Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Điểm mặt 4 tác nhân hàng đầu khiến đợt cấp COPD tái phát triền miên

Thứ tư, 18-01-2023 17:02 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là căn bệnh mãn tính gây ra hàng triệu ca mắc và tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Trong đó, đợt cấp COPD là một nguyên nhân phổ biến khiến người bệnh mất đi cơ hội được sống tiếp. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về 4 tác nhân hàng đầu khiến đợt cấp COPD tái phát triền miên, cũng như cách để giảm nguy cơ mắc phải nhé!

 

Điểm mặt 4 tác nhân hàng đầu khiến đợt cấp COPD tái phát triền miên

 Điểm mặt 4 tác nhân hàng đầu khiến đợt cấp COPD tái phát triền miên

 

Đợt cấp COPD nguy hiểm như thế nào?

   Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là căn bệnh gây viêm đường hô hấp mãn tính đặc trưng bởi luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng điển hình gồm: Ho dai dẳng, khạc đờm kéo dài, khó thở nặng dần theo thời gian.

    Đợt cấp COPD xảy ra khi các triệu chứng hô hấp biến đổi cấp tính từ giai đoạn ổn định của bệnh. Tình trạng của người bệnh trở nên xấu đột ngột, chức năng phổi suy giảm nghiêm trọng.

    Dấu hiệu rõ ràng khi một cơn đợt cấp COPD sắp xảy ra là khó thở. Người bệnh cảm thấy bị bóp nghẹn lồng ngực, hít thở rất khó khăn, lượng không khí cơ thể tiếp nhận thiếu hụt đáng kể.

    Theo tiêu chuẩn ATS/ERS sửa đổi, một đợt cấp COPD được phân loại theo 3 mức độ gồm:

- Đợt cấp COPD nhẹ: Cảm thấy khó thở khi đi nhanh, leo cầu thang; nhịp thở bình thường; không xảy ra hiện tượng co kéo cơ hô hấp và hõm ức; có 1 trong 4 triệu chứng sau: Đờm mủ, sốt, tím và/hoặc phù mới xuất hiện hoặc nặng lên. Tình trạng này có thể kiểm soát bằng việc tăng liều các thuốc điều trị hàng ngày.

- Đợt cấp COPD trung bình: Khó thở khi đi chậm ở trong phòng; nhịp thở 20 - 25 lần/phút; thường có hiện tượng co kéo cơ hô hấp và hõm ức; có 2 trong 4 triệu chứng sau: Đờm mủ, sốt, tím và/hoặc phù mới xuất hiện hoặc nặng lên. Người bệnh cần được điều trị bằng corticoid toàn thân hoặc thuốc kháng sinh.

- Đợt cấp COPD nặng và rất nặng: Khó thở ngay cả khi đang nghỉ ngơi; khó thở dữ dội, thở ngáp; nói chậm từng từ hoặc không nói được; tri giác: Ngủ gà, lẫn lộn, hôn mê; nhịp thở 25 - 30 lần/phút hoặc chậm, thậm chí ngừng thở; chuyển động ngực – bụng nghịch thường; xuất hiện co kéo cơ hô hấp và hõm ức; có 3 hoặc cả 4 triệu chứng sau: Đờm mủ, sốt, tím và/hoặc phù mới xuất hiện hoặc nặng lên. Người bệnh lúc này cần sớm nhập viện để được can thiệp kịp thời.

 

Khó thở tăng, ngực bị bóp nghẹt là dấu hiệu điển hình của đợt cấp COPD

Khó thở tăng, ngực bị bóp nghẹt là dấu hiệu điển hình của đợt cấp COPD

 

   Đợt cấp COPD tái phát là điều rất nguy hiểm với người bệnh. Nó làm tăng nguy cơ mắc phải một số biến chứng như: Tràn khí màng phổi, tăng áp lực động mạch phổi, suy tim,... Điều này sẽ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm sút và tuổi thọ bị rút ngắn.

   Nghiên cứu trên 1000 người bệnh đã trải qua đợt cấp COPD cho thấy, chỉ sau 2 năm, tỷ lệ sống của người bệnh đã giảm còn 50,7%. Bên cạnh đó, chi phí điều trị cho một đợt cấp có thể lên đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng. Vậy, những tác nhân nào đứng sau tình trạng này?

