Mục lục [Ẩn]
Mất ngủ kinh niên là tình trạng người bệnh khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên bị thức giấc vào ban đêm hoặc dậy quá sớm và không thể ngủ lại được trong thời gian tối thiểu là 1 tháng. Nếu mất ngủ dưới 1 tháng gọi là mất ngủ cấp (ngắn hạn), còn mất ngủ trong thời gian kéo dài trên 1 tháng sẽ gọi là mất ngủ kinh niên.
Mất ngủ kinh niên
Mất ngủ kinh niên có nguy hiểm không?
Ngủ đủ giấc có vai trò rất quan trọng đối với cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Khi mất ngủ, mọi hoạt động của cơ thể đều bị rối loạn. Mất ngủ kinh niên lại càng nguy hiểm hơn vì sẽ dẫn đến các hậu quả sức khỏe vô cùng nghiêm trọng.
Một số tác động nguy hiểm của bệnh lý mất ngủ kinh niên tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh bao gồm:
- Mất ngủ kinh niên gây ra tình trạng suy giảm khả năng miễn dịch:
Thiếu ngủ kéo dài có thể phá vỡ hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm giảm hoạt động của các tế bào miễn dịch tự nhiên và làm tăng 36% nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
- Mất ngủ kinh niên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:
Tình trạng mất ngủ kinh niên khiến người bệnh thiếu ngủ thường xuyên sẽ làm giảm hoạt động của insulin, khiến lượng đường trong máu tăng cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ cũng cho thấy ở những người trẻ tuổi ngủ ít hơn 6,5 tiếng mỗi ngày có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường cao hơn so với những người trẻ ngủ nhiều hơn 7,5 giờ mỗi ngày.
- Mất ngủ kinh niên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch:
Những người thiếu ngủ trong thời gian dài hay mất ngủ kinh niên có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn 48% so với bình thường. Bởi vì khi thiếu ngủ, hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, các mạch máu co lại làm tăng nhịp tim, cao huyết áp, tạo thêm áp lực cho trái tim.
- Mất ngủ kinh niên làm tăng nguy cơ béo phì:
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày làm tăng nguy cơ béo phì thêm 50%. Điều này được cho là bởi vì những người thiếu ngủ có sự giảm nồng độ leptin (chất làm bạn cảm thấy no) và tăng nồng độ ghrelin (hormone kích thích cơn đói). Do vậy khi bị mất ngủ, bạn sẽ luôn cảm thấy thèm các đồ ăn mặn và ngọt.
- Mất ngủ kinh niên làm tăng nguy cơ xuất hiện các rối loạn về tâm lý, tâm thần:
Thiếu ngủ một đêm đã khiến bạn ủ rũ, mệt mỏi và cáu kỉnh vào ngày hôm sau, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi mất ngủ kinh niên có thể dẫn đến các rối loạn tâm thần như trầm cảm hay lo âu. Thậm chí thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ thêm 33%.
- Mất ngủ kinh niên có thể làm giảm khả năng sinh sản:
Quá trình thụ thai diễn ra khó khăn hơn được là một trong những ảnh hưởng của thiếu ngủ, ở cả nam và nữ. Do thiếu ngủ thường xuyên sẽ làm giảm sự bài tiết các hormon sinh sản.
- Mất ngủ kinh niên gây thiếu tập trung trong công việc
Mất ngủ khiến bạn mệt mỏi, tinh thần không minh mẫn, làm việc khó tập trung khiến hiệu quả công việc giảm sút.
- Mất ngủ kinh niên làm tăng nguy cơ gặp tai nạn giao thông:
Mất ngủ khiến người bệnh luôn trong trạng thái vật vờ, buồn ngủ vào sáng hôm sau, do vậy mất ngủ sẽ làm tăng nguy cơ gặp tai nạn khi điều khiển các phương tiện giao thông. Tại Mỹ, hàng năm có 6000 tai nạn chết người do lái xe trong trạng thái buồn ngủ.
Có thể thấy mất ngủ kinh niên gây ra rất nhiều tác hại đến sức khỏe người bệnh. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Có biện pháp nào để cải thiện giấc ngủ không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong các mục tiếp theo của bài viết.
Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ kinh niên
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất ngủ kinh niên là do sự thiếu hụt hormone tăng trưởng HGH - hormone đóng vai trò quan trọng trong cải thiện chức năng não và chức năng enzym, thiết lập lại giấc ngủ sinh lý.
Hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất vào lúc con người ngủ sâu nhất từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng hôm sau. Vì thế, khi bệnh nhân mất ngủ, hormone tăng trưởng sẽ không được tiết ra đầy đủ. Sự thiếu hụt hormone tăng trưởng lại gây mất ngủ. Đây là vòng tròn bệnh lý khiến bệnh rất khó điều trị, lâu dần gây ra tình trạng mất ngủ kinh niên.
Ngoài ra, có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng mất ngủ kinh niên, cụ thể là:
- Do căng thẳng, stress kéo dài: Khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, stress kéo dài thì hệ thần kinh trung ương sẽ phóng thích nhiều nội tiết tố (adrenalin, cortisol,...) giúp cơ thể tăng khả năng thích ứng. Nhưng chính những chất này lại gây rối loạn giấc ngủ, gây khó ngủ và ngủ không sâu giấc vào buổi tối.
Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên
- Do thay đổi múi giờ hoặc lịch làm việc: Điều này khiến nhịp sinh học bị xáo trộn, chu kỳ giấc ngủ bị thay đổi.
- Do các thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Thói quen không có giờ đi ngủ cố định, ngủ ngày quá nhiều, có các thói quen kích thích thần kinh trước khi ngủ như dùng điện thoại, xem phim, chơi điện tử, tắm nước lạnh, uống cafe, trà nóng, ăn quá no vào buổi tối…
- Do sử dụng thuốc: Các thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị hen suyễn, thuốc hạ áp, các sản phẩm giảm cân (có chứa cafein)... đều có thể dẫn đến mất ngủ.
- Do bệnh lý: Các bệnh đau mạn tính, ung thư, tiểu đường, tiểu đêm, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, trào ngược dạ dày thực quản, cường giáp, bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer đều khiến người bệnh bị mất ngủ.
- Do tuổi tác: Càng lớn tuổi, các hormone liên quan đến chất lượng giấc ngủ như HGH (hormone tăng trưởng) và melatonin càng bị suy giảm khiến người già ngủ kém đi. Ngoài ra, có nhiều yếu tố khác cũng làm người cao tuổi ngủ ít, đó là do họ vận động ít hơn, mắc nhiều bệnh lý hơn, uống nhiều thuốc hơn...
Khi giải quyết được các nguyên nhân gây mất ngủ mà bạn gặp phải, giấc ngủ sẽ quay trở lại.
Làm sao để cải thiện tình trạng mất ngủ kinh niên
Trước kia, để cải thiện giấc ngủ, những người bệnh mất ngủ kinh niên thường lựa chọn phương pháp uống thuốc ngủ để tìm lại giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc ngủ trong một thời gian dài rất nguy hiểm, làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác.
Trong giai đoạn đầu, thuốc ngủ làm tăng tổng thời gian ngủ cho bệnh nhân, nhưng về lâu dài, những viên thuốc ngủ làm cho bạn luôn mệt mỏi, uể oải, và thậm chí làm nặng hơn bệnh mất ngủ của bạn. Đồng thời, việc sử dụng thuốc ngủ dài ngày sẽ gây ra tình trạng nhờn thuốc và nghiện thuốc, bệnh nhân phải tăng liều hoặc đổi thuốc thì mới ngủ được, thậm chí nhiều bệnh nhân bị lệ thuộc vào thuốc, nếu thiếu thuốc thì không thể ngủ được và việc dừng thuốc đột ngột có thể gây mất ngủ hoàn toàn.
Chính vì vậy mà ngày nay, việc sử dụng thuốc ngủ chỉ là sự lựa chọn cuối cùng đối với điều trị mất ngủ kinh niên.
Để cải thiện tình trạng mất ngủ kinh niên của mình, bạn nên áp dụng các phương pháp sau:
- Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ.
- Hạn chế đồ uống chứa cồn hay chất kích thích.
- Tập thể dục thường xuyên, tuy nhiên vào buổi tối trước khi đi ngủ chỉ nên vận động nhẹ nhàng.
- Không ngủ trưa quá nhiều.
- Tắm nước ấm trước giờ đi ngủ.
- Không ăn no vào buổi tối.
- Tạo tinh thần thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, lo âu.
- Mặc quần áo rộng rãi trước khi đi ngủ.
- Tạo không gian ngủ sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh.
- Sử dụng các sản phẩm thảo dược thiên nhiên để cải thiện tình trạng mất ngủ kinh niên như sản phẩm BoniHappy + của Mỹ.
BoniHappy + – Giải pháp hoàn hảo cho tình trạng mất ngủ kinh niên đến từ Mỹ
BoniHappy + - Cứu tinh cho người mất ngủ kinh niên
BoniHappy + là sản phẩm xuất xứ từ Mỹ có nguồn gốc 100% thiên nhiên. Sản phẩm đã được chứng nhận của Bộ y tế, WHO và FDA Hoa Kỳ về tính an toàn, không hề có tác dụng phụ cho người sử dụng.
BoniHappy + nổi bật với cơ chế giúp kích thích cơ thể sản sinh ra hormon tăng trưởng HGH, giúp tái tạo giấc ngủ sinh lý tự nhiên. Ngoài ra, sản phẩm này còn giúp ổn định đường huyết, mỡ máu, huyết áp, giúp tăng khả năng miễn dịch và khả năng sinh lý, làm đẹp da. Hiệu quả cải thiện giấc ngủ của BoniHappy + đã được kiểm chứng thông qua nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông đạt 86,7%.
Với liều dùng 4 viên mỗi ngày, sau 1-2 tháng giấc ngủ sẽ được cải thiện rõ rệt và sau khoảng 4-6 tháng thì sẽ lấy lại được giấc ngủ sinh lý tự nhiên.
Sản phẩm có được hiệu quả tốt như thế là do sự kết hợp hoàn hảo của các thành phần :
- L-arginine, GHRP - 2, Shilajit P.E, giúp kích thích tuyến yên tự tiết hormone tăng trưởng HGH, tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ kinh niên.
- GABA, acid L-glutamic rất cần thiết cho hoạt động của tế bào não, giúp phòng ngừa suy nhược thần kinh.
- Các thảo dược có tác dụng an thần nổi tiếng như lạc tiên, rau diếp khô, dây tơ hồng, ngọc trai, trinh nữ.
Đặc biệt, BoniHappy + được sản xuất bởi tập đoàn Viva Nutraceuticals. Đây là tập đoàn sản xuất thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới, sử dụng hệ thống máy móc hiện đại với công nghệ Microfluidizer giúp tạo ra những phân tử có kích thước nano, đem lại khả năng hấp thu có thể lên tới 100%.
Cảm nhận của khách hàng về hiệu quả của BoniHappy +
Sau nhiều năm có mặt tại Việt Nam, BoniHappy + đã trở thành cứu cánh cho hàng vạn người bệnh bị mất ngủ kinh niên. Trong đó, không ít bệnh nhân đã từng có ý định buông xuôi, bỏ mặc tất cả vì cảm thấy mệt mỏi, bất lực khi tìm đủ mọi cách cũng không thể ngủ lại được, mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi cho đến khi họ biết đến và sử dụng BoniHappy +.
Bác Hoàng Văn Chu, 65 tuổi, tại thôn Nà Quãng, xã Vũ Loan, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
Bác Hoàng Văn Chu, 65 tuổi
“Trước đó nhiều năm bác cũng đã khó ngủ và ngủ ít rồi, nhưng khi tuổi càng nhiều hơn thì giấc ngủ lại càng ít đi. Bác đến bệnh viện khám, bác sĩ kết luận bác bị mất ngủ kinh niên dẫn đến suy nhược thần kinh và kê cho dùng Seduxen. Uống seduxen bác ngủ được nhưng giấc ngủ li bì, miên man một cách đáng sợ; vì thế được vài ngày bác cũng bỏ chẳng dám dùng nữa. Một hôm tình cờ xem tivi thấy quảng cáo sản phẩm BoniHappy + của Mỹ dành cho người già mất ngủ như bác. Bác mua về uống theo đúng hướng dẫn ngày 4 viên, sáng 2 viên, tối 2 viên trước khi đi ngủ. Sau 1 lọ bác đã thấy người khỏe hơn. Bác cứ kiên trì dùng liên tục như thế, giấc ngủ tăng dần từng ngày. Sau 3 tháng, giấc ngủ của bác đã được 6 tiếng. Bác ngủ một mạch từ tối đến sáng, không thức giữa chừng. Cơ thể bác rất khỏe, tinh thần minh mẫn, bác hài lòng lắm.”
Chú Huỳnh Xây, ở số 259 đường Nhật Tảo, phường 8, quận 10, Hồ Chí Minh, đt: 0909.501.933
Chú Huỳnh Xây
“Với chú, sự nghiệp không phải lo, kinh tế cũng tạm ổn mà chẳng hiểu sao tự nhiên lại vướng vào cái bệnh mất ngủ. Bản thân chú cũng không biết nguyên nhân tại sao mình lại mất ngủ kinh niên. Chú có tới bệnh viện để khám, bác sĩ nói chú bị mất ngủ không rõ nguyên nhân, liên quan tới tuổi tác và có kê thuốc tây dùng trước lúc đi ngủ. Nhưng khi ngủ dậy đầu óc nặng nề, không thoải mái người mệt mỏi tới mức không lết ra khỏi giường nổi. Cách đây độ 1 năm, có người bạn từ ngoài bắc vào chơi, ông ấy giới thiệu cho chú sản phẩm BoniHappy + của Mỹ. Chú dùng BoniHappy + ngày 4 viên, sáng 2 viên, tối 2 viên kèm thuốc tây. Khoảng 1-2 tuần đầu hầu như chú chưa thấy giấc ngủ thay đổi gì, vẫn chỉ ngủ được 4-5 tiếng nhưng được cái giấc ngủ sâu và ngon hơn hẳn so với chỉ dùng thuốc ngủ, sáng ngủ dậy đầu óc nhẹ nhõm hơn nhiều. Càng dùng đều giấc ngủ tăng lên 6 tiếng rồi 7 tiếng, ngủ rất ngon và sâu không khác gì giấc ngủ thời thanh niên của chú là mấy. Chú mừng lắm!”
Mất ngủ kinh niên có thể gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm với sức khỏe người bệnh như làm suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh tiểu đường, tim mạch, rối loạn tâm lý, đột quỵ… Để cải thiện tình trạng này, những người bệnh mắc mất ngủ kinh niên nên chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thêm sản phẩm tái tạo giấc ngủ BoniHappy + từ Mỹ.
XEM THÊM:
- Khó ngủ phải làm thế nào? 5 cách tự nhiên giúp cải thiện khó ngủ, mất ngủ
- Giải pháp cho tình trạng mất ngủ ở người già