Mục lục [Ẩn]
Hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng cao và có xu hướng gia tăng ở người trẻ tuổi. Tiểu đường gây ra rất nhiều những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt có thể gây tử vong vì thế việc kiểm tra đường huyết đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nhiều người sau khi kiểm tra lại thắc mắc không biết chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường, lượng đường trong máu bao nhiêu là cao, thấp hay bình thường; mình đã bị tiểu đường chưa hay mới chỉ là rối loạn dung nạp đường huyết. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn tất cả câu hỏi trên.
Tỷ lệ đường huyết trong máu cao ở bệnh nhân tiểu đường
Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index) được định nghĩa là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/L hoặc mg/dl
Chỉ số đường huyết được phân thành 4 loại: đường huyết lúc đi ngủ, đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn và HbA1C.
Chỉ số đường huyết có ý nghĩa giúp xác định nồng độ glucose trong máu của người tại thời điểm khảo sát là bao nhiêu. Từ đó, chúng ta có thể xác định được người bệnh đang ở mức bình thường, tiền đái tháo đường hay đang bị đái tháo đường.
Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường
- Chỉ số đường huyết lúc đói bao nhiêu là bình thường
Chỉ số đường huyết lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng, lúc bạn chưa ăn hay uống bất kỳ loại thực phẩm nào. Chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng giữa 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 100 mg/dL (5.6 mmol/L) là bình thường.
Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia y tế thấy rằng những người có lượng đường huyết lúc đói trong khoảng trên không có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường trong vòng 10 năm tới hoặc lâu hơn.
- Chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường
Chỉ số đường huyết sau ăn của người bình thường khỏe mạnh là dưới 120mg/dL (6.6 mmol/L), đo trong vòng 1 – 2 giờ sau ăn.
- Chỉ số đường huyết lúc đi ngủ bao nhiêu là bình thường
Lượng đường huyết trước đi ngủ của người bình thường sẽ dao động từ 110-150mg/dl (tương đương 6,0-8,3mmol/l).
- Chỉ số Hemoglobin A1c (HbA1c) bao nhiêu là bình thường
HbA1c dưới 48 mmol/mol (6,5%) là bình thường. HbA1C thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường.
Lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L) thì được coi là hạ đường huyết. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời. Sự tụt giảm đường huyết này vẫn có thể tiếp tục diễn ra và khiến cho người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, tổn thương não.
Chỉ số đường huyết bao nhiêu là tiểu đường?
- Đo chỉ số Glucose lúc đói (trong khoảng 8 tiếng chưa ăn) ra kết quả là 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì chứng tỏ đã bị tiểu đường. Lưu ý là cần đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác hơn bởi đôi khi các thông số này có những dao động lên xuống không đồng nhất. Trong trường hợp đo lại mà kết quả chỉ số sau dưới 110 mg/dl (6,1 mmol/l) nên đem kết quả tới bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
- Nếu mức Glucose đo lúc đói trong khoảng 110 - 126 mg/dl (6,1 - 7 mmol/l) thì bạn đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói. Nói cách khác thì đây là giai đoạn tiền tiểu đường.
- Có khoảng 40% người có chỉ số Glucose như này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong 4 - 5 năm sau. Chính vì vậy, nếu đang trong khoảng chỉ số này thì bạn cần có lộ trình điều trị phù hợp, tránh xảy ra bệnh nặng rồi mới điều trị vì vừa kém hiệu quả lại tốn nhiều chi phí.
Đo chỉ số đường huyết
Lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường ở thai phụ
Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể phụ nữ tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho hai người, vì thế, lượng đường trong máu sẽ giảm. Mức đường huyết bình thường đối với phụ nữ mang thai thấp hơn so với những người không mang thai.
Dựa trên các nghiên cứu hiện nay, đường huyết bình thường trong thai kỳ nằm trong khoảng:
– Đường huyết lúc đói: 70,9 mg/dL ± 7,8 (3,94 mmol/L ± 0,43)
– Đường huyết một giờ sau ăn: 108.9 mg/dL ± 12.9 (6.05mmol/L ± 0.72)
– Đường huyết hai giờ sau ăn: 99.3 mg/dL ± 10.2 (5.52mmol/L ± .57)
Lượng đường huyết lớn hơn giá trị nêu trên gọi là đường huyết cao trong thai kỳ.
Phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường nên duy trì đường huyết ở mức:
– Đường huyết lúc đói: 79 mg/dL (4.4 mmol /L)
– Đường huyết một giờ sau ăn: 122 mg/dL (6.8 mmol/L)
– Đường huyết hai giờ sau ăn: 110 mg/dL (6,1 mmol/L)
Đường huyết tăng cao có nguy hiểm không?
Khi ở mức bình thường, glucose tạo năng lượng cho tất cả các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, khi nồng độ tăng lên, glucose không vào được tế bào và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Lượng đường trong máu cao làm giảm khả năng tiết insulin của các tế bào tuyến tụy.
Đường huyết cao cũng có thể làm cho mạch máu bị xơ cứng, còn gọi là tình trạng xơ vữa động mạch, do đó hầu hết các bộ phận trên cơ thể đều có khả năng bị tổn thương do đường huyết cao. Mạch máu có vấn đề sẽ dẫn đến một loạt biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
- Bệnh thận hoặc suy thận, cần phải lọc máu nhân tạo
- Suy giảm thị lực hoặc mù lòa
- Nhồi máu cơ tim
- Đột quỵ não (nhồi máu não)
- Làm hỏng các dây thần kinh, được gọi là bệnh thần kinh đái tháo đường, gây ngứa, đau hoặc giảm cảm giác ở bàn chân, cẳng chân và bàn tay
- Làm chậm lành vết thương, gây viêm loét và phải cắt cụt chân (đoạn chi)
- Suy giảm miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Rối loạn chức năng cương dương
Biện pháp duy trì đường huyết ổn định
-
Thường xuyên theo dõi đường huyết:
Thông thường triệu chứng đường huyết cao âm thầm, ít bộc phát, do đó để biết khi nào đường máu không được kiểm soát tốt, chỉ có cách theo dõi đường máu thường xuyên.
Có 3 thời điểm cần đo đường huyết và ghi lại mỗi ngày hoặc mỗi tuần gồm: đường huyết buổi sáng chưa ăn, đường huyết sau ăn 2 giờ và đường huyết buổi tối trước khi đi ngủ.
-
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, cân đối các thành phần glucid, lipid và protein:
Khi bị đường huyết cao, nên ăn nhiều các loại chất xơ hòa tan như các loại rau có nhiều chất nhớt (rau đay, mồng tơi, đậu bắp…) và lưu ý:
+ Cắt giảm đường và tinh bột: Khi bị đường huyết cao bạn nên kiêng ăn bánh mì trắng, bánh kẹo, nước ngọt…
+ Chia nhỏ bữa ăn: Điều này sẽ cho phép lượng đường trong máu của bạn không bị hạ xuống quá thấp giữa các bữa ăn hoặc tăng lên quá nhiều sau ăn.
+ Thành phần dinh dưỡng hàng ngày được khuyến nghị là glucid 50- 60%, protid 15- 20%, lipid 20 – 30% tổng số calo trong ngày
-
Kiểm soát cân nặng và tập thể dục đều đặn, thường xuyên, tối thiểu 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần
-
Kết hợp các thuốc điều trị đái tháo đường theo chỉ định của bác sĩ với các sản phẩm hỗ trợ điều trị đái tháo đường nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên BoniDiabet của Canada và Mỹ.
Tại sao lại phải sử dụng phối hợp?
PGS.TS Trần Quốc Bình cho biết: “ thuốc tây trị tiểu đường là thuốc độc bảng B gây ra nhiều tác dụng phụ như hại gan, hại thận, hạ đường huyết quá mức. Vì thế để hạn chế rủi ro do thuốc tây gây ra, người bệnh lưu ý nên sử dụng phối hợp thêm những chế phẩm hạ đường huyết từ thảo dược thiên nhiên để tăng hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ. Và một trong những sản phẩm được chúng tôi đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn đó là BoniDiabet – sản phẩm do công ty Botania phân phối.
Hình ảnh sản phẩm BoniDiabet
BoniDiabet đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông bởi Ths.Bs Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) trên các phương diện về chỉ số đường huyết, chỉ số HBA1C. Kết quả cho thấy BoniDiabet có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường giúp làm giảm đường máu, chỉ số HBA1C, làm giảm cả biến chứng của bệnh tiểu đường, kết quả tốt và khá chiếm tới 96.67% và không có tác dụng phụ trong quá trình kiểm nghiệm.
BoniDiabet có công thức rất toàn diện, bao gồm các loại thảo dược như dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, lô hội có tác dụng hạ đường huyết rất tốt. Đặc biệt, BoniDiabet là sản phẩm duy nhất trên thị trường hiện nay có chứa nguyên tố vi lượng như kẽm, crom, selen, Ma giê giúp ổn định đường huyết; phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh….
Để BoniDiabet phát huy được hiệu quả tối ưu, người bệnh cần lưu ý sử dụng đúng liều và liệu trình như sau:
-
Ngày uống đều đặn 2-6 viên tùy theo mức đường huyết của người bệnh
-
Nên sử dụng liên tục liệu trình 3-6 tháng để thấy rõ hiệu quả
BoniDiabet đã vượt qua hàng ngàn sản phẩm để vinh dự 2 lần nhận giải thưởng cao quý “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do PGS.TS Trần Đáng, chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng trao tặng. Đây là giải thưởng nhằm tôn vinh những sản phẩm chất lượng, hiệu quả, an toàn, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được người bệnh tin tưởng sử dụng, đánh giá cao.
Đánh giá của bệnh nhân sử dụng BoniDiabet
Sau 12 năm có mặt trên thị trường, BoniDiabet nhận được sự tin tưởng của rất nhiều bệnh nhân:
- Cô Trần Thị Thành, 58 tuổi, 401E2 Thanh Xuân Bắc, Hà Nội, SĐT 0919.038.672 – 0988.417.363
“Ban đầu tôi có triệu chứng thường xuyên khát nước, thèm đồ ngọt, ăn nhiều nhưng bị sút tới 4 cân. Đi khám phát hiện mình bị đường huyết, chỉ số 7.6mmol/l. Dùng 2 viên thuốc tây 1 ngày, đường huyết của tôi lên xuống thất thường lúc 9.2 lúc lại xuống chưa tới 6, tôi bị choáng và tê tay đồng thời men gan tăng cao. Tôi dùng BoniDiabet 4 viên 1 ngày, đường huyết luôn ổn định dưới 6. Bây giờ tôi đã bỏ hết thuốc tây, hàng ngày chỉ dùng có 2 viên BoniDiabet, đường huyết luôn ổn định, men gan cao và tê tay chân đã hết.”
- Chú Thạch, 62 tuổi ở ô số 1, liền kề 14B, KĐT Văn Phú, p.Phú La, Hà Đông, Hà Nội. Đt 0904.621.199
“Tôi phát hiện tiểu đường cách đây 2 năm, người thường xuyên mệt mỏi, hốc hác, xanh xao, sụt 4 cân trong 2 tháng, đường huyết lên tới 10,6 mmol/l. Tôi dùng thuốc Tây nhưng đường huyết lên xuống thất thường, khi lên 8,9 lúc xuống có 4,5. Và thời gian ngắn sau tôi đã bị biến chứng tiểu đường là mờ mắt và tê bì tay chân, ngứa ngáy khắp người. Tôi uống ngày 4 viên BoniDiabet chia 2 lần cùng Diamicron. Thấy dùng BoniDiabet người khỏe hơn nên tôi giảm liều uống có 2 viên BoniDiabet kèm 1 viên Diamicron thôi, thế mà đi đo lại đường huyết vẫn chỉ 5.6. Sau khoảng 3 tháng cả tay chân tê bì, mắt mờ hay ngứa khắp người đều đồng loạt giảm rõ ràng, so với trước đây giảm cũng được 80-90% rồi và tôi sẽ kiên trì dùng đều đặn”
- Chú Hoàng Văn Hải, 52 tuổi, ở Trại Mới, Giáp Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang, SĐT 0983.090.165
“Tôi bị tiểu đường 4 năm, đường huyết 12mmol/l. Dùng 2 viên thuốc tây mỗi ngày chú bị mệt, tê bì chân tay, mờ mắt. Sau khi dùng thêm BoniDiabet, đường huyết của tôi còn 6.0mmol/l, sau 4 tháng tôi đã hết hẳn những triệu chứng tê bì chân tay và mờ mắt. Người tôi rất khỏe mạnh, vận động đi lại bình thường, tới nay tôi chỉ còn dùng có 2 viên BoniDiabet và đã giảm được nửa liều thuốc tây mà đường huyết vẫn luôn là 6.0, không xuất hiện bất kỳ biến chứng nào nữa.”
Qua bài viết chắc hẳn bạn đã nắm được chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường, lượng đường trong máu bao nhiêu là cao cũng như một số biện pháp giúp kiểm soát đường huyết ổn định. Bên cạnh việc thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết, thực hiện lối sống lành mạnh, tuân thủ phác đồ của bác sĩ thì bạn cũng nên kết hợp sản phẩm hỗ trợ điều trị đái tháo đường từ thảo dược thiên nhiên như BoniDiabet của Mỹ và Canada để kiểm soát tốt đường huyết, phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường hiệu quả.
Xem thêm:
- Thoát khỏi nỗi lo biến chứng bệnh tiểu đường nhờ BoniDiabet
- Hỏi: Bị suy giảm sinh lý do tiểu đường dùng BoniDiabet có cải thiện được không ?