Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Giải đáp thắc mắc: Chỉ số acid uric 530 là cao hay thấp, đã bị gút hay chưa?

Thứ tư, 15-09-2021 16:56 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Cầm trên tay tờ phiếu xét nghiệm máu khi đi khám sức khỏe định kỳ, anh Nguyễn Văn An (54 tuổi, Hà Nội) rất băn khoăn, lo lắng khi thấy kết quả chỉ số acid uric của mình được in đậm lên với con số là 530 µmol/l. Anh nghe nói là chỉ số acid uric là chỉ số liên quan mật thiết tới bệnh gút nhưng anh không biết chính xác là như thế nào, con số 530 µmol/l thì là cao hay thấp, đã bị bệnh gút hay chưa? Muốn biết được câu trả lời chính xác cũng như hiểu hơn về bệnh gút thì bạn đừng bỏ qua bài viết sau nhé.

 

Chỉ số acid uric có ý nghĩa gì?

   Acid uric là một sản phẩm chuyển hóa các chất đạm có nhân purin. Chất này thường được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như phủ tạng động vật, cá biển, các loại thịt có màu đỏ hoặc đồ uống như bia, rượu…

 

Chỉ số acid uric có ý nghĩa gì?

Chỉ số acid uric 530 là cao hay thấp, đã bị gút hay chưa?

 

   Các acid uric trong cơ thể người hầu hết hòa tan trong máu, được lọc qua thận và thải bằng đường nước tiểu hoặc mồ hôi, 95% được tái hấp thu ở ống lượn gần và được bài xuất ở các ống lượn xa. Do nguồn thức ăn chúng ta cung cấp cho cơ thể hàng ngày chứa nhiều chất đạm hay uống nhiều bia rượu khiến lượng acid uric tăng cao hoặc do chức năng của thận suy giảm làm thận không thể lọc hết dẫn đến gia tăng nồng độ acid uric trong máu gây tăng sự lắng đọng của các tinh thể urat tại các khớp và mô mềm.

- Giới hạn nồng độ acid uric ở người bình thường là:

+ Đối với nam giới: 210 - 420 umol/L.

+ Đối với nữ giới: 150 - 350 umol/L.

   (Các bạn nên nhịn ăn từ 4 - 8 tiếng và không sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng hay các chất kích thích, đồ uống có cồn trước khi làm xét nghiệm để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác).

   Khi nồng độ  acid uric cao hơn mức cho phép ở trên cảnh báo cơ thể đang tạo ra nhiều acid uric hoặc chức năng thận bị suy giảm. Ở giai đoạn đầu khi nồng độ acid uric máu tăng cao sẽ chưa xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, chưa phải là bệnh Gout mà chỉ gọi là “ Tăng acid uric máu”. Tuy nhiên, khi nồng độ này tăng cao kéo dài dẫn đến tích lũy các tinh thể urat tại các khớp gây ra “cơn gout cấp” với biểu hiện chính là đau khớp dữ dội đặc biệt đau về đêm.

 

Chỉ số acid uric 530 µmol/l thì là cao hay thấp, đã bị bệnh gút hay chưa?

   Như vậy so với giới hạn chỉ số acid uric bình thường trong cơ thể thì chỉ số acid uric là 530 µmol/l thì ở cả hai giới là nam và nữ đều là cao, đều đã bị “tăng acid uric máu” rồi. Tuy nhiên nồng độ Acid Uric tăng chỉ là một trong nhiều tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh Gout, để kết luận đã bị bệnh gút hay chưa thì chúng ta phải dựa thêm vào một số các yếu tố sau, tùy theo từng tiêu chuẩn:

-  Tiền sử bệnh có ít nhất 2 đợt sưng đau khởi phát đột ngột và đau dữ dội.

-  Đã và đang đáp ứng tốt với thuốc giảm viêm, giảm đau Colchicin trong vòng 48 giờ.

-  Kết quả xét nghiệm dịch khớp cho thấy có thành phần tinh thể urat trong dịch khớp. Dịch khớp viêm sẽ có nhiều tế bào với thông số cụ thể là > 2000 tb/mm3, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính

-  Kết quả X- quang khớp: Kết quả X-quang thường cho thấy đối với giai đoạn muộn với hình ảnh đầu xương bị các khuyết theo hình hốc, gai xương, hẹp khe khớp…. Đối với giai đoạn sớm có thể không thấy các hình ảnh này.

   Để tầm soát chỉ số acid uric một cách chính xác, từ đó có những phương pháp chữa trị kịp thời mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Với những người đã mắc bệnh gout nên kiểm tra 2-3 tháng/lần. Đây là biện pháp duy nhất để bạn có thể kiểm soát được bệnh gout một cách hiệu quả.

 

Acid uric 530 µmol/l có phải là bệnh gút?

Acid uric 530 µmol/l có phải là bệnh gút?

 

   Dù bạn đã bị bệnh gút hay chưa thì tăng acid uric trong máu không chỉ gây ra bệnh gout, mà về lâu dài còn gây ra những bệnh lý khác như: Huyết áp, đột quỵ, bệnh tim mạch, sỏi thận, suy thận… Vì thế, kiểm soát nồng độ acid uric trong máu để đưa về chỉ số dưới 420µml/l với nam và dưới 360µmol/l với nữ là tốt nhất.

 

Một số biện pháp làm giảm acid uric máu hiệu quả

   Để giảm được lượng acid uric máu trong cơ thể một cách tốt nhất thì các bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:

- Nên hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất đạm như hải sản (mực, cua, tôm), các loại thịt đỏ (bò, trâu, dê), nội tạng (phổi, gan).

- Bổ sung nước: nên uống 1 - 1.5 lít nước/ ngày nhằm hạn chế sự kết tủa của muối urat và tăng khả năng lọc thải acid uric.

- Giảm cân: nên duy trì cân nặng chuẩn theo chỉ số BMI cho phép nhằm giảm áp lực lên các khớp. Lưu ý không nên giảm cân bằng cách nhịn ăn mà thay vào đó nên tập luyện khoa học.

- Hạn chế sử dụng rượu, bia, chất kích thích

- Hạn chế ăn các loại đồ ăn có chứa nhiều cholesterol, đồ ăn nhanh, các loại nước ngọt khác nhau. Điều này không chỉ giúp bạn giảm tình trạng bệnh gout mà còn phòng tránh được các bệnh liên quan đến béo phì, tim mạch, huyết áp…

 

Chế độ ăn uống rất là quan trọng với người bệnh gút

Chế độ ăn uống rất là quan trọng với người bệnh gút

 

- Nếu phải sử dụng các loại thuốc lợi tiểu, cao huyết áp… nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể sử dụng một cách hiệu quả và không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

- Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh: không thức khuya, tránh căng thẳng, vệ sinh cơ thể giúp lưu thông khí huyết, ngủ đủ giấc.

- Vận động phù hợp: có thể đi bộ nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày, tập yoga,... những bài tập này sẽ giúp tăng cường trao đổi chất.

- Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp giảm nồng độ acid uric trong cơ thể như sản phẩm BoniGut + của Mỹ

 

BoniGut +  – Giải pháp giúp hạ acid uric máu nhanh, mạnh, hiệu quả và an toàn

   Tại sao lại khẳng định BoniGut +  là giải pháp giúp hạ acid uric nhanh, mạnh và hiệu quả? Bởi so với những sản phẩm khác trên thị trường thì BoniGut + hiện đang là sản phẩm  chứa nhiều các thành phần thảo dược giúp hạ acid uric nhất, theo nhiều cơ chế nhất đã được các nhà khoa học chứng minh đó là:

-  Cơ chế ức chế enzyme xanthine oxidase: Đây là enzyme xúc tác chuyển hóa thực phẩm chứa nhân purin thành acid uric, ức chế enzyme này sẽ giúp ngăn chặn việc acid uric mới hình thành liên tục, từ đó giúp làm giảm chỉ số này trong máu. Cơ chế này có được là nhờ các thảo dược như quả anh đào đen và hạt nhãn.

-  Cơ chế trung hòa acid uric: Cơ chế này được nghiên cứu dựa trên đặc tính acid của acid uric, khi gặp một chất có tính kiềm, nồng độ của acid uric sẽ giảm đi vì chúng sẽ chuyển thành dạng muối và nước. Đặc tính này của BoniGut + có được nhờ thảo dược cần tây có tính kiềm rất tốt.

- Cơ chế tăng đào thải acid uric: Cơ chế này được xây dựng nhờ vào những nghiên cứu về việc chuyển hóa acid uric trong cơ thể, chúng được đào thải chủ yếu qua đường nước tiểu. Vì thế khi sử dụng các thảo dược lợi tiểu thì lượng acid uric sẽ được đào thải nhiều hơn, từ đó giúp làm giảm nồng độ acid uric trong cơ thể. Các thảo dược đó là trạch tả, mã đề, ngưu bàng tử - khi phối hợp 3 loại thảo dược lợi tiểu với nhau sẽ giúp acid uric được đào thải nhanh, mạnh và nhiều hơn so với dùng đơn độc từng thảo dược.

 

Cơ chế tác dụng của BoniGut +

Cơ chế tác dụng của BoniGut +

 

   Do đó, khi sử dụng BoniGut + thì mục tiêu đưa acid uric trong máu về ngưỡng an toàn sẽ đạt được một cách nhanh chóng và dễ dàng. Nhờ vậy, chúng ta có thể ngăn chặn được việc tình trạng của mình tiến triển thành bệnh gút. Còn nếu bạn đã bị gút thì BoniGut + sẽ giúp tần suất xuất hiện cơn đau gút cấp giãn dần ra, mức độ đau giảm dần đi, nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm trên thận và khớp cũng được giảm thiểu.

   Hiệu quả giúp giảm đau, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các cơn gút cấp của BoniGut + còn đạt được tối ưu nhờ những thảo dược có tác dụng giúp chống viêm theo nhiều cơ chế khác nhau như gừng, tầm ma, húng tây, bạc hà, kim sa, từ đó giúp hỗ trợ làm giảm nhanh tình trạng viêm đau trong cơn gút cấp, dự phòng cơn gút cấp.

 

Những lý do để bạn chọn BoniGut + để bảo vệ sức khỏe của chính mình

   Ngoài sự phối hợp của các thành phần thảo dược với nhiều cơ chế hạ acid uric, giảm đau chống viêm khác nhau thì bạn vẫn có thể an tâm lựa chọn BoniGut + vì những lý do sau:

-  Có xuất xứ từ đất nước có nền y học phát triển nhất thế giới: Được sản xuất bởi nhà máy J&E International  của Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới. Đây là nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP của FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) và Tổ chức y tế thế giới WHO.

-  Công nghệ sản xuất tiên tiến: Đó là công nghệ microfluidizer – công nghệ siêu nano không những giúp loại bỏ được nguồn ô nhiễm để sản phẩm ổn định, hạn sử dụng kéo dài mà còn đưa các thành phần trong BoniGut về dạng kích thước siêu nano, từ đó giúp nó dễ dàng vượt qua màng tế bào, khả năng hấp thu có thể lên tới 100%.

-  Chất lượng hiệu quả được các chuyên gia công nhận bằng giải thưởng uy tín: Năm 2017 và 2021, sản phẩm BoniGut+ vinh dự được nhận giải thưởng "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng" do PGs.Ts Trần Đáng, chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng

 

 

-  BoniGut + được hàng ngàn bệnh nhân trên khắp cả nước tin tưởng và sử dụng

   Trường hợp của anh Thông Duy Thanh (35 tuổi) ở 155 quốc lộ 13, thị trấn Lộc Ninh, Huyện Lộc Ninh, Tỉnh Bình Phước, số điện thoại 0942356595

 

 Anh Thông Duy Thanh (35 tuổi)

Anh Thông Duy Thanh (35 tuổi)

 

   Anh Thanh tâm sự: “Giáp tết năm 2017, đợt này công ty anh có rất nhiều bữa tiệc liên hoan và hội nghị cuối năm, anh cũng đều phải tham gia. Nhưng sau một hôm như thế, tối về tự dưng ngón chân cái của anh sưng đỏ lên và rất nhanh sau đó nó lan sang cả bàn chân, cả khớp gối khiến anh không thể đi lại được, đau đớn khủng khiếp. Anh đi khám thì mới biết mình bị gút, nồng độ acid uric lên tới 715µmol/l. Anh dùng thuốc theo chỉ định của bệnh viện nhưng acid uric chỉ về được ngưỡng 530 mà không hạ hơn, đồng thời tần suất mắc cơn đau ngày càng dầy, cứ 1 tháng anh bị 1 lần”.

   “Tình cờ biết được thông tin về sản phẩm BoniGut + của mỹ, anh mua về sử dụng ngay. Anh uống BoniGut + đều đặn và sinh hoạt, tập luyện theo hướng dẫn thì anh chỉ bị đau lại cơn gút cấp có 1 lần, nhưng cơn đau không hề nặng nề như trước, đầu gối chỉ hơi nhức thôi, đó cũng là cơn đau gút cuối cùng của anh cho tới giờ. Sau khoảng 3 tháng thì acid uric trong máu của anh chỉ còn 410µmol/l – chỉ số acid uric như thế này là quá yên tâm rồi!”.

   Hi vọng qua bài viết này các bạn đã biết được rằng chỉ số acid uric là 530 µmol/l hay bất kỳ con số nào khác là cao hay thấp và như thế nào thì chúng ta xác định được mình bị bệnh gút hay chưa? Nếu còn những thắc mắc, mời bạn gọi tới số 1800 1044 giờ hành chính.

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc