Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Đường huyết bao nhiêu là bình thường? Ngưỡng giá trị đường huyết an toàn tại từng thời điểm.

Thứ năm, 01-12-2016 17:30 PM

Mục lục [Ẩn]

      Đường huyết (đường máu) dùng để chỉ lượng glucose trong máu. Giá trị này được sử dụng làm tiêu chí chẩn đoán cũng như là thước đo để đánh giá kết quả điều trị bệnh tiểu đường. Vậy chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?  Ngưỡng giá trị đường huyết an toàn tại từng thời điểm là bao nhiêu. Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

 

mức độ đường huyết trong máu

Mức độ đường huyết trong máu

 

Chỉ số đường huyết là gì?

   Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index) được định nghĩa là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/L hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày thậm chí từng phút. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường.

   Chỉ số đường huyết có ý nghĩa giúp xác định nồng độ glucose trong máu của người tại thời điểm khảo sát là bao nhiêu. Từ đó, chúng ta có thể xác định được người bệnh đang ở mức bình thường, tiền đái tháo đường hay đang bị đái tháo đường.

Chỉ số đường huyết được phân thành 4 loại: đường huyết ngẫu nhiên, đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn và HbA1C.

Đường huyết được đo như thế nào?

Bởi chỉ số đường huyết không nhất quán trong ngày, nên để thống nhất, người ta sẽ dựa vào 4 xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm đường máu ngẫu nhiên: Mẫu máu được lấy tại các thời điểm bất kỳ

  • Xét nghiệm đường máu lúc đói: Mẫu máu được lấy ít nhất 8 giờ sau ăn

  • Xét nghiệm dung nạp glucose: Người bệnh phải uống 75gr glucose, sau đó lấy mẫu máu kiểm tra sau 2, 4, 6, 8h…

  • Xét nghiệm HbA1c: Là giá trị phản ánh nồng độ đường huyết trung bình trong vòng 3 tháng qua, cho kết quả chính xác, ít sai lệch.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường và khi nào thì bị bệnh tiểu đường?

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường và mức đường huyết bình thường sẽ được tóm tắt trong bảng sau:

 

Mức chỉ số đường huyết ở các thời điểm khác nhau

 

    Ngoài ra, cần phải chú ý đến chỉ số đường huyết khi xuống dưới 3.9mmol/l (70mg/dL). Đây gọi là chỉ số huyết áp thấp, lúc này người bệnh có thể có dấu hiệu như bủn rủn tay chân, đói cồn cào, người mệt mỏi, vã mồ hôi… 

XEM THÊM: Để đo đường huyết tại nhà chính xác, cần lưu ý những điều này!

 

Chỉ số đường huyết ở người bệnh tiểu đường bao nhiêu là tốt?

Trên thực tế, khó có một ngưỡng giá trị đường huyết an toàn chung cho người bệnh tiểu đường. Bởi bản thân mỗi người bệnh sẽ có một mục tiêu đường huyết riêng.

Tuy nhiên, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ thống nhất, ngưỡng giá trị đường huyết an toàn khi đói mà người bệnh nên đạt được như sau:

  • Người bệnh tiểu đường dưới 59 tuổi và chưa xuất hiện biến chứng: 4.4-6.7mmol/l (80-120mg/dL).

  • Người bệnh trên 60 tuổi hoặc đã mắc các biến chứng: 5.6-10 mmol/l (100-180mg/dL).

  • Chỉ số HbA1c nên dưới 7%

Trước khi đi ngủ, người bệnh cũng cần kiểm tra đường huyết, bởi điều này sẽ giúp hạn chế được nguy cơ hạ đường huyết trong giấc ngủ. Chỉ số nên đạt được là:

  • Từ 5-8.3mmol/l (90-150 mg/dL) cho người lớn

  • Từ 5.6-10mmol/l (100-180 mg/dL) đối với trẻ em từ 6-12 tuổi

  •  Từ 6.1-11.1mmol/l (110-200 mg/dL) đối với trẻ dưới 6 tuổi

Đường huyết cao có nguy hiểm không?

   Tăng đường huyết mạn tính ở người tiền tiểu đường hoặc đã mắc bệnh tiểu đường đều gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.

    Đường máu cao kéo dài gây ra các rối loạn chuyển hóa mạn tính trong cơ thể, quá trình rối loạn chuyển hóa đường kéo theo mỡ và đạm đã sinh ra các rác thải, gây tổn thương đến lớp nội mạc của mạch máu. Tại các mạch máu lớn, chúng làm tăng nguy cơ khiến các chất béo và các thành phần có hại lắng đọng trong lòng mạch hình thành nên mảng xơ vữa. Ở các mạch máu nhỏ (vi mạch), lòng mạch ngày càng bị thu hẹp do sự dày lên của lớp nội mạc, khiến chất dinh dưỡng từ máu không được đưa đến để nuôi dưỡng các cơ quan. Đây chính là cội rễ sinh ra các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường trên tim, thận, mắt và hệ thần kinh.

   Nếu đường huyết tăng quá cao, trên 14mmol/l (250mg/dL) có thể gây ra biến chứng cấp tính tăng đường huyết nguy hiểm, dẫn đến hôn mê do nhiễm toan ceton ở người bệnh tiểu đường type 1, hoặc hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu ở người bệnh tiểu đường type 2. Người bệnh có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

  Tăng đường huyết cấp tính thường là kết quả của các bữa ăn có nhiều carbohydrate, quên liều thuốc tây, bị stress hoặc ốm bệnh.

Các thời điểm nên kiểm tra đường huyết trong ngày

Để kiểm tra đường huyết sau ăn, người bệnh nên đo sau thời điểm ăn ít nhất 1 giờ, và tốt nhất là sau 2 giờ, tính từ thời điểm bạn bắt đầu ăn. Chỉ số này sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng người, thể trạng cơ thể, loại tiểu đường mắc phải cũng như từ chính thực phẩm mà bạn ăn.

Chỉ số đường huyết sau ăn 1-2 giờ tốt nhất nên đạt được là:

 

Mức chỉ số đường huyết sau ăn

 

Bạn cũng có thể kiểm tra đường huyết tại các thời điểm sau:

- Trước khi ngủ

- Sau khi bạn dùng bữa ở bên ngoài hoặc khi ăn các thực phẩm mà lúc bị bệnh chưa từng ăn

- Cảm thấy người mệt mỏi

- Trước và sau khi tập thể dục

- Công việc hoặc cuộc sống gần đây có nhiều căng thẳng

- Bạn ăn nhiều hơn bình thường

- Bạn phải chuyển qua dùng thuốc mới hoặc phối hợp thêm các thuốc hạ đường huyết khác

   Bạn cần ghi chép lại kết quả đo được trong một cuốn sổ nhỏ, sau đó theo dõi chỉ số đường huyết đo được với chỉ số đường huyết mục tiêu. Nếu lượng đường trong máu của bạn cao hơn so với chỉ số mục tiêu trong 3 ngày mà không tìm được lý do, bạn cần thông báo cho bác sĩ để được giúp đỡ.

Cách duy trì chỉ số đường huyết ổn định

   Duy trì mức đường huyết ổn định sẽ giúp người bệnh sống vui khỏe với bệnh. Để có thể duy trì chỉ số đường huyết, bệnh nhân mắc đái tháo đường cần chú ý những lưu ý sau:

  • Theo dõi đường huyết thường xuyên và đều đặn

  • Điều chỉnh lối sống lành mạnh cho người tiểu đường

+ Chế độ ăn uống: Bạn nên tìm hiểu thực đơn dành cho người bệnh tiểu đường. Hãy giảm thực phẩm chứa đường như cơm, bún, miến, nước ép trái cây, kẹo… Đồng thời, bạn nên ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu để tránh tăng đường huyết.

+ Chế độ tập luyện: Duy trì tập luyện ít nhất 30 phút với các bài thể dục có cường độ vừa phải 5 ngày/tuần, giảm cân và luôn giữ tinh thần thoải mái sẽ giúp bạn nhanh đạt được mục tiêu ổn định đường huyết và kiểm soát biến chứng.

  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Bạn nên theo dõi và phối hợp tốt cùng bác sĩ điều trị. Nhờ đó, bạn có thể đảm bảo tất cả những thay đổi bất thường của lượng đường trong máu đều được xử trí kịp thời và tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Kiểm soát tốt các bệnh lý mắc kèm

Trong quá trình điều trị, nhiều bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ gặp biến chứng tiểu đường. Nếu bạn bị huyết áp cao, mỡ máu hay vấn đề về thận, bạn cần trao đổi với bác sĩ để tìm ra phương án giải quyết phù hợp. Bên cạnh thuốc hạ đường huyết, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thêm thuốc tim mạch, lợi tiểu… để giúp bạn giảm rủi ro biến chứng.

  • Sử dụng kết hợp các sản phẩm nguồn gốc thảo dược giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường tuýp 2.

Một trong những sản phẩm uy tín đã xuất hiện nhiều năm trên thị trường và được đông đảo bệnh nhân sử dụng cho hiệu quả cao là BoniDiabet của Mỹ và Canada.

BoniDiabet – Giải pháp từ thiên nhiên giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng.

 

 

công dụng bonidiabet

Thành phần và tác dụng của BoniDiabet

 

Sản phẩm BoniDiabet của công ty Botania có xuất xứ từ Mỹ và Canada, là sản phẩm duy nhất trên thị trường có sự kết hợp của các nguyên tố vi lượng như: Magie, Kẽm, Selen, chrom, Alpha lipoic acid… và các thảo dược thiên nhiên như Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, Quế, bột Lô Hội… Nhờ vậy mà BoniDiabet không chỉ có tác dụng giảm đường huyết, giúp ổn định đường huyết, hạ mỡ máu mà còn có tác dụng ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh. Đặc biệt, thành phần BoniDiabet có chứa Alpha lipoic acid, thành phần này có tác dụng bảo vệ vi mạch ở cầu thận, ngăn ngừa nguy cơ suy thận, bảo vệ vi mạch ở đáy mắt trước nguy cơ mù mắt, kích hoạt chức năng điều chỉnh đường huyết ở tụy tạng.

BoniDiabet đã được kiểm chứng lâm sàng tại Bệnh viện y học cổ truyền Hà Đông, được các bác sĩ tại bệnh viện sử dụng trực tiếp cho bệnh nhân của mình và được đánh giá rất cao về hiệu quả. Sau 2 tháng sử dụng có 96,67% bệnh nhân cho kết quả tốt và khá; không phát hiện bất cứ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng.

 

Đánh giá của bệnh nhân sử dụng BoniDiabet

Trong 10 năm BoniDiabet có mặt ở Việt Nam, 5 triệu bệnh nhân đã đồng hành cùng BoniDiabet trong cuộc chiến với bệnh tiểu đường.

Dưới đây là chia sẻ của bệnh nhân đã dùng sản phẩm:

 

  • => Bác Trần Ngọc Tuấn, 60 tuổi. Địa chỉ: 148 Nguyễn Thanh Đằng, p. Phước Hiệp, Tp bà Rịa. Điện thoại: 0909.151.519

 

chú trần ngọc tuấn chiến thắng bệnh tiểu đường

 

“Tôi bị tiểu đường cách đây 5 năm trước, triệu chứng tiểu đêm nhiều, cân nặng sụt gần 10 kí trong vài tháng, đường huyết đo được là 187mmg/dl. Tôi dùng thuốc tây kèm với 4 viên BoniDiabet, đường huyết luôn ở ngưỡng an toàn 110-120 mg/dl vì thế hiện tại tôi đã bỏ hẳn thuốc tây và chỉ dùng có 3 viên BoniDiabet hàng ngày, đường huyết vẫn luôn tốt và người khỏe khoắn, không bị bất cứ biến chứng nào của tiểu đường cả.”

 

  • => Bác Khúc Thị Khuyên, 72 tuổi ở số 17, Do Nha 2, đường Hải Triều 4, Quán Toan, Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng, đt 0586.155.538

 

cô khúc thị khuyên chiến thắng bệnh tiểu đường

 

“Bác bị tiểu đường type 2 đã 20 năm, đường huyết lúc mới phát hiện là trên 11. Bác dùng thuốc tiểu đường của bảo hiểm nhưng đường huyết không hạ, lúc nào cũng trên 9. Vùng cẳng chân của bác loét ra, lúc nào cũng chảy dịch nước vàng, từ 64 cân bác sút còn có 52 cân. Tình cờ bác biết tới BoniDiabet qua 1 bài báo. Bác uống BoniDiabet kèm với 3 viên thuốc tây. Sau vài tháng bác được bác sĩ chỉ định giảm gần hết thuốc tây vì chỉ số đường huyết từ 10 mmol/l giảm còn 6.8mmol/l. Nhất là phần chân chảy nước vàng trước kia nay đã lành lặn lại.

 

  • => Chú Bùi Văn Minh (59 tuổi ở số 666, tổ 2, Trung Sơn 1, p.Cẩm Sơn, Cẩm Phả, Quảng Ninh, đt 0838.247.898).

 

  chú bùi văn minh chiến thắng bệnh tiểu đường

 

“Năm 2008, chú phát hiện ra mình bị tiểu đường, đường huyết của chú lên tận 18.5; trong vòng 5,6 tháng mà sụt 8 cân. Chú dùng thuốc tây thì nhiều lúc thấy người cồn cào, hoa mắt chóng mặt nếu không ăn ngay cái gì đó là xỉu ngay. Mắt chú lúc nào cũng như có quầng đen trước mắt, chân thì tê bì không có cảm giác gì. Năm 2010, tình cờ chú đọc báo thấy có người dùng BoniDiabet mà đường huyết ổn định nên dùng thử. Ban đầu, chú dùng 4 viên BoniDiabet kèm 4 viên thuốc tây. Sau 2 tháng đi đo, đường huyết xuống 7. Vì thế nên bác sĩ cũng giảm liều thuốc tây cho chú, bây giờ chú chỉ dùng 1 viên thuốc tây cộng với 2 viên BoniDiabet buổi sáng và 1 viên buổi tối mà đường huyết chỉ 6.8. Đường huyết ổn định, chú thấy người cũng khỏe hơn, bây giờ được 65 cân rồi đấy. Từ hồi dùng BoniDiabet đến nay đã được 6 năm, mắt chú lại còn sáng ra, chữ trên báo chú cũng đọc tốt chẳng cần kính, tay chân đỡ hẳn tê bì.”

 

Chỉ số đường huyết có vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán và kiểm soát sớm bệnh đái tháo đường. Hy vọng qua bài viết bạn đã nắm được các thông số quan trọng như chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường, các ngưỡng chỉ số đường huyết an toàn tại từng thời điểm khác nhau như thế nào. Để giữ ổn định đường huyết, ngoài việc theo dõi sát sao chỉ số đường huyết, tuân thủ phác đồ của bác sĩ, thực hiện lối sống lành mạnh, bệnh nhân tiểu đường nên kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị đái tháo đường có nguồn gốc thảo dược BoniDiabet nhằm ổn định đường huyết và hạn chế tối đa các biến chứng tiểu đường.

 

XEM THÊM: Chiến thắng bệnh tiểu đường, quá đơn giản!

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc