Mục lục [Ẩn]
Đổ mồ hôi trộm là một trong những tác nhân có thể phá hoại giấc ngủ hàng đêm của bất kỳ ai, từ trẻ nhỏ đến người già. Nhiều người đã thực sự cảm thấy khó chịu và lo lắng khi tình trạng này cứ liên tục lặp lại, mà chưa thể tìm ra cách khắc phục. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách để thoát khỏi tình trạng đổ mồ hôi trộm nhé!
Đổ mồ hôi trộm và những cách giúp bạn thoát khỏi tình trạng khó chịu này!
Những nguyên nào đứng sau tình trạng đổ mồ hôi trộm?
Đổ mồ hôi trộm là tình trạng ra mồ hôi nhiều một cách bất thường vào ban đêm, khi mà chúng ta đang ngủ. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này, kể cả trẻ em, người già, nam và nữ giới. Những nguyên nhân gây ra có thể kể đến như:
Do rối loạn nội tiết tố
Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh sẽ thường bị đổ mồ hôi trộm vào ban đêm, kèm theo bốc hỏa, nóng bừng, đánh trống ngực,... Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, hoặc đang mang thai cũng có thể bị đổ mồ hôi vào ban đêm do rối loạn nội tiết tố. Ngoài ra, nam giới trong độ tuổi mãn dục nam cũng dễ gặp phải tình trạng này.
Uống rượu nhiều
Ethanol trong rượu gây giãn mao mạch dưới da, làm tăng lưu lượng tuần hoàn máu, khiến bề mặt da nóng dần lên, và kích thích hệ thần kinh giao cảm hoạt động mạnh hơn. Theo phản xạ tự nhiên, các tuyến mồ hôi sẽ tăng cường hoạt động bài tiết mồ hôi ra bên ngoài. Uống nhiều rượu sẽ khiến ethanol tồn tại trong máu lâu hơn, làm giãn mạch trong thời gian dài, gây đổ mồ hôi trộm, kèm theo cảm giác nóng bừng toàn thân.
Uống rượu nhiều sẽ khiến bạn bị đổ mồ hôi trộm vào ban đêm
Do thiếu canxi
Đổ mồ hôi trộm do thiếu canxi thường được bắt gặp nhiều ở trẻ nhỏ bị còi xương. Bên cạnh đó, trẻ sẽ có thểm biểu hiện quấy khóc, trằn trọc, giật mình khi ngủ, co giật các cơ, và điển hình nhất là rụng tóc hình vành khăn phía sau gáy.
Do các bệnh lý
Đổ mồ hôi trộm cũng là một dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Nhiều trường hợp, người bệnh bị tăng tiết mồ hôi mọi lúc, bao gồm cả khi ngủ. Một số bệnh lý gây ra tình trạng này có thể kể đến như:
- Rối loạn thần kinh thực vật chi phối bài tiết mồ hôi của cơ thể, gây kích thích các tuyến mồ hôi hoạt động bất thường.
- Các bệnh lý nhiễm trùng như: Lao phổi, viêm đường hô hấp, viêm cơ tim, HIV,...
- Bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực,...
- Bệnh tiểu đường, hoặc khi bị hạ đường huyết quá mức.
- Các bệnh nội tiết như u tủy thượng thận, cường giáp, hội chứng carcinoid.
- Bệnh tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản.
- Ung thư hạch bạch huyết.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
- Rối loạn tự miễn.
Do sử dụng thuốc chống trầm cảm
Người bệnh dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc tâm thần cũng thường bị đổ mồ hôi trộm. Bởi lẽ, các loại thuốc này có thể làm thay đổi mức adrenaline, một loại hormone tác động trực tiếp lên hệ thống thần kinh giao cảm, gây tăng tiết mồ hôi.
Đổ mồ hôi trộm ảnh hưởng như thế nào đến người mắc?
Đổ mồ hôi trộm không phải là một tình trạng quá nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng lại khiến người mắc gặp nhiều phiền toái. Bất kỳ ai khi bị đổ mồ hôi trộm vào ban đêm đều sẽ ngủ không ngon giấc, trằn trọc, khó chịu, không thoải mái, thậm chí là phải thức dậy nhiều lần để thay quần áo, chăn gối vì ướt đẫm mồ hôi.
Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng khác như:
- Mệt mỏi, kiệt sức sau khi ngủ dậy do cơ thể mất nước và các chất điện giải (Na+, K+, Ca2+) qua mồ hôi. Nếu tình trạng kéo dài lâu ngày thì có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, trẻ đổ mồ hôi trộm nhiều dễ bị chậm lớn.
- Viêm đường hô hấp do lỗ chân lông nở rộng làm giảm thân nhiệt, cùng với việc mồ hôi đọng lại trên da lâu sẽ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh. Đối tượng dễ mắc phải nhất là trẻ nhỏ và người già.
- Mắc bệnh ngoài da: Bề mặt da ẩm ướt sẽ làm tăng nguy cơ viêm da, viêm lỗ chân lông, mụn nhọt, mụn trứng cá, nổi mẩn ngứa do vi khuẩn, và vi nấm phát triển trên bề mặt da gây ra.
Đổ mồ hôi trộm khiến nhiều người bị mất ngủ
Làm cách nào để thoát khỏi tình trạng đổ mồ hôi trộm?
Tùy vào từng nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm, mà chúng ta sẽ có những cách khắc phục khác nhau. Các cách này có thể kể đến như:
- Hạ bớt nhiệt độ phòng trong mùa nóng bằng cách sử dụng quạt, điều hòa. Trong mùa lạnh, bạn cũng không nên để các loại máy sưởi với nhiệt độ quá cao.
- Không mặc quá nhiều áo khi đi ngủ và sử dụng những loại chăn thoáng khí. Điều này đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ vì chúng thường có thân nhiệt cao hơn và không tự chủ động cởi bỏ bớt áo, hay bỏ chăn như người lớn.
- Bổ sung canxi, vitamin D nếu thấy trẻ có biểu hiện thiếu hụt canxi kể trên. Phơi nắng cũng là cách giúp bổ sung vitamin D rất tốt cho trẻ.
- Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, tiền mãn kinh có thể sử dụng tinh dầu hoa anh thảo, mầm đậu nành. Nam giới nên dùng sản phẩm BoniSeal + để giúp tăng cường testosterone nội sinh, giảm triệu chứng do mãn dục nam gây ra.
- Tránh uống rượu bia nhiều trước khi đi ngủ. Nếu bạn lỡ uống quá nhiều rượu, thì có thể sử dụng viên uống giải rượu BoniAncol + để giải rượu, tăng tốc độ đào thải ethanol ra ngoài cơ thể.
- Tránh ăn đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, thực phẩm sinh ra nhiều năng lượng, mà nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống các loại nước ép rau củ quả .
- Nếu mắc các bệnh lý thì bạn nên đi khám để được bác sĩ kê thuốc giúp điều trị nguyên nhân gây bệnh, từ đó giảm tình trạng đổ mồ hôi trộm.
- Không hoạt động mạnh trước khi đi ngủ.
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về tình trạng đổ mồ hôi trộm, cũng như cách để thoát khỏi nó. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!
XEM THÊM: