Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Gút và những câu hỏi thường gặp

Thứ tư, 23-10-2019 15:35 PM

 

 

 

 

Làm sao biết mình bị Gút?

Bệnh khởi phát cấp tính, thường vào nửa đêm hoặc gần sáng, với tính chất sưng tấy, nóng, đỏ mọng, đau dữ dội và đột ngột ở một khớp (không đối xứng). Thường gặp nhất ở ngón chân cái, kế đó là khớp bàn chân, khớp cổ chân, các ngón chân khác, khớp gối, bàn tay và các khớp, các vùng gần khớp khác.

Có thể có kèm một số triệu chứng toàn thân như sốt cao, lạnh run, ớn lạnh… Thậm chí, một số trường hợp gây nhức đầu, ói mửa, cổ gượng (do phản ứng màng não).

Hiện tượng viêm cấp tuy rất rầm rộ nhưng cũng chỉ kéo dài 5-10 ngày, rồi khỏi toàn thân, không để lại di chứng gì tại khớp. Nếu được dùng thuốc sớm, đúng thuốc, đúng liều lượng bệnh sẽ hết rất nhanh (dưới 5 ngày).

Bệnh tái phát từng đợt với xu hướng càng ngày càng nhiều đợt viêm hơn, các đợt viêm khớp ngày càng dài ra, càng lâu khỏi hơn, các có nhiều khớp bị viêm hơn…

Bệnh Gút có dễ chữa hay không?

Hiện nay đã có thuốc chữa bệnh Gút, nhưng chỉ có tác dụng ở giai đoạn sớm. Thường chỉ nửa ngày sau khi uống thuốc, các triệu chứng sẽ rút hết. Nhưng nếu bệnh nhân không kiêng cữ đúng mức, bệnh sẽ tái phát. Điều đó có nghĩa là, hiện nay chưa có thuốc nào điều trị được tận gốc căn bệnh.

Bệnh nhân Gút có thể dùng làm thuốc Colchicine để chống viêm và Allopuriniol để làm giảm nồng độ acid uric trong máu (theo chỉ định của bác sĩ). Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là dự phòng bằng cách thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh ăn thức ăn giàu đạm và uống nhiều rượu bia.

Gút và tăng acid uric máu là như thế nào?

Gút là một tình trạng y khoa được đặc trưng bởi tăng mức acid uric một cách bất thường trong máu, những đợt viêm khớp tái phát, lắng đọng những tinh thể acid uric cứng trong và quanh khớp, giảm chức năng thận và sỏi thận.

Gút có đặc điểm duy nhất là một trong những bệnh được chẩn đoán thường xuyên qua khai thác bệnh sử. Nó thường liên quan đến di truyền về một sự bất thường trong quá trình xử lý acid uric trong cơ thể con người. Acid uric là sản phẩm phân hủy của purine có trong thức ăn. Một sự di chuyển bất thường của acid uric có thể gây ra viêm đau khớp (cơn gút), sỏi thận và tắc những ống lọc trong thận (do những tinh thể acid uric) dẫn đến suy thận. Nói một cách khác bệnh nhân có thể có tăng acid uric trong máu nhưng không có viêm khớp hoặc vấn đề về thận.

Viêm đau khớp do gút thường là một cơn đau dữ dội với sự khởi phát nhanh của viêm khớp. Viêm khớp do sự kết tủa của những tinh thể lắng đọng acid uric trong dịch khớp và bao khớp. Viêm khớp xảy ra rất trầm trọng khi những bạch cầu làm lắng đọng những tinh thể acid uric và phóng thích những chất viêm gây đau, nóng và đỏ của khớp.

 

Xem thêm: Làm thế nào để sống chung hòa bình với bệnh gút

 

Ai bị ảnh hưởng bởi bệnh Gút?

Xấp xỉ khoảng 1 triệu người Mỹ bị những cơn Gút. Tỷ lệ mắc bệnh nam: nữ là 9:1. Ở nam, bệnh gia tăng sau tuổi dậy thì và đạt đỉnh điểm ở tuổi 75. Ở nữ thường mắc bệnh này sau tuổi mãn kinh.

