox là sản phẩm có công thức toàn diện, với thành phần 100% thảo dược bao gồm:

  • Baicalin từ hoàng cầm, cam thảo ý, xuyên tâm liên, lá ô liu: Làm tăng khả năng giải độc phổi khi bị các tác nhân gây bệnh tấn công, làm sạch phổi, giảm sự tích lũy chất độc trong phổi đồng thời phục hồi chức năng phổi bị tổn thương. Từ đó giúp giải độc phổi hiệu quả.
  • Cúc tây và xuyên bối mẫu: Giúp bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây độc mới như khói bụi, khói thuốc lá, chất độc từ môi trường, hóa chất độc hại, vi khuẩn và virus từ đó giúp giảm các đợt tái phát cơn cấp của hen suyễn.
  • Tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh: Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, làm giảm tiết chất nhầy trong đường hô hấp và tống đờm ra ngoài. Đờm bị tống ra ngoài sẽ làm sạch phổi, giúp thông thoáng đường thở, giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
  • Đặc biệt hơn, BoniDetox còn có thành phần Fucoidan từ tảo nâu Nhật Bản giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tái phát và giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm nhất của nhiễm độc phổi là ung thư phổi.

 

Thành phần ưu việt của BoniDetox

 

Thành phần ưu việt của BoniDetox

 

    Với các thành phần toàn diện như trên, BoniDetox giúp giải độc phổi, làm sạch phổi và tăng sức đề kháng cho phổi. Đây chính là giải pháp toàn diện nhất cho người mắc bệnh hen suyễn.

 

Nguồn gốc, xuất xứ của BoniDetox

    BoniDetox là sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, là hàng chính hãng được sản xuất tại nhà máy J&E International - Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals - tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới, đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất GMP của tổ chức y tế thế giới WHO và FDA Hoa Kỳ.

    Tại nhà máy này, BoniDetox được sản xuất bằng công nghệ bào chế microfluidizer. Đây là một trong những công nghệ hiện đại bậc nhất trên thế giới, giúp tạo ra những phân tử hạt nano có kích thước dưới 70 nm. Nhờ vậy, các thành phần của BoniDetox được hấp thu tối đa và hiệu quả thu được là cao nhất.

    BoniDetox hiện đang được phân phối tại Việt Nam bởi công ty Botania (1 trong 5 công ty phân phối thực phẩm bảo vệ sức khỏe lớn nhất hiện nay), địa chỉ: 169 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, điện thoại: 1800.1044 – 0984.464.844 - 18001044.

     Công ty Botania vinh dự được nhận giải thưởng TOP 10 - Thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng do Trung tâm Chống hàng giả, Hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu TP. Hà Nội cùng với các cơ quan chức năng khác trao tặng vào năm 2018.

 

Chia sẻ của người bệnh sau khi sử dụng BoniDetox

    Sau nhiều năm phân phối tại Việt Nam, BoniDetox đã đến được với hàng ngàn người bệnh hen suyễn và giúp họ có cuộc sống dễ dàng, nhẹ nhàng hơn cũng như xóa tan nỗi lo về bệnh.

Như trường hợp của cô Đặng Thị Bích Dư ( 58 tuổi), đội 8, Nghĩa Tân, Nghĩa Hưng, Nam Định chia sẻ:

“Cô bị hen suyễn cách đây 5 năm rồi, dù đã sử dụng thuốc và làm theo lời dặn dò của bác sĩ nhưng các cơn hen vẫn cứ ập tới bất cứ lúc nào, có ngày lên tới 6-7 cơn, nhiều hôm cứ về đêm gần sáng là cô thở khò khè, làm cô không ngủ nổi. Vì phải dùng nhiều thuốc tây dự phòng hen suyễn nên tay chân cô run rẩy, da dẻ xám xịt hết lại. Vậy mà sau 3 tháng sử dụng BoniDetox cô đã hết hẳn cơn hen, khó thở, cô đã ngủ một mạch cả đêm mà không bị một cơn thở khò khè nào. Một năm dùng BoniDetox là một năm sức khỏe của cô tốt lên trông thấy, da dẻ hồng hào, người cứ béo trắng hẳn ra, chẳng có gì phải suy nghĩ nữa. Cô biết ơn BoniDetox nhiều lắm!”

 

Mua BoniDetox ở đâu?

Hiện nay, BoniDetox đã được phân phối rộng rãi trên toàn quốc. Bạn có thể tìm mua sản phẩm BoniDetox qua các kênh sau đây:

  • Mua BoniDetox tại các nhà thuốc tây: Hiện đã có rất nhiều nhà thuốc phân phối sản phẩm. Để biết nhà thuốc nào gần mình bán BoniDetox, bạn liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1044 để được hướng dẫn chi tiết. Hoặc bạn tham khảo danh sách nhà thuốc theo link sau đây: https://sotaysuckhoe.wiki/he-thong-phan-phoi
  • Mua BoniDetox tại trụ sở công ty Botania: Số 169 đường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội  vào giờ hành chính (từ thứ 2 đến hết sáng thứ 7).
  • Đặt mua từ công ty Botania bằng các cách sau:
  • Gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 hoặc số điện thoại 1800.1044 để đặt hàng.
  • Nhắn tin đến trang fanpage: BoniDetox - Giải độc phổi do ô nhiễm không khí, để lại số điện thoại  và thông tin, địa chỉ để đặt hàng.
  • Nhắn tin zalo qua số điện thoại: 0931.084.084

          Khi bạn để lại thông tin, công ty Botania sẽ chủ động liên hệ lại để xác nhận, tư vấn cách dùng, báo giá cước vận chuyển (nếu có).

    Bài viết trên đây là câu trả lời đầy đủ và chính xác cho câu hỏi “Hen suyễn có nguy hiểm không?” Đây thực sự  là căn bệnh rất nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt. Để được tư vấn về bệnh cũng như sản phẩm BoniDetox xin mời các bạn liên hệ với dược sĩ của chúng tôi qua số điện thoại 1800 1044 – 1800.1044 – 0984.464.844. Xin cảm ơn!

 

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDetox 30v

360.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc