Hỏi:
Chào dược sĩ,
Tôi mới phát hiện bản thân mình bị gút khoảng 3 tháng nay, acid uric máu lên tới 520 µmol/l. Bác sĩ có kê cho tôi thuốc allopurinol dùng lâu dài để hạ acid uric máu và thuốc giảm đau khi nào lên cơn đau gút cấp thì dùng kèm. Tôi dùng thuốc tây thì cơn đau giảm bớt nhưng người lại luôn mệt mỏi, đau đầu và buồn nôn dữ lắm. Tôi thật sự chán nản và không biết phải làm như nào? Mong dược sĩ giúp tôi, cảm ơn dược sĩ!
Văn Khánh, Cao Bằng
Đáp:
Chào anh Khánh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi.
Với các triệu chứng mà anh Khánh đang gặp phải như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn… cũng là các tác dụng phụ khá thường gặp ở người bệnh gút khi sử dụng Allopurinol. Bên cạnh đó, việc anh sử dụng kết hợp thêm các thuốc giảm đau cũng góp một phần khiến các tác dụng phụ đó tăng lên nhiều hơn.
Hơn thế nữa, Allopurinol còn là thuốc được chỉ định dùng dài hạn. Việc sử dụng lâu dài còn gây ảnh hưởng đến chức năng thận của mình.
Mặc dù có khá nhiều tác dụng phụ nhưng Allopurinol lại có tác dụng giúp hạ acid uric máu nhanh chóng và dự phòng cơn gút cấp tái phát cho anh. Nếu bây giờ anh dừng thuốc tây y đột ngột, acid uric máu sẽ tăng lên nhanh chóng và cơn gút cấp tái phát nhiều lần, có thể khiến anh đau đớn và mệt mỏi hơn. Vì thế, thời điểm hiện tại anh Khánh vẫn nên tiếp tục sử dụng Allopurinol theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng hay giảm liều thuốc tây, và chỉ sử dụng thuốc giảm đau khi lên cơn gút cấp thôi.
Bên cạnh đó, để giảm tác dụng phụ cũng như rủi ro do Allopurinol và các thuốc giảm đau gây ra, đồng thời cải thiện bệnh gút hiệu quả, anh Khánh cũng như bệnh nhân gút cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Kiểm tra định kỳ chức năng thận: Như chúng ta đã phân tích ở trên, việc sử dụng lâu dài Allopurinol còn có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thận, vì thế anh cần nên kiểm tra chức năng thận định kỳ.
- Kiểm soát acid uric máu: Việc kiểm soát acid uric máu ổn định ở ngưỡng an toàn thực sự rất quan trọng, bởi khi acid uric máu hạ, tần suất xuất hiện của các cơn đau gút cấp giảm, liều sử dụng của các thuốc tây y sẽ giảm dần, giảm tác dụng phụ lên sức khỏe của anh. Vì thế, anh Khánh cũng cần:
+ Hạn chế thực phẩm giàu đạm: Thịt đỏ (thịt chó, thịt bò, thịt cừu…), nội tạng động vật , hải sản (tôm, cá, mực, sò…) và thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: Nấm, giá đỗ, măng tây…
+ Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa: Rau xanh và hoa quả như nho, dứa, anh đào, cam, quýt…
+ Uống nhiều nước, khoảng 2 lít mỗi ngày.
+ Không sử dụng rượu bia
+ Bổ sung viên uống thảo dược BoniGut +: Y học hiện đại đã chứng minh được có rất nhiều loại thảo dược cũng có tác dụng giúp hạ acid uric máu hiệu quả như quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn. BoniGut+ với công thức thành phần gồm 3 thảo dược này kết hợp với nhiều loại thảo dược khác giúp hạ và ổn định acid uric máu cho người bệnh một cách an toàn và hiệu quả. Sau khi dùng BoniGut + đủ liệu trình 3 tháng, acid uric máu giảm, bệnh cải thiện ổn định thì mình có thể xin ý kiến của bác sĩ giảm dần liều thuốc tây y, giảm tác dụng phụ của chúng.
BoniGut + - Sự lựa chọn an toàn và tối ưu dành cho người bệnh gút
Thành phần: Bột anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn, lá húng tây, lá bạc hà, bách xù, ngưu bàng tử, trạch trả, mã đề, gừng, rễ cây tầm ma, kim sa.
Công dụng: Giúp đưa nồng độ acid uric trong máu nhanh chóng về ngưỡng an toàn, làm giãn, giảm mức độ và tần suất của cơn gút cấp, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh gút.
Liều dùng: Người bệnh dùng BoniGut + hàng ngày với liều 4-6 viên/ngày (tùy tình trạng bệnh của từng bệnh nhân), chia 2 lần.
Hy vọng đến đây anh Khánh đã tìm được cho mình giải pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh của mình. Nếu anh còn thắc mắc về tình trạng bệnh gút và sản phẩm BoniGut + , anh vui lòng gọi lên số hotline 18001044, dược sĩ tư vấn sẽ giải đáp giúp mình nhé!
Xem thêm