Mục lục [Ẩn]
Bệnh gút là nỗi ám ảnh kinh hoàng của rất nhiều người. Mỗi khi cơn gút cấp tấn công, người bệnh luôn có cảm giác đau đớn đến mức "chết đi sống lại". Mà acid uric tăng cao trong máu chính là thủ phạm gây bùng phát cơn gút cấp, hình thành bệnh gút. Do đó, muốn cải thiện tốt bệnh này, bệnh nhân cần áp dụng biện pháp thích hợp để hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn. Vậy những biện pháp đó là gì? Biện pháp nào là tối ưu? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp câu trả lời chính xác nhất, mời các bạn cùng đón đọc!
Đọc ngay để biết: 3 Cách hạ acid uric máu nhanh chóng
Lý giải mối quan hệ giữa acid uric và bệnh gút
Acid uric là sản phẩm của:
- Quá trình phân hủy nhân tế bào chết của cơ thể, còn gọi là acid uric nội sinh.
- Quá trình phân hủy nhân purin trong thức ăn giàu đạm, là nguồn acid uric từ bên ngoài cơ thể.
Chúng là một acid yếu nên thường bị ion hóa thành muối urat hòa tan trong huyết tương, sau đó những muối này sẽ được đào thải qua thận theo đường nước tiểu.
Bình thường, nồng độ acid uric máu khoảng 420 µmol/l ở nam và 360 µmol/l ở nữ. Khi có những yếu tố làm tăng acid uric trong máu, vượt quá ngưỡng bình thường, muối urat sẽ kết tinh và lắng đọng tại các khớp, gây phản ứng viêm khớp hay còn được gọi cơn gút cấp - dấu hiệu điển hình của bệnh gút.
Nồng độ acid uric máu càng cao, cơn gút cấp càng dễ tái phát, mức độ đau ngày càng dữ dội hơn. Người bệnh thường bắt đầu đau từ khớp ngón chân cái, sau đó lan sang các khớp khác. Khớp sưng đỏ, đau đớn đến cực độ, có thể kéo dài 5-7 ngày. Nếu acid uric máu tăng cao trong thời gian dài, bệnh gút trở nặng thành các biến chứng vô cùng nguy hiểm như tàn phế khớp, sỏi thận, suy thận...
Do đó, để cải thiện bệnh gút, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát, đồng thời phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, chúng ta cần sử dụng những biện pháp thích hợp để hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn. Vậy những biện pháp đó là gì?
3 Cách hạ acid uric máu nhanh chóng
Acid uric máu tăng cao thường do cơ thể:
- Tăng sản xuất acid uric:
- Ăn nhiều thức ăn giàu đạm chứa nhân purin như thịt đỏ (thịt bò, chó, dê…); hải sản (tôm, cua, cá…); Nội tạng động vật (gan, lòng, dạ dày…)
Những thực phẩm giàu đạm chứa nhân purin sẽ làm tăng acid uric máu
- Ăn nhiều thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh: Các loại măng, nấm, giá đỗ...
- Giảm đào thải acid uric:
- Uống nhiều rượu, bia, đồ uống có ga…
- Dùng thuốc lợi tiểu hypothiazid, steroid, thuốc điều trị ung thư…
- Các bệnh về thận như viêm cầu thận, suy thận...
Như vậy, để hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn, chúng ta cần ức chế sản xuất và tăng thải acid uric, đồng thời trung hòa nồng độ chất này ở trong máu.
Ức chế sản xuất acid uric
Để ức chế sản xuất acid uric, người bệnh gút có thể tham khảo những giải pháp dưới đây:
- Sử dụng thuốc tây y:
Các thuốc có tác dụng ức chế tổng hợp acid uric gồm có: Allopurinol, Febuxostat, Topiroxostat. Cơ chế chung của những thuốc này đều là ức chế enzyme xanthine oxidase - enzyme tham gia quá trình sản xuất acid uric. Nhờ đó các thuốc này sẽ giúp hạ acid uric máu.
Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc tây y, người bệnh sẽ gặp rất nhiều tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy…) phát ban, dị ứng da, viêm gan, suy thận tiến triển…
- Sử dụng thảo dược thiên nhiên:
Các thảo dược có tác dụng giúp ức chế sản xuất acid uric gồm có quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn. Những thảo dược này có cơ chế tác dụng giống như thuốc tây là ức chế enzyme xanthine oxidase, nhưng không gây bất kỳ tác dụng phụ nào. Do đó, đây là sự lựa chọn đúng đắn cho người bệnh gút.
Ngoài ra, khi lựa chọn bất kỳ phương pháp nào để ức chế hình thành acid uric, người bệnh đều cần phải kết hợp kiêng khem trong chế độ ăn uống, kiêng ăn những thực phẩm làm tăng tổng hợp acid uric đã nêu trên.
Trung hòa hoặc tiêu hủy acid uric
- Dùng thuốc tây: Pegloticase và Rasburicase.
Những thuốc này có bản chất là enzyme, làm biến đổi acid uric thành chất allantoin tan trong nước và được đào thải qua thận, từ đó sẽ hạ acid uric trong máu.
Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc này, bệnh nhân sẽ gặp các tác dụng phụ như khó thở, đau ngực, bốc hỏa, nặng hơn có thể gặp tan máu, shock phản vệ.
- Dùng thảo dược hoặc thực phẩm giúp trung hòa acid uric:
Những thảo dược hay thực phẩm có tính kiềm như hạt cần tây, nước khoáng không ga, sữa, chuối, táo… sẽ giúp trung hòa acid uric, từ đó làm giảm nồng độ chất này trong máu.
Tính kiềm của hạt cần tây sẽ giúp trung hòa acid uric máu
Tăng đào thải acid uric qua đường niệu
- Dùng thuốc tây:
Các thuốc thường dùng gồm có Probenecid, Sulfinpyrazon, benzbromarone. Các thuốc này có tác dụng ức chế tái hấp thu acid uric ở ống thận, từ đó tăng thải acid uric theo đường nước tiểu, làm giảm acid uric máu.
Tuy nhiên, những thuốc này có nhiều tác dụng phụ, hại gan thận, thường chống chỉ định với bệnh nhân có tổn thương thận, sỏi thận.
- Sử dụng thảo dược giúp lợi tiểu:
Một số loại thảo dược như bách xù, trạch tả, mã đề, ngưu bàng tử… vừa có tác dụng giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric ra ngoài theo đường nước tiểu; vừa giúp tăng cường chức năng thận, bàng quang, sức khỏe đường tiết niệu. Hơn nữa, thảo dược thường lành tính, không có tác dụng phụ nên rất phù hợp với người bệnh.
Bách xù - Thảo dược giúp lợi tiểu, tăng thải acid uric theo đường niệu
Ngoài ra, trong chế độ ăn uống, bệnh nhân gút nên bổ sung nhiều các loại thực phẩm giúp lợi tiểu như dưa hấu, dưa chuột, uống đủ 2-3 lít nước/ngày…
Như vậy, để hạ acid uric máu hiệu quả nhất, chúng ta cần kết hợp cả 3 cách trên. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc tây, bệnh nhân sẽ phải dùng rất nhiều thuốc khác nhau, theo đó tác dụng phụ cũng tăng lên gấp nhiều lần. Hơn nữa, bệnh gút là bệnh mãn tính nên bệnh nhân cần sử dụng thuốc lâu dài rất hại gan, thận. Còn chế độ ăn uống chỉ hỗ trợ phần nào, với bệnh nhân bị gút lâu năm, nồng độ acid uric máu luôn ở mức cao thì nếu chỉ áp dụng chế độ ăn uống, hiệu quả hạ acid uric sẽ không đáng kể. Do vậy, sử dụng thảo dược sẽ là lựa chọn đúng đắn nhất.
Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng một loại thảo dược đơn lẻ, người bệnh sẽ phải mất rất nhiều thời gian mới đạt hiệu quả hạ acid uric máu theo mong muốn. Hơn nữa, sử dụng thảo dược theo cách truyền thống, người bệnh sẽ phải mất công sắc nấu không thuận tiện.
Nhận thấy những điểm bất lợi đó, các nhà khoa học Mỹ đã dày công nghiên cứu, kết hợp nhiều loại thảo dược quý thành công thức toàn diện, giúp hạ acid uric máu theo cả 3 cơ chế kể trên một cách an toàn và hiệu quả, đồng thời phát triển thành dạng viên uống tiện lợi mang tên BoniGut + - Giải pháp tối ưu nhất giúp hạ acid uric máu, đẩy lùi bệnh gút.
BoniGut + - Giải pháp tối ưu nhất giúp hạ acid uric máu, đẩy lùi bệnh gút hiệu quả
BoniGut + được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là sản phẩm duy nhất trên thị trường có sự kết hợp của nhiều thảo dược quý giúp hạ acid uric máu theo cả 3 cơ chế vượt trội. Cụ thể là:
- Quả anh đào đen, hạt cần tây và hạt nhãn: Sự hiệp đồng tác dụng này giúp ức chế enzyme xanthine oxidase - enzyme tham gia vào quá trình hình thành acid uric, từ đó giúp ức chế quá trình tạo acid uric. Không những vậy, tính kiềm của hạt cần tây còn giúp trung hòa acid uric trong máu, đồng thời lợi tiểu, tăng thải acid uric qua đường niệu.
- Trạch tả, bách xù, ngưu bàng tử, hạt mã đề: Có tác dụng giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu.
- Gừng, tầm ma, húng tây, bạc hà, kim sa: Có tác dụng giúp chống viêm, giảm đau theo nhiều cơ chế khác nhau, giúp làm giảm nhanh tình trạng viêm đau trong cơn gút cấp.
Công thức vượt trội của BoniGut +
Với các thành phần toàn diện như trên, BoniGut + vừa giúp hạ acid uric trong máu, vừa giúp giảm đau trong cơn gút cấp, ngăn ngừa cơn đau tái phát, đồng thời phòng ngừa hiệu quả biến chứng nguy hiểm của bệnh gút; là lựa chọn tốt nhất của những người bị bệnh gút.
BoniGut +- Mang niềm vui trở lại với người bệnh gút!
Sau nhiều năm phân phối tại Việt Nam, BoniGut + đã giúp hàng vạn bệnh nhân hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn một cách đơn giản và dễ dàng, không còn phải lo lắng về bệnh gút.
Bác Trần Đức Thế, 71 tuổi, ở số 143 Trần Khánh Dư, Phường Lộc Vượng, TP Nam Định, số điện thoại: 0912.187.539
Bác Trần Đức Thế, 71 tuổi
Bác Thế chia sẻ: "Bác bị bệnh gút cũng hơn 20 năm nay rồi. Chỉ số acid uric trong máu của bác có khi lên tới 612 µmol/l. Mỗi lần lên cơn đau cấp, bác đều đau dữ dội các khớp chân, không thể đi lại được. Bác tìm đủ mọi cách chữa trị nhưng tình trạng bệnh không cải thiện mà còn có xu hướng nặng hơn, bác chán nản lắm!”
“Nhờ có BoniGut + mà cuộc sống của bác đã vui vẻ trở lại. Sau 4 tháng kiên trì dùng BoniGut +, bác không còn thấy cơn đau khớp nào, 2 chân đã đi lại nhẹ nhàng như trước. Bác dùng BoniGut + đến nay cũng hơn năm rồi, hiện giờ acid uric luôn duy trì ở khoảng 300 µmol/l. Bác mừng lắm!".
Chú Lê Văn Tam (50 tuổi ở số nhà 08, số nhà 08, thôn tân tiến, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắc Lắc, sđt: 0982.521.289)
Chú Lê Văn Tam (50 tuổi)
Chú Tam nhớ lại: "Hơn 10 năm bị bệnh gút hành hạ, nỗi đau do cơn gút cấp gây ra khiến chú chẳng thể nào quên được. Cứ mỗi tháng chú bị đau 1 lần, rồi cơn đau ngày một dày lên. Cơn đau lan từ các ngón chân đến mắt cá chân, cổ chân, giữa lòng bàn chân, tất cả đều sưng đỏ lên hết cả. Tình trạng đau nhức khủng khiếp đến nỗi chú không thể đi lại được, chỉ nằm bất động tại chỗ. Chú đi khám, có lần chỉ số acid uric lên tới tận 564µmol/l."
"Mọi chuyện đã đổi khác khi chú biết và sử dụng BoniGut +. Tháng đầu tiên sử dụng, chú bị lên cơn gút cấp đúng 1 lần, nhưng mức độ đau khớp không dữ dội nữa, chú vẫn có thể đi lại được, không phải nằm một chỗ. Sau khi dùng được 3 tháng, chú đi đo lại aci duric thì chỉ còn 280µmol/l thôi. Từ đó đến nay cũng hơn năm rồi, chú chưa thấy cơn đau nào tái phát, cũng không gặp tác dụng phụ gì. Chú thật sự cảm ơn BoniGut + nhiều lắm! "
Qua bài viết, hy vọng các bạn đã biết được 3 cách hạ acid uric máu nhanh chóng. Và BoniGut + là sản phẩm tối ưu và duy nhất trên thị trường giúp hạ acid theo cả 3 cơ chế đó, đẩy lùi bệnh gút hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, mời bạn gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Bệnh gút có ăn được thịt bò không? Chế độ ăn uống khoa học cho người bệnh gút
- Bệnh gút uống thuốc gì? Giải pháp tối ưu cho người bệnh gút