Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Giải đáp: Uống thuốc ngủ bao lâu thì có tác dụng?

Thứ hai, 19-09-2022 13:54 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Trước khi sử dụng thuốc an thần gây ngủ, người bệnh sẽ thường băn khoăn không biết uống thuốc ngủ bao lâu thì có tác dụng? Nó tồn tại trong cơ thể đến bao giờ? Uống sẽ có những tác dụng phụ gì? Liệu có cách nào khác giúp ngủ ngon và an toàn hơn không? Để có câu trả lời chính xác nhất, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.

 

Uống thuốc ngủ bao lâu thì có tác dụng?

Uống thuốc ngủ bao lâu thì có tác dụng?

 

Thuốc ngủ là gì?

    Thuốc ngủ tây y bao gồm các nhóm:

- Dẫn xuất của acid barbituric: Phenobarbital, hexobarbital…

- Dẫn xuất benzodiazepin: Diazepam (có biệt dược thông dụng là seduxen), Bromazepam (có biệt dược thông dụng là lexomil), nitrazepam…

- Các dẫn xuất khác: Ví dụ như buspiron, zolpidem, glutethimid…

    Các thuốc này giúp người bệnh đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ đó. Do có nhiều tác dụng phụ và cần dùng đúng bệnh, đúng cách… nên các thuốc ngủ kể trên bắt buộc cần được kê đơn bởi bác sĩ, bệnh nhân không được tự ý sử dụng.

 

Thuốc ngủ là gì?

Thuốc ngủ là gì?

 

Uống thuốc ngủ bao lâu thì có tác dụng?

    Như bạn đã biết, có nhiều loại thuốc ngủ khác nhau và thời gian để chúng có tác dụng cũng không giống nhau.

    Ví dụ: Với thuốc diazepam (seduxen), nó hấp thu rất nhanh khi uống, người dùng bắt đầu có tác dụng sau 15-60 phút. Với bromazepam (lexomil), nó có thể mất đến 1 giờ sau khi uống để phát huy tác dụng. Còn khi uống nitrazepam, nó cần 30 đến 60 phút để giúp người dùng đi vào giấc ngủ, giấc ngủ đó sẽ kéo dài từ 6-8 giờ.

    Ngoài ra, việc uống thuốc ngủ bao lâu thì có tác dụng còn phụ thuộc vào bản thân người bệnh. Thuốc ngủ có đặc điểm khi dùng lâu ngày, nó sẽ gây nhờn. Nghĩa là vẫn một loại thuốc đó, người bị nhờn sẽ cần liều cao hơn và thời gian dài hơn để có thể vào được giấc ngủ.

 

Uống thuốc ngủ bao lâu thì có tác dụng?

Uống thuốc ngủ bao lâu thì có tác dụng?

 

    Như trường hợp của bác Tăng Thanh Bình, 67 tuổi, ở số 8, ngõ 187 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, bác bị mất ngủ 20 năm và đã từng uống qua hàng trăm đơn thuốc ngủ. Bác Bình chia sẻ: “Bác đi hết viện E, bệnh viện Bưu Điện rồi đến viện Bạch Mai, nơi thì bảo bác bị mất ngủ do trầm cảm, lo âu, nơi thì lại kết luận bác bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rồi kê cho bác đơn thuốc dài, có đơn gồm 7-8 loại liền. Bác uống thời gian đầu thì dễ vào giấc lắm, ngủ một mạch đến sáng. Tuy nó khiến bác cảm thấy mệt,  người đờ đẫn ra, quên hết mọi thứ, thần kinh như bị tê liệt nhưng so với việc thức trắng đêm thì vẫn hơn. Về sau, bác vẫn uống thuốc đấy, nhưng phải nằm đến cả tiếng mới ngủ được, giấc ngủ cứ kém dần và bác phải đi khám để bác sĩ đổi đơn thuốc. Tính đến giờ, bác đã uống qua hàng trăm đơn thuốc rồi đấy chứ”.

 

Một số đơn thuốc bác Bình còn giữ lại trong hơn 20 năm bị mất ngủ của mình

Một số đơn thuốc bác Bình còn giữ lại trong hơn 20 năm bị mất ngủ của mình

 

Thuốc ngủ tồn tại trong cơ thể bạn bao lâu?

    Để biết thuốc ngủ tồn tại trong cơ thể mình bao lâu, bạn có thể dựa vào T1/2 (thời gian bán thải) của thuốc. Thời gian bán thải thuốc là thời gian mà nồng độ thuốc trong cơ thể hay nồng độ thuốc trong máu giảm đi một nửa. Chẳng hạn: Loại thuốc có thời gian bán thải là 4 giờ, điều đó có nghĩa là sau 4 giờ nồng độ thuốc giảm 50%, sau 8 giờ nồng độ thuốc giảm tiếp đi một nửa, có nghĩa là giảm 75%. Cơ thể bạn sẽ được coi là hết thuốc ngủ sau khoảng thời gian 7 lần T1/2 .

    Ví dụ: thời gian bán thải của Bromazepam là 10 đến 20 giờ, tức là cần đến 70-140 giờ sau khi uống để thuốc này được loại bỏ khỏi cơ thể của bạn.

 

Các tác dụng phụ của thuốc ngủ

    Có nhiều loại thuốc ngủ khác nhau như đã trình bày ở trên. Tác dụng phụ của mỗi loại cũng không hoàn toàn giống nhau. Tùy vào từng loại thuốc, bạn có thể gặp các tác dụng phụ như:

- Đau đầu, chóng mặt, cơ thể trong trạng thái lâng lâng, thậm chí là giảm khả năng giữ thăng bằng dẫn đến bị té ngã.

- Tiêu chảy, buồn nôn và nôn, ợ nóng, khô miệng.

- Buồn ngủ kéo dài vào ban ngày, từ đó dẫn đến những hệ lụy như giảm hiệu suất công việc, gặp nguy hiểm khi lái xe, vận hành máy móc, làm việc trên cao.

- Phản ứng dị ứng.

- Suy giảm khả năng ghi nhớ, tập trung, tư duy.

- Mộng mị, gặp ác mộng khi ngủ.

 

Uống thuốc ngủ gây buồn ngủ kéo dài vào ban ngày

Uống thuốc ngủ gây buồn ngủ kéo dài vào ban ngày

 

   Khi gặp các tác dụng phụ kể trên, bạn cần báo với bác sĩ để có phương pháp xử trí phù hợp.

 

Những vấn đề cần nắm được khi sử dụng thuốc ngủ

    Ngoài các tác dụng phụ kể trên thì các vấn đề gặp phải sau đây là lý do khiến thuốc ngủ được dùng rất cẩn trọng và hạn chế.

Thứ nhất: Bạn sẽ có giấc ngủ không chất lượng

    Một giấc ngủ chất lượng là khi bạn dễ dàng vào giấc, ngủ sâu, ngon, không mộng mị, không tỉnh giấc giữa đêm, khi tỉnh dậy tinh thần khoan khoái, tỉnh táo, khỏe mạnh, không mệt mỏi.

    Tuy nhiên, thuốc ngủ tây y lại mang đến bạn giấc ngủ ép. Bạn bị ép vào giấc do thần kinh bị ức chế. Bạn ngủ mê man, hay mộng mị, khi tỉnh dậy người sẽ rất mệt mỏi, uể oải, đau đầu, giảm khả năng tư duy, ghi nhớ… Như vậy, thuốc ngủ mang đến cho bạn giấc ngủ không chất lượng.

 

Giấc ngủ không chất lượng khi uống thuốc ngủ

Giấc ngủ không chất lượng khi uống thuốc ngủ

 

Thứ hai: Thuốc ngủ gây lệ thuộc

    Lệ thuộc thuốc là hiện tượng mà bạn ngừng thuốc không đúng cách sẽ khiến tình trạng mất ngủ trở nên trầm trọng hơn, nguy cơ rất cao đó là bạn bị mất ngủ trắng đêm. Bởi dùng thuốc ngủ kéo dài đồng nghĩa với việc thần kinh bị ức chế thường xuyên. Khi ngừng thuốc đột ngột, thần kinh “thoát khỏi sự ức chế” sẽ trở nên kích thích quá mức. Khi đó, bạn rất có thể sẽ bị mất ngủ trắng đêm, không thể ngủ lại được. Thậm chí, vì thần kinh bị kích thích trở lại sẽ khiến bạn luôn trong trạng thái bồn chồn, lo lắng không yên, thậm chí là tinh thần hoảng loạn. Vì vậy, khi đã dùng, bạn tuyệt đối không nên ngừng thuốc ngủ đột ngột.

Thứ ba: Thuốc ngủ gây nhờn thuốc

   Như đã trình bày ở phần trên, sau thời gian dài dùng thuốc ngủ, bạn sẽ bị nhờn. Cùng với liều thuốc đó nhưng bạn sẽ khó vào giấc hơn, thời gian ngủ ngắn đi và giấc ngủ dần dần bị chập chờn. Khi đó, bạn phải sử dụng với liều cao hơn hoặc đổi thuốc có tác dụng mạnh hơn thì mới thu được tác dụng như trước.

 

Thuốc ngủ gây nhờn khi dùng lâu dài

Thuốc ngủ gây nhờn khi dùng lâu dài

 

    Với những tác dụng phụ và những vấn đề nghiêm trọng kể trên, các biện pháp giúp ngủ ngon, hiệu quả và an toàn, khắc phục được nguyên nhân gây mất ngủ luôn luôn được ưu tiên hơn so với thuốc ngủ tây y.

 

Cách lấy lại giấc ngủ sâu ngon an toàn, không tác dụng phụ

    Để có thể ngủ ngon, sâu mỗi tối mà không cần lo lắng về tác dụng phụ, hiện tượng nhờn thuốc hay lệ thuộc, bạn nên áp dụng các phương pháp sau đây:

Hình thành các thói quen tốt cho giấc ngủ

- Tránh ăn quá no trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ, đồng thời không ăn đêm.

- Không sử dụng cà phê, rượu bia, chè đặc, thuốc lá... trong vòng 8 giờ trước khi đi ngủ.

- Không nên sử dụng điện thoại, tivi, máy tính... trước khi đi ngủ.

- Tạo không gian ngủ yên tĩnh, thoáng khí, nhiệt độ, ánh sáng thích hợp.

 

Không sử dụng điện thoại trước khi ngủ

Không sử dụng điện thoại trước khi ngủ

 

Giải tỏa stress, thư giãn tinh thần

- Chia sẻ áp lực với bạn bè, người thân để giải tỏa căng thẳng.

- Dành thời gian giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng.

- Tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý khi cảm thấy bản thân không thể tự mình vượt qua căng thẳng.

- Tập thể dục, thể thao đều đặn hàng ngày.

- Tìm niềm vui trong cuộc sống: Trồng một chậu hoa nhỏ, chăm sóc thú cưng, đọc những cuốn sách yêu thích,...

- Thư giãn tinh thần trước khi đi ngủ bằng cách ngâm chân nước ấm, ngồi thiền, nghe nhạc nhẹ,...

Sử dụng BoniSleep + với liều 2-4 viên/tối

   BoniSleep + được nhập khẩu từ Mỹ, là sản phẩm của tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals - Tập đoàn sản xuất dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe hàng đầu thế giới. BoniSleep + là giải pháp tối ưu cho người bệnh mất ngủ do stress, giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn tinh thần, nuôi dưỡng hệ thần kinh và não bộ, mang đến giấc ngủ sâu ngon, trọn vẹn cho người sử dụng, cụ thể:

- Thảo dược giúp dễ ngủ, ngủ ngon, kéo dài thời gian ngủ: Cây nữ lang, hoa cúc, Ashwagandha, Rhodiola rosea, ngọc trai, lạc tiên, hoa bia.

-  Thành phần giúp  giải tỏa căng thẳng, stress: 5- HTP, L-Theanine, GABA

- Thành phần giúp nuôi dưỡng não bộ, tăng sức khỏe hệ thần kinh: Lactium, Magie oxid, Vitamin B6.

 

BoniSleep + mang đến giấc ngủ sâu và ngon hơn

BoniSleep + mang đến giấc ngủ sâu và ngon hơn

 

    Bạn uống BoniSleep + với liều 2-4 viên/tối trước khi đi ngủ 30 phút. Sau 1-2 tuần, giấc ngủ sẽ có những cải thiện rõ rệt, bạn dễ vào giấc hơn, ngủ sâu ngon hơn, ngủ dậy người khỏe khoắn hơn. Giấc ngủ của bạn sẽ ổn định sau 3 tháng sử dụng liên tục.

    Bác Bình trong câu chuyện kể trên  cũng đã tìm lại được giấc ngủ ngon mỗi đêm sau khi dùng BoniSleep +. Bác cho hay: “Uống BoniSleep +, tối đầu tiên, bác chỉ ngủ được 1 tiếng thôi nhưng sáng dậy thấy người nhẹ nhõm lắm, nó là cảm giác thảnh thơi mà 20 năm qua bác chưa bao giờ có được. Thấy tín hiệu tốt, bác mừng quá và tiếp tục uống đều đặn hàng ngày. Sau 1 tuần, bác đã ngủ được 3-4 tiếng mỗi đêm. Sau khoảng 20 ngày thì giấc ngủ của bác đã kéo dài được 5-6 tiếng. Đến giờ, bác đã ngủ ngon cả đêm rồi, thích lắm”.

 

Chia sẻ của bác Bình về hành trình tìm lại giấc ngủ ngon của mình

 

   Mong rằng những thông tin hữu ích từ bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc biết được uống thuốc ngủ bao lâu thì có tác dụng. Để lấy lại giấc ngủ ngon thì sử dụng sản phẩm BoniSleep + của Mỹ là sự lựa chọn tối ưu dành cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniSleep+ 30V

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc