Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm hiểu về bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai và các giải pháp điều trị trĩ sau sinh

Thứ năm, 17-11-2016 14:05 PM

Mục lục [Ẩn]

 

Thật hạnh phúc khi được làm mẹ, được chào đón sinh linh nhỏ bé đến với thế giới này.  Tuy nhiên, quá trình mang thai và sinh nở cũng kèm theo nhiều nguy cơ cho phụ nữ, trong đó bệnh trĩ là một bệnh thường gặp nhất mang lại nhiều nỗi ám ảnh và sợ hãi cho phụ nữ giai đoạn này. Theo thống kê, có đến 20-50% phụ nữ bị bệnh trĩ khi mang thai ở mức độ nặng hay nhẹ. Vì vậy, trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai và các giải pháp điều trị trĩ trĩ sau sinh.

 

Cẩn trọng với bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai

Cẩn trọng với bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh xảy ra do hiện tượng các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn dãn hay phình to quá mức, dẫn tình trạng sưng hoặc viêm và sa thành búi trĩ.

 

Tại sao bệnh trĩ dễ gặp ở phụ nữ mang thai và sau sinh?

  • Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai

   Trong giai đoạn mang thai, cùng với thời gian, thai phát triển ngày càng to, đè lên vùng bụng làm các mạch máu bị chèn ép, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu cũng bị chèn ép, khó lưu thông dẫn đến cương lên, tạo thành búi trĩ.

  Bên cạnh đó, nồng độ nội tiết tố progesterone gia tăng trong thai kỳ làm các cơ giãn ra, khiến các thành tĩnh mạch dễ bị phình lên. Đây cũng là nguyên nhân góp phần gây nên tình trạng táo bón, bởi progesterone làm chậm nhu động ruột. Khi bị táo bón, người bệnh thường hay rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng làm nặng thêm bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai.

  • Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh

   Sau khi sinh, tử cung mở to, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn. Trong quá trình vượt cạn, việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài. Đối với một số trường hợp khi sinh con, bị rạch tầng sinh môn, khi khâu, sản phụ có thể bị khâu chít vào một số mạch máu ở hậu môn, dẫn đến trĩ.

 

Triệu chứng bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai và sau sinh

Phụ nữ mang thai và sau sinh thường gặp phải một số triệu chứng của bệnh trĩ như sau:

Chảy máu hậu môn

Đây là triệu chứng sớm và thường gặp nhất ở các bà bầu khi bị trĩ. Lúc đầu máu chảy không nhiều, với số lượng khá ít ỏi thi thoảng dính trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân khi đi cầu.

Thời gian này, bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai thường gắn liền với bệnh táo bón. Nếu tình trạng này không được cải thiện, càng về sau máu chảy càng nhiều và mạnh hơn, có thể thành tia hoặc thậm chí là thành giọt.

Đau rát hậu môn

Triệu chứng này thường xảy ra khi các mẹ đi đại tiện. Khi bị trĩ, bản thân tĩnh mạch trĩ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, do đó khi bị lực tác động hay có va chạm sẽ khiến hậu môn bị tổn thương gây đau rát hậu môn.

Sưng đỏ quanh ống hậu môn

Triệu chứng này thường gặp ở những bà bầu mắc phải bệnh trĩ ngoại. Vùng niêm mạc xung quanh ống hậu môn bị sưng phồng và nổi lên như những bọng máu, có thể kèm theo viêm nhiễm. Trĩ càng phát triển thì biểu hiện càng rõ ràng và nghiêm trọng hơn, vùng da chịu ảnh hưởng càng rộng.

Sa búi trĩ

Tùy theo từng loại trĩ, mức độ biểu hiện, các triệu chứng của bệnh trĩ mà thời gian sa trĩ nhanh hoặc chậm. Ban đầu, búi trĩ sa xuống có thể tự động co lại nhưng khi kích thước của chúng quá to do bị sưng viêm, độ đàn hồi kém dần đi, sẽ phải nhờ sự hỗ trợ của ngoại lực để đẩy lên. Cuối cùng búi trĩ sa và nằm hẳn bên ngoài ống hậu môn gây ra sự bất tiện trong sinh hoạt và đi lại.

 

Ngoài các triệu chứng bệnh trĩ điển hình trên, phụ nữ mang thai còn phải đối mặt thêm các triệu chứng khác như apxe hậu môn, ngứa hậu môn, nứt kẽ hậu môn...

 

Làm gì để ngừa bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai và sau sinh?

Để phòng ngừa bệnh trĩ, các mẹ bầu cần chú ý thực hiện những điều sau:

  • Tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ăn nhiều rau, củ, quả; hạn chế muối, đường; không sử dụng thức ăn có chất kích thích, uống nhiều nước, từ 2 – 2,5 lít nước, bổ sung thêm sữa chua vào bữa ăn... để hạn chế táo bón và tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa.
  • Hạn chế tăng cân quá nhiều trong thai kỳ.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn ít nhất từ 15 – 30 phút mỗi ngày, tránh ngồi lâu, nằm nhiều một chỗ.
  • Tập thói quen đi đại tiện vào mỗi buổi sáng. Không nhịn đại tiện vì càng nhịn bệnh sẽ càng nặng, không rặn tiện, không ngồi lâu, không dùng điện thoại trong khi đi đại tiện. Sau khi đi đại tiện, nên rửa sạch hậu môn bằng nước sạch hoặc nước trà xanh, rồi lau khô bằng khăn mềm.
  • Tránh ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu. Nếu công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều, hãy đứng dậy và di chuyển xung quanh vài phút sau mỗi giờ hoặc lâu hơn. Ở nhà, nằm nghiêng bên trái khi ngủ, đọc sách hay xem TV để giảm bớt áp lực ở tĩnh mạch trực tràng và tăng thêm lượng máu từ nửa dưới cơ thể.

 

Tăng cường rau xanh trong bữa ăn để phòng tránh bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai

Tăng cường rau xanh trong bữa ăn để phòng tránh bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai

 

Cách chăm sóc, cải thiện bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai

Khi đã bị bệnh trĩ, ngoài việc thực hiện các biện pháp như các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ được nêu trên, phụ nữ mang thai cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc và cải thiện tình trạng bệnh trĩ sau:

  • Trong thời gian mang thai các bà bầu cần phải kiêng cữ rất nhiều loại thuốc, vì vậy các mẹ không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Sử dụng giấy mềm để lau nhẹ nhàng khi bạn đi vệ sinh, có thể  dùng giấy ướt, vòi sen hoặc một miếng vải mềm để cảm thấy thoải mái hơn.
  • Vận động thường xuyên để tăng lưu thông máu, cải thiện tiêu hóa với các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…
  • Ngâm cơ thể (vùng khung chậu) trong nước ấm khoảng 10 phút, thực hiện vài lần mỗi ngày.
  • Tránh khiêng vác hoặc nâng vật nặng.
  • Tránh ngồi xổm.
  • Ngủ nghiêng để tránh áp lực lên vùng chậu/ hậu môn.

Khi thực hiện các biện pháp trên nhưng tình trạng bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai không giảm hoặc tăng lên thì cần đi khám và điều trị theo y lệnh của bác sĩ.

 

Giải pháp cải thiện bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh như thế nào?

   Phụ nữ mang thai khi mắc trĩ không nên tự ý uống thuốc điều trị vì phần lớn các loại thuốc đều ít nhiều ảnh hưởng không tốt đến thai nhi (trừ thuốc kê đơn của bác sĩ) mà chỉ nên  áp dụng các biện pháp chăm sóc và cải thiện bệnh trĩ được nêu ra ở trên. Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai chỉ nên điều trị từ sau khi sinh, càng sớm càng tốt để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất cho em bé, khi cai sữa xong các mẹ mới nên sử dụng các sản phẩm viên uống bảo vệ sức khỏe hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nhé.

 

Xu hướng trị bệnh trĩ hiện nay là sử dụng các sản phẩm có thành phần thảo dược tự nhiên, hạn chế các thuốc Tây y tổng hợp hóa học và hạn chế phẫu thuật do việc phẫu thuật gây ra nhiều biến chứng hậu phẫu và vẫn có nguy cơ tái phát cao nếubệnh nhân không chú ý đến việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học của mình.

 

 Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Quốc Bình, nguyên giám đốc bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương cũng chia sẻ: “Hiện tại thảo dược cho bệnh trĩ được dùng rất phổ biến bởi tính an toàn và hiệu quả, không những làm giảm triệu chứng của bệnh trĩ mà còn giúp co nhỏ búi trĩ mà không cần can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật."

Chính vì vậy, những người mắc trĩ ở giai đoạn đầu và cả những người đã phẫu thuật cắt búi trĩ hay phụ nữ sau sinh nên chú ý đến chế độ sinh hoạt cùng việc kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị trĩ từ thảo dược thiên nhiên như BoniVein để cải thiện tình trạng bệnh trĩ của mình.

 

BoniVein- giải pháp vàng cho bệnh trĩ

  BoniVein là sản phẩm giúp tăng sức bền tĩnh mạch, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ từ 100% thảo dược thiên nhiên, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới tại nhà máy Viva Pharmaceutical Inc và nhà máy J&E International thuộc tập đoàn Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng đa quốc gia, có trụ sở tại Mỹ và Canada.

   Với công thức bào chế độc đáo từ các thành phần thảo dược thiên nhiên: hạt dẻ ngựa, hạt nho, vỏ thông, bạch quả, rutin… phối hợp với 2 loại flavonoid thực vật như diosmin, hesperidin và Vitamin C, BoniVein đem lại tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, giảm các triệu chứng như chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa, giảm biến chứng của bệnh trĩ như sa trực tràng, viêm nứt hậu môn và làm hạn chế tình trạng vỡ búi trĩ, gây ra thiếu máu và viêm nhiễm vùng hậu môn.

Cách sử dụng BoniVein vô cùng đơn giản, uống ngày 4 viên chia 2 bữa

  • Sau 2-3 tuần các triệu chứng chảy máu, đau rát, ngứa ngáy giảm hẳn.
  • Sau 3 tháng búi trĩ sẽ co lên rõ rệt.

 

Tại Việt Nam, BoniVein được phân phối bởi công ty Botania, khách hàng có thể mua BoniVein rộng rãi ở các nhà thuốc tây trên toàn quốc.

 

Đánh giá của bệnh nhân sử dụng BoniVein

“Vậy BoniVein có tốt không? BoniVein có hiệu quả không? Dùng BoniVein lâu dài có an toàn không?” Mời quý độc giả theo dõi chia sẻ của những bệnh nhân đã từng sử dụng BoniVein qua phần dưới đây.

 

Cô Đỗ Thị Nội, 61 tuổi, số 27, ngõ 515/13 Hoàng Hoa Thám, Ba  Đình, Hà Nội, Đt: 036.265.1848

    ”Tôi bị trĩ cách đây gần 40 năm sau khi sinh con xong, nếu người khỏe thì đỡ nhưng người yếu hay mệt búi trĩ sa ra nhiều hơn. Tôi bị triệu chứng đau, rát hậu môn rất khó chịu, đi vệ sinh ra máu, không phải máu lẫn với phân mà đi vệ sinh xong xuôi tia máu mới phun ra phủ lấy phân như gà cắt tiết, còn hậu môn thì rất nhiều búi trĩ, xếp lại xòe như 1 bông hoa.

    Tôi uống BoniVein với liều 4 viên, sau hơn 1 tháng đi ngoài tôi đã thấy hết triệu chứng đau, rát, chảy máu, càng dùng thì búi trĩ đã xoăn tít lại và co dần vào trong hậu môn. Đặc biệt triệu chứng kiến cắn kéo từ mạn sườn bên này sang mạn sườn bên kia sau khi dùng BoniVein đã hết.”

 

Cô Đỗ Thị Nội, 61 tuổi

Cô Đỗ Thị Nội, 61 tuổi

 

Chị Nguyễn Thị Lệ, 46 tuổi, ở 184 phố Nguyễn Thị Định, phường Hải Tân, TP Hải Dương, SĐT 0794082998

“Tôi bị trĩ cách đây 13 năm do bị táo bón nặng, đến 3 năm trở lại đây bệnh nặng hơn, búi trĩ mọc thành vành quanh hậu môn, bằng 1 đốt ngón tay, khi đi vệ sinh thì sa ra nhiều hơn. Thỉnh thoảng búi trĩ lại sưng lên rất khó chịu, ngoài ra tôi còn bị nứt kẽ hậu môn, đi vệ sinh rất đau rát, vừa đi máu vừa chảy, chùi giấy vẫn còn thấy máu. Tôi đã từng điều trị tại bệnh viện y học cổ truyền Hà Nội nhưng bệnh chỉ đỡ được thời gian đầu sau đó lại bị tái phát lại. Tôi dùng BoniVein với liều 4 viên 1 ngày, sau 1 tháng những triệu chứng như táo bón, đau, rát, chảy máu khi đi vệ sinh đã giảm rõ. Dần dần búi trĩ đã mềm và co nhỏ dần lại, tôi dùng liên tục 10 lọ tức là sau gần 3 tháng búi trĩ đã thụt hẳn vào trong hậu môn, đi vệ sinh hay ngồi xổm cũng không bị sa ra nữa. Hiện tại tôi đang dùng BoniVein để phòng tái phát.”

Chị Nguyễn Thị Lệ, 46 tuổi

Chị Nguyễn Thị Lệ, 46 tuổi

 

Chị Nguyễn Dung, 38 tuổi. Địa chỉ: số 78 Võ Trường Toản, phường Vĩnh Thanh, tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Tình trạng: trĩ nội độ 3

“Bệnh trĩ này khó chịu lắm, đang đêm nằm ngủ, hậu môn ngứa, có khi đang nằm còn chảy dịch hôi hám, bẩn kinh khủng. Đỉnh điểm là nhiều lần đi vệ sinh có cục gì đo đỏ bằng đầu ngón tay cứ thò ra thụt vào, nhức mắc vô cùng, đi xong máu còn phun ra, vừa đau vừa rát. Thật may vì chị biết sớm BoniVein của Mỹ và Canada. Chị uống liều cao nhất 6 viên BoniVein 1 ngày. Kết quả thật bất ngờ, triệu chứng của bệnh trĩ cứ giảm dần dần, mỗi ngày nó giảm 1 ít, và rõ rệt nhất là sau khi chị dùng hết 6 lọ này hầu như việc đi vệ sinh vô cùng thoải mái, phân mềm mượt, không còn táo bón, hết hẳn cả triệu chứng ngứa hậu môn, chảy dịch hay chảy máu. Bệnh trĩ chẳng còn dấu hiệu gì nữa ngoài búi trĩ bằng đầu ngón tay co được phân nửa. Uống thêm 6 lọ nữa thì búi trĩ đã co hoàn toàn vào hậu môn, đi vệ sinh hay ngồi xổm cũng không thấy đau nữa. Nhưng tìm hiểu kỹ thì chị biết rằng bệnh này dễ tái phát lắm, nên ngoài việc để ý chuyện ăn uống thì chị vẫn duy trì BoniVein với liều 2 viên/ ngày để phòng tái phát.”

 

Chị Nguyễn Dung, 38 tuổi

Chị Nguyễn Dung, 38 tuổi

 

Tỷ lệ bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai và sau sinh rất cao. Chính vì vậy mà chị em khi ở giai đoạn đầu của thai kỳ cần áp dụng tốt các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ. Khi phát hiện ra mình mắc trĩ, cần áp dụng sớm các biện pháp chăm sóc và giảm nhẹ tình trạng trĩ và đợi cho đến khi cai sữa cho bé thì bắt đầu áp dụng các biện pháp điều trị bệnh trĩ kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ từ thảo dược thiên nhiên BoniVein của Mỹ và Canada. Nếu chị em có bất kỳ khó khăn, thắc mắc gì về bệnh trĩ, hãy nhấc máy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc