Mục lục [Ẩn]
Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn là bệnh lý mãn tính tại đường hô hấp, khi bệnh nhân lên cơn hen nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong. Bệnh lại rất dễ bị tái phát khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên đặc biệt là các yếu tố thời tiết khi chuyển mùa như nhiệt độ thay đổi thất thường, độ ẩm cao… Vậy tại sao khi chuyển mùa bệnh hen lại dễ tái phát như vậy? Giải pháp kiểm soát bệnh hiệu quả là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn lời giải của những thắc mắc trên.
Tại sao khi chuyển mùa hen phế quản lại dễ bùng phát
Hen phế quản hay còn gọi là suyễn, hen, hen suyễn là một bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Cơn hen phế quản đặc trưng bởi các dấu hiệu như khò khè, khó thở (hơi thở ngắn), đau hoặc nặng ngực, hay ho. Các dấu hiệu này xuất hiện đột ngột, thường xảy ra sau một yếu tố kích thích như: gắng sức quá mức, tiếp xúc với các chất gây dị ứng (như thuốc, thức ăn, …), thay đổi thời tiết, hay nhiễm virus hô hấp.
Tại sao khi chuyển mùa hen phế quản lại dễ bùng phát?
Theo các chuyên gia thì trẻ em, người già đặc biệt là những bệnh nhân bị hen phế quản là những đối tượng cực kỳ “nhạy cảm” khi thời tiết chuyển mùa đặc biệt là chuyển mùa đông xuân hay xuân hè. Tại sao lại như vậy? Bởi vì: Những ngày chuyển mùa, với nền nhiệt thay đổi nhanh trong ngày và độ ẩm cao khiến virus, vi khuẩn sinh sối, phát triển mạnh. Chúng sẽ dễ dàng tấn công đường hô hấp của những bệnh nhân hen suyễn – những người vốn đã rất nhạy cảm, từ đó gây tình trạng bội nhiễm. Thống kê tại các cơ sở y tế, tỷ lệ bệnh nhân hen phế quản tái phát các đợt cấp và trẻ mắc hen bội nhiễm tăng mạnh trong những ngày chuyển mùa.
Làm gì khi bị lên cơn hen cấp tính
Cơn hen cấp tính thường đến rất đột ngột, vì thế chúng ta cần phải nắm rõ những dấu hiệu báo trước một cơn khó thở do hen phế quản sắp xuất hiện đó là gì?
- Đầu tiên bệnh nhân thấy ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nước mũi…
- Sau những dấu hiệu đó, cơn hen phế quản xuất hiện với các triệu chứng: khò khè nặng cả khi người bệnh hít vào lẫn thở ra, ho liên tục, thở rất nhanh.
- Nếu nhận biết và điều trị kịp thời triệu chứng khó thở sẽ cải thiện sau vài phút đến vài giờ. Nếu chậm trễ, các triệu chứng nặng hơn như: đau ngực, nặng ngực, nói khó, cảm giác lo âu, bất an, mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, tím môi và đầu ngón.
- Tình trạng trên nếu kéo dài, người bệnh sẽ bị giảm oxy máu, dẫn đến thiếu máu não và bị ngất, mất ý thức… và có thể tử vong.
Vì thế để tránh những ảnh hưởng nặng nề trên thì bệnh nhân phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ và tránh các yếu tố khiến mình vướng phải đợt khó thở cấp tính. Đồng thời, bên cạnh mình luôn luôn có bình thuốc cắt cơn khó thở dù đang ở bất cứ nơi nào.
Loại thuốc bệnh nhân thường được bác sĩ kê cho dùng để cắt cơn khó thở là những thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh như Ventolin hoặc Berodual.
Nếu cơn hen phế quản nhẹ:
- Xịt 2 nhát/lần
- 20 phút sau, nếu vẫn không giảm thì tiếp tục xịt hít thêm 2 nhát
- 20 phút nữa, nếu vẫn không giảm thì tiếp tục xịt hít thêm 2 nhát nữa và đưa bệnh nhân vào bệnh viện.
Nếu là cơn hen phế quản nặng (lúc ngồi nghỉ cũng khó thở, nói không hết được nguyên câu, thở dốc): xịt hít thuốc cắt cơn và đưa vào bệnh viện gần nhất.
Nếu là cơn hen phế quản đe doạ tính mạng (tím tái, lú lẫn, vã mồ hôi, không thể nói chuyện được): gọi ngay xe cấp cứu, trong thời gian chờ đợi xe thì phải xịt ngay 2 nhát thuốc cắt cơn.
Nếu không cấp cứu kịp thời bệnh nhân hen suyễn có thể tử vong
Ngoài các thuốc cắt cơn hen cấp tính thì người bệnh vẫn cần phải sử dụng thêm các thuốc dự phòng cơn hen phế quản như:
- Thuốc corticosteroid dạng hít: Corticosteroid dạng hít được dùng phổ biến nhất trong điều trị hen suyễn, đặc biệt là hen suyễn dị ứng. Do có bản chất là thuốc chống viêm nên thuốc đi vào phế quản và phế nang giảm tình trạng viêm ở phổi, giúp làm giảm nguy cơ có cơn hen phế quản cấp ở người bệnh.
- Thuốc kháng Leukotriene: Ức chế các chất gây viêm được gây ra bởi hệ miễn dịch. Thường dùng cho người bệnh hen phế quản chưa kiểm soát tốt hoặc hen phế quản có viêm mũi dị ứng.
- Thuốc chủ vận Beta kéo dài: Cũng giống như SABAs nhưng tác dụng của thuốc này kéo dài hơn. Thường được kết hợp với corticoid và dùng với mục đích kiểm soát, dự phòng cơn hen.
- Thuốc Omalizumab (Xolair): Dùng trong điều trị hen dị ứng. Thuốc gắn kết với Globulin miễn dịch E (IgE), làm giảm lượng IgE tự do gây kích hoạt các phản ứng dị ứng. Tuy nhiên thuốc này lại khá đắt nên hiện tại chưa được sử dụng nhiều ở Việt Nam.
- Liệu pháp miễn dịch: Mục đích của liệu pháp miễn dịch là giúp cơ thể dung nạp với các dị nguyên làm khởi phát hoặc nặng lên các cơn hen trong khi các dị nguyên này không thể loại bỏ được hoàn toàn trong môi trường sống như: mạt bọ nhà, phấn hoa,...
- Thuốc corticosteroid dạng uống: Thuốc điều trị hen có tác dụng ngắn và làm giảm nhanh cơn hen cấp tính. Nếu sử dụng lâu dài có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ.
- Thuốc Theophylline: Thuốc được dùng hàng ngày để giãn phế quản. Tuy nhiên theophylline có nhiều tác dụng phụ trong khi lợi ích không vượt qua các nhóm thuốc khác nên không còn được sử dụng nhiều như trước kia.
Thuốc dự phòng hen phế quản giúp duy trì hoạt động của phổi, ổn định tình trạng hô hấp, ngăn ngừa cơn hen tái phát. Do đó, kể cả khi tình trạng bệnh đã cải thiện, bệnh nhân vẫn phải dùng thuốc đầy đủ và đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ. Thậm chí, nhiều trường hợp cần phải dùng thuốc cả đời. Việc sử dụng thuốc dự phòng hen phế quản không theo hướng dẫn của bác sĩ, tự ý ngưng thuốc khi thấy bệnh đã thuyên giảm có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn, trở nên nhờn thuốc.
Phòng bệnh hen phế quản tái phát khi chuyển mùa
Để phòng hen phế quản trở nặng khi thời tiết chuyển mùa, người bệnh cần chú ý:
- Mặc áo ấm để tránh bị cảm lạnh, đặc biệt là trẻ nhỏ cần trang bị áo và khăn ấm khi đi ra khỏi nhà.
- Trời lạnh nên tắm trong phòng kín gió, không có gió lùa, tắm bằng nước ấm, tắm xong phải lau người bằng khăn khô và mặc ngay quần áo ấm trong phòng tắm
- Có thể sử dụng máy sưởi để làm ấm nhưng tuyệt đối không dùng các loại lò sưởi, máy sưởi có tạo khí như sưởi bằng bếp than để trong nhà vì khiến bệnh dễ tái phát và gây ngộ độc khí.
Người bệnh hen suyễn cần tránh xa lò sưởi tạo khói
- Cần tránh sử dụng những thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, ốc…
- Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, bếp đun củi, ga, rơm rạ…
- Vệ sinh phòng ngủ, chăn, gối, đệm,… thường xuyên.
- Bổ sung thức ăn có chứa vitamin C, acid béo omega-3,… để giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi.
Phổi bị nhiễm độc và tổn thương bởi các yếu tố như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, hóa chất độc hại... vừa là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh hen suyễn tái phát, vừa là yếu tố thúc đẩy bệnh tiến triển xấu đi, tăng tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng trong mỗi cơn hen. Do đó, áp dụng các biện pháp giúp giải độc và phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà người bệnh cần làm để phòng cơn hen cấp tính tái phát khi chuyển mùa.
Và sản phẩm BoniDetox của Mỹ sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu này một cách an toàn và hiệu quả.
BoniDetox – Giúp bảo vệ lá phổi của bạn khi thời tiết chuyển mùa
BoniDetox được sản xuất tại hệ thống nhà máy J&E International đặt tại Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals. Với những thành phần thảo dược được chia thành các nhóm cụ thể như sau:
Thành phần toàn diện của BoniDetox
- Nhóm thảo dược giúp giải độc, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương:
+ Xuyên tâm liên, lá oliu: Có tác dụng giúp chống oxy hóa mạnh, bảo vệ tế bào phổi trước những tác nhân gây độc có tính oxy hóa.
+ Cam thảo Italia: Y học hiện đại đã chứng minh cam thảo có tác dụng giúp chống viêm, chống oxy hóa và giải độc mạnh, đặc biệt là giúp làm sạch, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi.
+ Baicalin (trong hoàng cầm): Giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương. Tác dụng này của baicalin đã được chứng minh bởi nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc và nhiều nghiên cứu khác trên thế giới.
- Nhóm thảo dược giúp bảo vệ, tăng cường sức đề kháng cho phổi:
+ Cúc tây và xuyên bối mẫu: Hai thảo dược này giúp phục hồi khả năng tự bảo vệ của phổi nhờ kích hoạt lại hệ thống lông chuyển và tăng cường chức năng của các đại thực bào phế nang (đây là hai thành phần quan trọng trong hệ thống tự phòng thủ của phổi).
+ Fucoidan từ tảo nâu Nhật Bản: Theo nghiên cứu của tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản, sử dụng Fucoidan mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh Fucoidan giúp tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư), từ đó giúp phòng ngừa nguy cơ ung thư hiệu quả cho người bệnh hen suyễn.
- Nhóm thảo dược giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh hen suyễn:
Các thảo dược như tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh kết hợp với nhau trong BoniDetox sẽ mang lại tác dụng giúp giảm ho, long đờm, giãn phế quản, chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả, từ đó cải thiện triệu chứng khó thở cho bệnh nhân hen suyễn.
BoniDetox được sản xuất bởi hệ thống máy móc sử dụng công nghệ microfluidizer – công nghệ siêu nano, một trong những công nghệ tiên tiến hiện đại bậc nhất thế giới. So với các phương pháp thông thường, công nghệ microfluidizer có độ tinh khiết rất cao, loại bỏ được hết nguồn ô nhiễm, sinh khả dụng cao hơn, hấp thu và tác dụng tốt hơn, hạn sử dụng kéo dài hơn và đặc biệt an toàn không tác dụng phụ.
BoniDetox – Chìa khóa giúp bệnh nhân hen suyễn vượt qua nỗi lo khi thời tiết chuyển mùa
Bác Lê Xuân Lộc, 68 tuổi, ở thôn An Dạ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, điện thoại: 0914.060.795
Bác Lê Xuân Lộc, 68 tuổi
“Bác bị bệnh hen suyễn từ rất lâu rồi, thỉnh thoảng lại lên cơn hen rất khổ sở, nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Mỗi lần lên cơn hen suyễn là bác lại bị khó thở, ngực bị bóp chặt lại, cảm giác như đang bị cả chục cân đá nó đè lên ngực ấy. Lúc đó bác phải xịt thuốc ngay không thì đi cấp cứu lúc nào không hay, mà bác cũng phải đi cấp cứu 2 lần rồi đó chứ. Còn bình thường không bị cơn hen thì người bác lúc nào cũng mệt, leo được vài bậc cầu thang là bác bị thở dốc, sức khỏe càng ngày càng kém. Bác sử dụng thuốc đúng theo lời dặn của bác sĩ nhưng bệnh tình chẳng thuyên giảm chút nào.”
“Từ ngày biết tới BoniDetox, bác sử dụng đều đặn ngày 4 viên. Sau 3-4 tuần sử dụng, bác thấy người khỏe hơn, bớt đau ngực, giảm ho, khạc được ra đờm, đờm ban đầu còn đóng thành từng cục vàng, sau đó loãng và trắng trong, đỡ khó thở, tần suất cơn hen thưa dần. Bác mừng quá nên tiếp tục sử dụng cho tới nay thì không còn bị ho, đờm hay tức ngực nữa, bác hít thở nhẹ nhàng, người khỏe khoắn. Đã rất lâu rồi bác chưa thấy cơn hen nào tái phát nữa rồi!”
Như vậy bài viết trên đã giúp bạn có câu trả lời về tại sao bệnh hen suyễn lại hay tái phát khi thời tiết chuyển mùa cũng như giải pháp hiệu quả mang tên BoniDetox của Mỹ. Nếu vẫn còn thắc mắc, hãy liên hệ với dược sỹ của chúng tôi qua số điện thoại 1800 1044 – 0984 464 844.
XEM THÊM:
- 5 Loại nước giải độc phổi đơn giản có thể bạn chưa biết!
- Dùng BoniDetox có khỏi hẳn được bệnh viêm phế quản mãn tính không?