Trong khi tăng acid uric máu chỉ liên quan đến tăng nguy cơ về Gút, nhưng mối liên hệ giữa 2 yếu tố này chưa rõ ràng. Nhiều bệnh nhân có tăng acid uric nhưng không phát triển Gút trong khi những người khác có Gút tái đi tái lại nhiều lần nhưng không có tăng acid uric máu. Nam giới của Mỹ có đến 10% là tăng acid uric máu. Tuy nhiên, chỉ một số nhỏ những bệnh nhân này bị Gút.

Những yếu tố nguy cơ đối với viêm khớp trong Gút là gì?

- Ngoài yếu tố vận chuyển bất thường acid uric trong máu là do di truyền, những yếu tố khác là béo phì, đái tháo đường, cao huyết áp, chức năng thận bất thường.

Những thuốc như lợi tiểu thiazide, aspirin liều thấp, niacin, cyclporine, thuốc lao (pyrazinamide và ethambutol) và những thuốc khác cũng làm tăng acid uric trong máu và dẫn đến bệnh gút. Hơn nữa, những bệnh dẫn đến sự tạo thành acid uric thái quá trong cơ thể, như bệnh bạch cầu, lymphoma và những rối loạn về hemoglobin cũng có nguy cơ xuất hiện Gút.

Một điều lý thú là những nghiên cứu mới đây chứng minh có sự gia tăng những người bị gút có mức hocmon tuyến giáp thấp.

- Trong những bệnh nhân với nguy cơ phát triển bệnh gút, những trạng thái tự đoán những cơn gút cấp là tình trạng mất nước, chấn thương khớp, sốt, lặn lâu, uống nhiều rượu, và mới phẫu thuật. Những cơn gút khởi phát bởi phẫu thuật mới đây có thể liên quan với những thay đổi về cân bằng dịch trong cơ thể do quá trình uống nước không liên tục trong việc chuẩn bị và sau phẫu thuật.

Những triệu chứng của gút là gì?

Khớp bàn- ngón chân cái là vị trí thường gặp nhất trong những cơn gút cấp. Những khớp khác cũng bị ảnh hưởng, bao gồm cổ chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay, khuỷu.

 Cơn gút cấp được đặc trưng bởi việc khởi phát nhanh những cơn đau trong những khớp bị ảnh hưởng, sau đó là sưng nóng, đỏ và đau. Đau rất khủng khiếp, vì thế ngay cả việc đắp mền ở vùng da có khớp viêm cũng không thể được. Người bệnh có thể có sốt trong cơn gút cấp. 

Trong những trường hợp hiếm, cơn gút có thể kéo dài vài tuần. Đa số những bệnh nhân gút sẽ bị những cơn gút tái phát qua nhiều năm.

- Những tinh thể acid uric có thể lắng đọng trong những túi nhỏ, dịch quanh khớp. Những tinh thể urat này có thể kích thích trong bao khớp dẫn đến đau và sưng quanh khớp, được gọi là viêm bao khớp. Trong những trường hợp hiếm, gút dẫn đến một kiểu viêm khớp mãn giống như viêm đa khớp dạng thấp. Trong bệnh gút mãn, có những nốt do tinh thể acid uric lắng đọng (tophi) trong những vùng mô mềm khác nhau của cơ thể. Chúng thường được tìm thấy nhất là những nốt cứng tròn quanh ngón tay, ở đầu khuỷu và quanh ngón cái, nhưng tophi có thể xuất hiện bất cứ nơi đâu trong cơ thể. Chúng cũng được tìm thấy trong những vùng ít gặp như tai, dây thanh âm, hoặc hiếm hơn là quanh tủy sống.

Bệnh Gút có dễ chữa không?

Hiện nay đã có thuốc chữa bệnh Gút, nhưng chỉ có tác dụng ở giai đoạn sớm. Thường chỉ nửa ngày sau khi uống thuốc, các triệu chứng bệnh sẽ rút hết.

Nhưng nếu bệnh nhân không kiêng cữ đúng mức, bệnh sẽ tái phát. Điều đó có nghĩa là, hiện nay chưa có nào điều trị được tận gốc căn bệnh.

Bệnh nhân Gút có thể dùng làm thuốc Colchicin chống viêm và Allopurinol để làm giảm nồng độ acid uric trong máu (theo chỉ định của bác sỹ). Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là dự phòng bằng cách thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh ăn thức ăn giàu đạm và uống nhiều rượu bia.

Vừa bị cao huyết áp, vừa bị gút thì uống thuốc hạ huyết áp có ảnh hưởng gì đến bệnh gút không?

 

 

Một số thuốc để hạ huyết áp như thuốc lợi tiểu lại làm tăng nồng độ acid uric nhưng không phải thuốc hạ huyết áp nào cũng ảnh hưởng đến nồng độ acid uric máu. Nên trường hợp này khá rắc rối và khó để trả lời.

Tốt nhất nên hạ huyết áp một cách tự nhiên bằng cách ăn ít muối, giảm cân và luyện tập thể thao, đồng thời tham khảo ý kiến của bác sỹ để có một loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.

Có thể dùng than để giảm đau khi bị Gút. Vậy cách sử dụng như thế nào?

Dùng than là một trong nhiều biện pháp khá hữu hiệu với bệnh nhân Gút. Than có tác dụng hút chất độc từ trong cơ thể ra.

Bạn có thể dùng than hoạt tính giã thật mịn rồi trộn với nước sền sệt, rồi bọc trong một khớp vải và đắp lên khớp đau. Cứ khoảng 4 giờ lại thay than một lần. Nhưng bạn phải bọc thật kín vì than dễ làm bẩn quần áo, chăn chiếu.

Ngoài ra, bạn có thể hòa tan trong nước nóng để ngâm chân. Ngâm trong khoảng 30 phút sẽ thấy dễ chịu.

Nếu người béo phì và bị bệnh gút thì nên kiêng ăn thế nào để khống chế được bệnh?

Dĩ nhiên lúc này phải luyện tập và có chế độ ăn uống thích hợp để giảm cân. Nhưng nếu nhịn quá mức sẽ khiến tế bào suy nhược và phóng thêm acid uric khiến bệnh nặng hơn.

Tốt nhất phải tránh uống rượu, bia, nên uống nhiều nước. Nước giúp thải acid uric trong cơ thể ra ngoài nhanh hơn. Nước cũng làm giảm nguy cơ sỏi thận, chứng bệnh mà phần lớn người bị gút đều mắc phải. Và ngoài ra, nước còn làm giảm cân một cách tích cực. Việc ăn kiêng chỉ nên lưu ý tránh các loại thực phẩm có độ đạm quá cao, kể cả các loại rau củ như măng, các loại đậu, nấm…

 

Xem thêm: Chiến thắng bệnh gút nhờ bí quyết thần kỳ từ thiên nhiên

 

 

Acid uric ổn định, hạn chế sưng đau khó chịu với BoniGut từ Mỹ và Canada !

Hiểu được nhu cầu quan trọng và cấp thiết với người bệnh gút là phải kiểm soát được nồng độ acid uric trong máu ổn định trong ngưỡng an toàn, tập đoàn Viva Nutraceuticals từ Mỹ và Canada đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm vượt trội BoniGut.

 

BoniGut là sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên vừa hiệu quả vừa an toàn, không tác dụng phụ. Sự kết hợp toàn diện của 12 thảo dược cho người bệnh gút trong BoniGut mang đến hiệu quả điều hòa acid uric vượt trội theo 3 cơ chế chuyên biệt:

+ Giúp ngăn ngừa sự hình thành acid uric trong cơ thể nhờ các thảo dược ức chế hoạt động của enzyme xanthine oxidase (chất xúc tác cho quá trình tạo acid uric)

+ Giúp trung hòa acid uric nhờ các thảo dược có tính kiềm.

+ Giúp đào thải acid uric nhờ các thảo dược có công dụng giúp lợi tiểu, tăng quá trình thanh lọc acid uric từ máu và bài tiêt ra ngoài qua đường niệu.

 

Khi nồng độ acid uric trong máu ở mức bình thường, người bệnh gút sẽ không còn phải lo lắng về các cơn gút cấp hay những biến chứng nguy hiểm nữa !

 

BoniGut được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty Botania.

Địa chỉ: 169,  Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

Tổng đài tư vấn miễn phí: 18001044.

 

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc