Mục lục [Ẩn]
Glucophage có thể ví như “người bạn đồng hành bất đắc dĩ” của rất nhiều người bệnh tiểu đường. Vì là thuốc dùng hàng ngày trong thời gian rất dài nên việc nắm chắc về cách dùng, phản ứng phụ và những lưu ý khi sử dụng là điều cần thiết với bệnh nhân. Tất cả những thông tin đó sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết sau đây, đọc để tìm hiểu thêm nhé!
Glucophage là thuốc gì?
Glucophage là thuốc gì?
Glucophage là biệt dược (tên thương mại) thường gặp của thuốc metformin - Thuốc hạ đường huyết thuộc nhóm biguanid, dùng trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.
Thuốc này không kích thích tăng tiết insulin mà giúp hạ đường huyết lúc đói và sau bữa ăn thông qua cơ chế: Làm tăng sử dụng glucose ở tế bào, giảm tình trạng kháng insulin, ức chế tổng hợp glucose ở gan và giảm hấp thu glucose ở ruột.
Điểm đặc biệt của Metformin trong Glucophage đó là nó không gây hạ đường huyết ở người không bị tiểu đường. Ở người bệnh tiểu đường, thuốc làm giảm sự tăng đường huyết nhưng không gây biến chứng hạ đường huyết (trừ trường hợp nhịn đói hoặc phối hợp thuốc hiệp đồng tác dụng). Vì vậy, có nhiều quan điểm cho rằng, Metformin nên được gọi là thuốc chống tăng đường huyết chứ không phải thuốc hạ đường huyết.
Biệt dược Glucophage có chứa hàm lượng Metformin khác nhau, đó là 500mg, 750 mg, 850 mg và 1000mg.
Glucophage làm giảm đường huyết ở người bị tiểu đường
Cách dùng Glucophage
Liều dùng của Metformin trong Glucophage khác nhau giữa từng đối tượng bệnh nhân, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Việc của người bệnh đó là uống đủ liều và đều đặn, không tự ý bỏ thuốc, giảm hoặc tăng liều, thay đổi thuốc.
Cách dùng: Glucophage được dùng đường uống, uống trong hoặc ngay sau bữa ăn để tránh tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.
Nên uống Glucophage trong hoặc ngay sau bữa ăn
Tác dụng phụ của Glucophage
Metformin trong Glucophage gây ra những tác dụng phụ (ADR) như sau:
Thường gặp, ADR > 1/100: Chán ăn, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đầy thượng vị, táo bón, ợ nóng (những tác dụng phụ này liên quan với liều và thường xuất hiện khi mới sử dụng), phát ban, mề đay, tăng nhạy cảm với ánh sáng, giảm nồng độ vitamin B12 trong máu.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100: Loạn sản máu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết, suy tủy, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, nhiễm acid lactic.
Chán ăn là tác dụng phụ thường gặp khi dùng Glucophage
Hướng dẫn xử trí khi gặp tác dụng phụ
- Với tác dụng phụ trên tiêu hóa, chúng ta có thể phòng ngừa bằng cách uống thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn.
- Tuy Metformin trong Glucophage không gây hạ đường huyết nhưng nếu kết hợp với thuốc tiểu đường nhóm sulfonylure hoặc uống chung với rượu thì hiện tượng lượng đường trong máu hạ quá mức sẽ xảy ra. Vì vậy, người bệnh không được uống rượu trong quá trình sử dụng Glucophage, đồng thời theo dõi đường huyết chặt chẽ nếu uống thuốc này chung với thuốc nhóm sulfonylure.
- Bổ sung vitamin B12 trong trường hợp thiếu vitamin này do điều trị bằng Glucophage dài ngày.
- Dù tình trạng nhiễm acid lactic do dùng Metformin hiếm khi xảy ra, nhưng nếu xuất hiện thì người bệnh cần được cấp cứu ngay, giải pháp tốt nhất đó là lọc máu.
- Nếu phát hiện ra bị suy thận hoặc suy gan, hay khi có bệnh nhồi máu cơ tim hoặc nhiễm khuẩn máu, bệnh nhân bắt buộc phải ngừng điều trị bằng Glucophage.
Bổ sung vitamin B12 trong trường hợp thiếu vitamin này do điều trị bằng Glucophage dài ngày
Chống chỉ định của Glucophage
Glucophage chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Quá mẫn với metformin.
- Bất kỳ loại nhiễm toan chuyển hóa cấp tính nào (như nhiễm toan lactic, nhiễm toan ceton do đái tháo đường).
- Tiền hôn mê do đái tháo đường.
- Suy thận nặng (GFR <30 mL / phút).
- Tình trạng cấp tính có khả năng thay đổi chức năng thận như: mất nước, nhiễm trùng nặng, sốc.
- Các bệnh có thể gây thiếu oxy mô (đặc biệt là bệnh cấp tính, hoặc nặng hơn bệnh mãn tính) như: suy tim mất bù, suy hô hấp, nhồi máu cơ tim gần đây, sốc.
- Suy gan, nhiễm độc rượu cấp tính, nghiện rượu.
- Phụ nữ có thai.
Glucophage chống chỉ định với bệnh nhân bị suy thận nặng
Tương tác thuốc của Metformin trong Glucophage
Tương tác thuốc là những thay đổi về hiệu quả của thuốc (tăng hoặc giảm tác dụng) hoặc tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ khi dùng đồng thời hai hoặc nhiều loại thuốc cùng lúc.
Các thuốc tương tác với Metformin trong Glucophage làm tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc đó là: thuốc lợi tiểu, corticosteroid, phenothiazin, những chế phẩm tuyến giáp, oestrogen, thuốc tránh thai đường uống, phenytoin, acid nicotinic, những thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm, những thuốc chẹn kênh calci, isoniazid, có thể dẫn đến giảm sự kiểm soát glucose huyết.
Các thuốc khi kết hợp với Glucophage sẽ làm tăng độc tính: Amilorid, digoxin, morphin, procainamid, quinidin, quinin, ranitidin, triamteren, trimethoprim, và vancomycin.
Glucophage tương tác với những thuốc nào?
Những lưu ý khi sử dụng Glucophage
- Ðối với người bệnh dùng metformin, cần theo dõi đều đặn các xét nghiệm cận lâm sàng, kể cả định lượng đường huyết, để xác định liều metformin tối thiểu có hiệu lực.
- Người bệnh cần được khuyến cáo điều tiết chế độ ăn, vì dinh dưỡng điều trị là một khâu trọng yếu trong quản lý bệnh đái tháo đường. Ðiều trị bằng metformin chỉ được coi là hỗ trợ, không phải để thay thế cho việc điều tiết chế độ ăn hợp lý.
- Metformin được bài tiết chủ yếu qua thận, nguy cơ tích lũy và nhiễm acid lactic tăng lên theo mức độ suy giảm chức năng thận.
- Metformin không phù hợp để điều trị cho người cao tuổi, thường có suy giảm chức năng thận; do đó phải kiểm tra creatinin huyết thanh trước khi bắt đầu điều trị.
- Phải ngừng điều trị với metformin 2 - 3 ngày trước khi chiếu chụp X quang có sử dụng các chất cản quang chứa iod, và trong 2 ngày sau khi chiếu chụp. Chỉ dùng trở lại metformin sau khi đánh giá lại chức năng thận thấy bình thường.
- Phải ngừng dùng metformin khi tiến hành các phẫu thuật.
Phải ngừng dùng metformin khi tiến hành các phẫu thuật
- Metformin có thể bài tiết trong sữa mẹ. Vì vậy, cần cân nhắc nên ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc (căn cứ vào mức độ quan trọng của thuốc đối với người mẹ).
- Glucophage chỉ giúp hạ đường huyết, không giúp ổn định lượng đường trong máu và người bệnh vẫn có thể gặp các biến chứng trên thận, mắt, tim, thần kinh nếu chỉ dùng đơn độc thuốc này. Ngoài ra, Metformin trong Glucophage hay bất kỳ thuốc điều trị tiểu đường nào thì hiệu quả giúp hạ đường huyết cũng bị giảm theo thời gian, hay còn gọi là nhờn thuốc. Về sau, người bệnh phải tăng liều, kết hợp thêm thuốc khác hoặc đổi thuốc thì mới thu được hiệu quả, điều đó đồng nghĩa với việc nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc cũng tăng lên. Lúc này, sử dụng thuốc tây kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện khoa học, đồng thời uống thêm 4-6 viên BoniDiabet + mỗi ngày là giải pháp tối ưu cho người bệnh.
Người bệnh tiểu đường cần ăn uống, tập luyện như thế nào?
Người bệnh tiểu đường cần ăn uống, tập luyện như thế nào?
Người bệnh tiểu đường cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh, cụ thể là:
- Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Hạn chế dùng các thực phẩm giàu tinh bột như cơm, bún, miến, phở,...
- Hạn chế đồ ngọt như bánh, kẹo, mứt, sữa có đường, nước ngọt, mít, sầu riêng, vải, nhãn...
- Tăng cường rau xanh trong các bữa ăn.
- Bổ sung những loại trái cây ít ngọt như: Cam, bưởi, táo, lê, ổi…
- Hạn chế chất béo từ động vật.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá,...
- Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn hàng ngày bằng các môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, đạp xe,...
- Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu đang thừa cân hoặc béo phì.
BoniDiabet là gì và sử dụng như thế nào để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường?
BoniDiabet + của Mỹ chính là lựa chọn tối ưu giúp bạn kiểm soát tốt bệnh tiểu đường với hiệu quả đã được chứng minh bởi kiểm nghiệm lâm sàng. Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông cho kết quả: 96,67% bệnh nhân tiểu đường có cải thiện tốt và khá sau 3 tháng sử dụng BoniDiabet +.
Hiệu quả vượt trội của sản phẩm BoniDiabet + đến từ sự kết hợp hoàn hảo của các nguyên tố vi lượng cùng các thảo dược và vi chất quý, cụ thể:
- Các thảo dược giúp giảm lượng đường trong máu: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi.
- Các nguyên tố vi lượng giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng: Kẽm, selen, chrom, magie: Đây là nhóm thành phần tạo nên sự khác biệt của BoniDiabet + so với các sản phẩm khác trên thị trường, giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả. Trong đó, magie giúp tăng dự trữ glucose dưới dạng glycogen ở cơ và gan, điều hòa làm ổn định đường huyết, đồng thời giúp ổn định huyết áp; Kẽm, chrom giúp làm tăng độ nhạy với insulin ở bệnh nhân tiểu đường; Selen giúp phòng ngừa các biến chứng trên tim, thận, tiểu cầu, đặc biệt là biến chứng trên tim.
- Acid alpha lipoic: Giúp bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ mù mắt và suy thận; giúp ngăn ngừa tai biến mạch máu não.
- Vitamin C: Giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, đồng thời giữ cho mao mạch và thành mạch máu vững chắc.
- Acid folic: Giúp giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch của người bệnh tiểu đường.
- Quế giúp hạ mỡ máu, góp phần làm giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch của bệnh tiểu đường.
- Lô hội: Giúp vết thương mau lành, góp phần phòng ngừa biến chứng loét bàn chân.
Thành phần toàn diện của sản phẩm BoniDiabet +
Người bệnh tiểu đường uống BoniDiabet với liều 4-6 viên/ngày kết hợp với thuốc tây và chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, sau 1-2 tháng, đường huyết sẽ được hạ về mức an toàn hơn. Sau khoảng 3 tháng, đường huyết sẽ ổn định, các biến chứng cũng được phòng ngừa hiệu quả.
BoniDiabet có thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng.
Mong rằng thông tin hữu ích từ bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc biết được Glucophage là thuốc gì và những điều cần lưu ý khi sử dụng. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM: