Mục lục [Ẩn]
Bà Nguyễn Thị An ở Hà Nội bị tiểu đường đã 10 năm nay, mặc dù đường huyết đo lúc nào cũng cao, luôn ở mức 8-9mmol/l. Nhưng có nhiều lần bà bỗng cảm thấy người rất mệt, đầu óc choáng váng và xỉu đi không biết gì, khi đi cấp cứu bà mới biết mình gặp tình trạng tụt đường huyết đột ngột, may mà tới viện đúng lúc không thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Vậy thực sự việc hạ đường huyết đột ngột có nguy hiểm không? Nếu không cấp cứu kịp thời thì sẽ xảy ra vấn đề gì? Cách cấp cứu và phòng tránh tình trạng này là gì? Mời các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời chính xác nhất.
Thế nào là hạ đường huyết đột ngột?
Ở trong máu, glucose là loại đường chính. Glucose thuộc nhóm đường đơn do chất dinh dưỡng carbohydrate cung cấp.
Trong cơ thể con người, lượng đường luôn được duy trì ở mức từ 4 - 7 mmol/L. Khi hạ đường huyết xuống dưới 4 mmol/L thì các dấu hiệu của việc thiếu hụt đường sẽ xuất hiện. Nếu không được xử trí kịp thời thì mức độ hạ đường huyết ngày càng tăng và gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.
Thế nào là hạ đường huyết đột ngột
Hạ đường huyết đột ngột có nguy hiểm không?
Ở bệnh nhân tiểu đường, hạ đường huyết đột ngột được coi là một biến chứng vô cùng nguy hiểm và nguy hiểm hơn nhiều lần so với việc đường huyết tăng cao. Vì thế câu trả lời cho câu hỏi “Hạ đường huyết có nguy hiểm không?” đó là có, bởi vì:
Não bộ con người chỉ sử dụng duy nhất nguồn năng lượng do đường glucose tạo ra. Do đó, khi hạ đường huyết sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh, ảnh hưởng tri giác và gây tổn thương đến não bộ.
Hạ đường huyết còn có thể gây hôn mê, co giật. Đây là các yếu tố làm tăng nguy có tổn thương đến sức khỏe, gián tiếp ảnh hưởng đến người bệnh và thậm chí có thể gây tử vong.
Hạ đường huyết đột ngột có thể dẫn tới tử vong
Hạ đường huyết đột ngột còn nguy hiểm hơn bởi nó “đột ngột” xảy ra khiến cho người bệnh không kịp thời phản ứng và xử trí từ đó dẫn tới những hệ lụy khôn lường và thậm chí là tử vong. Vì thế người bệnh cần nắm rõ những dấu hiệu hạ đường huyết đột ngột sau:
Ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ thấy những triệu chứng sau:
- Bệnh nhân cảm thấy đói cồn cào, xót ruột, đau bụng...
- Toàn thân vã mồ hôi, xuất hiện cảm giác mệt mỏi.
- Người bệnh thấy cơ thể yếu hơn bình thường, hoạt động trí tuệ giảm sút, lú lẫn, thay đổi tính tình, dễ bị kích động. Đôi khi, cảm giác dị cảm, tê bì tay chân xuất hiện, nhìn một hoá hai...
Nếu không được cấp cứu kịp thời thì người bệnh sẽ chuyển sang mức độ nặng với những triệu chứng như sau:
- Các dấu hiệu suy giảm thần kinh như lú lẫn cấp tính, kích động mạnh, có dấu hiệu liệt nửa người (giả đột quỵ) hoặc dấu hiệu thần kinh khu trú.
- Xuất hiện các cơn co giật, có thể liên tục hoặc ngắt quãng.
- Rối loạn ý thức nặng, thậm chí hôn mê sâu.
- Bệnh nhân có thể kèm theo tình trạng vật vã, có những dấu hiệu đặc biệt như tăng trương lực cơ toàn thân.
- Bệnh có thể tiến triển thành hôn mê kéo dài (phù não) hoặc di chứng tinh thần kinh vĩnh viễn (bệnh não sau cơn hạ đường huyết).
Như vậy qua những thông tin trên, bạn đã biết được rằng “hạ đường huyết có nguy hiểm không?”, vì thế hãy tiếp tục tới với những thông tin dưới đây để tìm được câu trả lời cho việc xử trí thế nào khi bị hạ đường huyết đột ngột.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng hạ đường huyết đột ngột ở bệnh nhân tiểu đường
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng hạ đường huyết đột ngột ở bệnh nhân tiểu đường, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu như sau:
+ Không tuân thủ điều trị, dùng thuốc quá liều của bác sĩ hoặc tự ý thêm thuốc, đặc biệt là quá liều insulin
+ Tuy nhiên cũng có nhiều yếu tố khác có thể gây hạ đường huyết ở cả bệnh nhân đái tháo đường như nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết, thuốc/rượu, các khối u, hoặc suy dinh dưỡng…
+ Trì hoãn việc ăn uống ngay sau khi tiêm insulin, suy dinh dưỡng, kém hấp thu do buồn nôn và nôn hoặc liệt ruột.
+ Hoạt động thể chất tăng hoặc nhịn ăn quá mức
+ Căng thẳng tâm lý do nhiễm khuẩn hoặc các thương tổn.
+ Thay đổi vị trí tiêm insulin (sự hấp thu insulin thay đổi theo các vị trí tiêm khác nhau đặc biệt là khi có suy thận.
+ Bệnh nhân uống nhiều rượu.
Uống nhiều rượu sẽ khiến bệnh nhân tiểu đường bị tụt đường huyết đột ngột
Cấp cứu khi bị hạ đường huyết đột ngột như thế nào?
Để có thể cấp cứu kịp thời khi bị hạ đường huyết đột ngột, trước hết người bệnh và người nhà bệnh nhân phải nắm rõ được các triệu chứng khi bị hạ đường huyết. Nếu chính xác là hạ đường huyết thì phải cấp cứu ngay bằng cách: Ăn ngay một viên kẹo ngọt, một cái bánh hoặc hoa quả có sẵn. Nếu không đỡ cần tối thiểu 15g đường (3 miếng đường hoặc 3 thìa cafe đường pha trong 100ml nước). Thử lại đường huyết sau 15 phút. Nếu không đỡ, ngay lập tức bệnh nhân phải vào các cơ sở y tế để điều trị. Trường hợp bệnh nhân hôn mê không được cho bệnh nhân uống hay ăn vì rất dễ sặc vào phổi.
Tình trạng hạ đường huyết nặng cũng cần xử trí ban đầu như vậy rồi đưa bệnh nhân tới bệnh viện để xử trí cấp cứu nâng cao.
Phòng tránh hạ đường huyết bằng cách nào?
Những bệnh nhân tiểu đường rất sợ đường huyết tăng. Thậm chí có người nhịn ăn cả cơm để tránh tăng đường huyết. Điều này rất nguy hiểm. Vì vậy, để tránh tình trạng hạ đường huyết xảy ra, người bệnh cần:
- Tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ về chế độ dùng thuốc và chế độ ăn uống điều trị bệnh tiểu đường. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ như kiêng khem quá mức, bỏ ăn vì mệt mỏi hoặc do các bệnh lý khác…
- Cần có chế độ tập luyện thường xuyên, phù hợp đối với từng người theo tư vấn của bác sĩ điều trị để đảm bảo sức khoẻ.
- Hạn chế uống rượu, đặc biệt là uống rượu mà không ăn hoặc ăn ít.
- Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại các cơ sở y tế hoặc có thể tự làm kiểm tra tại nhà bằng cách theo dõi đường máu mao mạch theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
Phòng tránh hạ đường huyết có thể chỉ cần vài cách đơn giản nhưng nếu chủ quan có thể gây ảnh hưởng lớn đến sực khỏe của cơ thể. Bởi vậy, xin đừng chủ quan với hạ đường huyết!
Vận động giúp phòng ngừa tụt đường huyết đột ngột hiệu quả
Giải pháp từ BoniDiabet giúp ổn định đường huyết hiệu quả
Như vậy, qua những phân tích ở trên thì ta có thể thấy được rằng để phòng tránh hiệu quả việc hạ đường huyết đột ngột ở bệnh nhân tiểu đường thì việc đầu tiên và quan trọng nhất đó là giữ đường huyết luôn ở mức hằng định an toàn. Việc sử dụng thuốc tây hoặc insulin, nếu không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ hoặc thậm chí tuân thủ đúng nhưng người bệnh không ăn uống được nhiều hoặc hoạt động thể chất quá mức, sử dụng rượu bia cũng vẫn gây hạ đường huyết đột ngột. Vì thế những bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng thêm BoniDiabet để giữ đường huyết luôn an toàn, phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường trong đó có hạ đường huyết đột ngột.
Tại sao BoniDiabet giúp ổn định đường huyết hiệu quả, phòng ngừa được biến chứng của bệnh tiểu đường? Đó là nhờ trong BoniDiabet có những thành phần sau:
- Dây thìa canh: Acid Gymnemic trong dây thìa canh giúp kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin để kiểm soát và cân bằng lượng đường trong máu. Kích thích sản sinh tế bào b của tuyến tụy, tăng hoạt lực của insulin, giúp cơ thể tái thiết lập được khả năng cân bằng đường huyết tự nhiên. Làm giảm hoạt tính của enzyme tân tạo đường, giảm sinh đường mới tại gan, tăng men sử dụng đường ở các mô, cơ. Nhờ đó giảm lượng đường vào máu, kiểm soát đường huyết ở mức an toàn.
- Nguyên tố vi lượng magie: Magie đóng vai trò khá quan trọng trong việc giúp tái tạo và hình thành hormone insulin, cải thiện tác dụng của insulin và giúp đưa lượng đường trong máu vào các tế bào. Từ đó giúp làm giảm và ổn định đường huyết và đưa chỉ số HBA1C (chỉ số đường huyết trung bình, đánh giá mức độ ổn định đường huyết trong máu) về ngưỡng an toàn.
- Nguyên tố kẽm: Kẽm cải thiện độ nhạy insulin bằng cách liên kết với các thụ thể insulin, kích hoạt đường truyền tín hiệu insulin đồng thời còn giúp bảo vệ các tế bào beta trong tuyến tụy, từ đó làm tăng hấp thu glucose của tế bào, giảm và ổn định đường huyết và chỉ số HBA1C.
- Nguyên tố Crom: Crom phối hợp cùng insulin để giúp cho glucose dễ dàng vào trong tế bào. Nếu không có chrom, lượng đường trong máu sẽ tăng cao vì khi đó vai trò của lnsulin đã bị chặn lại (block) dẫn tới glucose không thể vận chuyển vào trong tế bào được. Nhờ tác dụng đó, crom có tác dụng giúp hạ và ổn định đường huyết cũng như chỉ số HBA1C.
Thành phần của BoniDiabet
Khả năng giúp hạ và ổn định đường huyết cũng như chỉ số HBA1C của BoniDiabet đã được kiểm chứng lâm sàng bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông.
Kết quả kiểm nghiệm đã cho thấy: Những bệnh nhân tham gia nhóm nghiên cứu đều có chỉ số HBA1C đều vượt ngưỡng (6.4%), sau khi dùng BoniDiabet đã có những cải thiện rõ rệt hơn so với nhóm chứng (chỉ số HBA1C được đánh giá dựa trên Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ ADA năm 2010). Đồng thời BoniDiabet có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giúp giảm Glucose máu, làm giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường. Kết quả tốt và khá chiếm tới 96.67% đồng thời không xuất hiện những triệu chứng không mong muốn trong quá trình hỗ trợ điều trị.
Cảm nhận của người bệnh sau khi sử dụng BoniDiabet
Bác Đặng Quang Phen, 71 tuổi thôn An Ấp, xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, đt 037.4420.346
Lúc mới phát hiện ra tiểu đường thì đường huyết của bác đã lên tới 38.8, bác phải nhập viện ngay, dùng thuốc tây và insulin liên tục 2 tuần thì đường huyết cũng về được ngưỡng dao động 11 đến 14 thì bác được về. Nhưng về sau bác bị biến chứng chân tay co quắp, mắt mờ hẳn đi, dùng thuốc tây nhiều quá men gan lên rất cao, thỉnh thoảng bác còn gặp tình trạng hạ đường huyết đột ngột khiến bác phải nhập viện cấp cứu – điều này khiến bác vô cùng lo sợ. Được người quen giới thiệu dùng BoniDiabet, bác kiên trì dùng với liều 6 viên mỗi ngày, không ngờ đường huyết lại hạ rất ổn định chỉ 5.7, chân tay hết tê bì co quắp mà men gan cũng bình thường. Bác rất tin tưởng BoniDiabet và sẽ kiên trì sử dụng để đường huyết luôn an toàn.
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn có được câu trả lời cho câu hỏi “Hạ đường huyết đột ngột có nguy hiểm không?” cũng như cách cấp cứu và phòng ngừa nếu tình trạng này xảy ra. Nếu vẫn còn những thắc mắc về bệnh tiểu đường hay sản phẩm BoniDiabet, mời các bạn gọi tới số 1800 1044 hoặc 0984 464 844 giờ hành chính để được các dược sỹ tư vấn cụ thể.
XEM THÊM:
- Bệnh tiểu đường có mấy tuýp? Cách phân biệt như thế nào?
- Tiền tiểu đường chữa được không? Người bị tiền tiểu đường có cần uống thuốc không?