 

4 tác nhân hàng đầu khiến đợt cấp COPD tái phát triền miên

   4 tác nhân hàng đầu khiến đợt cấp COPD tái phát triền miên có thể kể đến như:

Do nhiễm khuẩn đường hô hấp

   Theo các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện St. Bartholomew ở London, gần một nửa số các đợt cấp của COPD được kích hoạt do nhiễm vi khuẩn hoặc virus, như cảm lạnh, viêm phổi và cúm…

   Đặc biệt, những vi sinh vật này phát triển tốt hơn trong mùa đông, khoảng thời gian đầy khó khăn hơn với người bệnh COPD khi không khí trở nên khô và lạnh. Đợt cấp COPD do nhiễm trùng cũng nguy hiểm hơn, mất nhiều thời gian hồi phục và có nguy cơ cao phải nhập viện hơn so với các đợt cấp không có nhiễm trùng.

Khói thuốc lá

   Việc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá (cả trực tiếp và gián tiếp) là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và làm các đợt cấp COPD thường xuyên hơn.

   Bởi những hóa chất độc hại trong khói thuốc lá như: Benzen, formaldehyde, asen,… vẫn sẽ đọng lại trong phổi kể cả khi bạn đã ngừng hút thuốc, gây nhiễm độc phổi và tổn thương đường hô hấp nghiêm trọng.

 

Hút thuốc lá trực tiếp hay gián tiếp đều làm tăng nguy cơ bùng phát đợt cấp COPD

Hút thuốc lá trực tiếp hay gián tiếp đều làm tăng nguy cơ bùng phát đợt cấp COPD

 

Do ô nhiễm không khí

   Ô nhiễm không khí ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tất cả mọi người, đặc biệt là những bệnh nhân COPD. Việc tiếp xúc với nhiều loại hóa chất độc hại, khí thải, hóa chất tẩy rửa, khói bụi,... sẽ khiến các đợt cấp COPD dễ dàng bùng phát trở lại. 

Thay đổi thời tiết

   Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, độ ẩm không khí có ảnh hưởng tới tình trạng bệnh của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Độ ẩm tiêu chuẩn dành cho người bệnh là từ 30 – 50%. Bên cạnh đó, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cũng có thể tạo ra các phản ứng bất lợi, làm tăng nguy cơ bùng phát đợt cấp COPD.

 

Thời tiết thay đổi cũng ảnh hưởng nhiều đến người bệnh COPD

Thời tiết thay đổi cũng ảnh hưởng nhiều đến người bệnh COPD

 

Biện pháp phòng ngừa đợt cấp COPD tái phát

  Để phòng ngừa đợt cấp COPD tái phát, người bệnh cần áp dụng một số biện pháp như:

- Tránh tiếp xúc với những chất gây kích thích phổi bằng cách sử dụng khẩu trang, máy lọc không khí, quần áo bảo hộ...

- Tiêm phòng cúm mùa hàng năm để ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp.

- Bỏ hút thuốc và tránh đến những nơi có nhiều khói thuốc.

- Uống nhiều nước, để ngăn ngừa tình trạng mất nước và ngăn chất nhầy đường hô hấp trở nên quá đặc.

- Thực hành các thói quen lành mạnh như: Ngủ đủ giấc, duy trì chế độ ăn uống đầy đủ, luyện tập thể dục thường xuyên, tắm nắng, bổ sung lợi khuẩn,...

- Sử dụng máy lọc khí, điều hòa nhiệt độ để giữ không khí luôn trong lành.

 

Người bệnh COPD nên dùng máy lọc khí để giữ không khí luôn trong lành

Người bệnh COPD nên dùng máy lọc khí để giữ không khí luôn trong lành

 

   Cùng với những biện pháp trên, bạn cũng nên sử dụng thêm sản phẩm thảo dược giúp nâng cao sức đề kháng của phổi, giải độc và bảo vệ phổi một cách toàn diện. Hiện nay, một sản phẩm đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các chuyên gia và người tiêu dùng chính là BoniDetox của Mỹ.

 

BoniDetox – Giải pháp toàn diện giúp giảm nguy cơ tái phát đợt cấp COPD

    BoniDetox là sản phẩm được kết hợp bởi 10 loại thảo dược tự nhiên, giúp kiểm soát các bệnh đường hô hấp mãn tính như COPD một cách toàn diện. Thành phần và công dụng của BoniDetox có thể kể đến như:

- Cam thảo Italia, xuyên tâm liên giúp tăng cường tác dụng giải độc phổi, làm sạch chất độc hại tích tụ trong đường hô hấp.

- Lá Ô liu giúp chống oxy hóa, bảo vệ tế bào phổi trước các gốc tự do có hại.

- Baicalin (chiết xuất từ Hoàng Cầm) giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương do bệnh lý, ô nhiễm, khói thuốc lá, hóa chất độc hại, vi khuẩn, virus,...

- Lá bạch đàn, bồ công anh, tỳ bà diệp giúp giảm viêm, giảm ho, long đờm, giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ.

- Cúc tây, xuyên bối mẫu giúp bảo vệ phổi, ngăn chặn và loại bỏ các tác nhân gây hại từ môi trường xâm nhập vào phổi thông qua việc thúc đẩy hoạt động hệ thống phòng thủ của lá phổi (lông chuyển và đại thực bào phế nang).

- Fucoidan (chiết xuất tảo nâu) giúp tăng cường hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên NK - những tế bào miễn dịch có khả năng nhận biết và loại bỏ các tế bào lạ.

   Với công thức toàn diện này, BoniDetox sẽ giúp giảm triệu chứng ho đờm, khó thở hiệu quả, đồng thời phòng ngừa đợt cấp COPD tái phát. Bên cạnh đó, BoniDetox cũng giúp ích rất nhiều với người mắc hen suyễn, viêm phế quản mãn tính

 

Thành phần và công dụng của BoniDetox

Thành phần và công dụng của BoniDetox

 

   BoniDetox được sản xuất bằng công nghệ Microfluidizer vô cùng hiện đại, giúp các thành phần được đưa về kích thước dưới 70nm, làm tăng khả năng hấp thu lên tới 100%.

 

Chia sẻ của người bệnh sau khi sử dụng BoniDetox

   Qua nhiều năm lưu hành, BoniDetox đã giúp cho rất nhiều người mắc bệnh đường hô hấp mãn tính lấy lại được sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tiêu biểu nhất trong số đó là trường hợp của Bác Nguyễn Duy Tuyên, 78 tuổi, ở 148 Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội.

   Bác Tuyên chia sẻ: “Bác bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD do hút thuốc lá lâu năm cộng thêm công việc hít nhiều hóa chất độc hại. Ban đầu, cứ mỗi lần thay đổi thời tiết thì bác lại bị khó thở, thở khò khè. Thời gian sau, ngay cả khi ngồi bình thường bác cũng thấy khó thở như có ai ép phổi mình lại. Chưa hết, bác còn bị khạc đờm liên tục nữa. Dù bác uống thuốc đầy đủ theo đơn của bác sĩ kê nhưng bệnh chẳng cải thiện chút nào.”

   “Tình cờ, bác gặp được BoniDetox của Mỹ. Chỉ sau 1 tuần sử dụng sản phẩm này, cơn ho ngớt hẳn, bác vẫn còn ho nhưng không nặng như trước, đờm long dễ hơn, bớt khò khè. Sau nửa tháng tiếp theo dùng BoniDetox, bác thấy rõ phổi nhẹ nhõm, không còn tức ngực và khó thở như trước nữa. Tin tưởng dùng BoniDetox đến giờ, tình trạng của bác đã ổn định, ho, đờm, khó thở đều hết hẳn. Lâu rồi bác cũng chưa gặp đợt cấp COPD nào tái phát cả.”

 

Bác Nguyễn Duy Tuyên

Bác Nguyễn Duy Tuyên, 78 tuổi

 

    Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp quý độc giả có thêm được những thông tin hữu ích về 4 tác nhân hàng đầu khiến đợt cấp COPD tái phát triền miên, cũng như cách để giảm nguy cơ mắc phải chúng. BoniDetox luôn là sản phẩm hàng đầu trong việc chăm sóc sức khỏe cho người mắc bệnh đường hô hấp mãn tính. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDetox 30v

360.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc