Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Đi cầu ra máu - Dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ thường gặp

Thứ hai, 11-01-2021 14:41 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Chắc hẳn đa số trong chúng ta đều hoảng sợ mỗi lần đi cầu ra máu vì lo lắng mình đang mắc phải một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Thực tế, đi cầu ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, trong đó phổ biến nhất là bệnh trĩ. Vậy bệnh trĩ đi cầu ra máu có nguy hiểm không? Đâu là cách khắc phục bệnh hiệu quả nhất? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

 

Bệnh trĩ đi cầu ra máu có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ đi cầu ra máu có nguy hiểm không?

 

Những điều cần biết về bệnh trĩ

   Bệnh trĩ hình thành do các đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị suy giãn, mất đàn hồi và sa ra. Dựa vào vị trí của búi trĩ trên hay dưới đường lược mà bệnh được phân làm trĩ nội, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp. Đây là bệnh lý khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác, giới tính.

 

Bệnh trĩ hình thành do các đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị suy giãn

Bệnh trĩ hình thành do các đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị suy giãn

 

Có rất nhiều nguyên nhân tác động khiến tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị suy giãn, từ đó dẫn đến bệnh trĩ, thường gặp nhất phải kể đến là:

- Tuổi cao: Khi về già, độ đàn hồi của hệ thống tĩnh mạch bị suy yếu và sa giãn, trong đó có tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng. Đó là lý do khiến tỷ lệ mắc trĩ ở người già cao hơn so với người trẻ tuổi.

- Những yếu tố làm tăng áp lực lên vùng hậu môn trực tràng: Ngồi quá nhiều, mang vác vật nặng, thường xuyên bị tiêu chảy hoặc táo bón (phải rặn khi đại tiện), thường xuyên nhịn đại tiện, béo phì, sinh đẻ…

 

Nhân viên văn phòng ngồi nhiều có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ

Nhân viên văn phòng ngồi nhiều có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ

 

- Chế độ ăn không khoa học, ăn nhiều chất có hại cho tĩnh mạch như: Đồ ăn cay, nóng, rượu, cà phê, thuốc lá…

   Các triệu chứng điển hình của bệnh trĩ là: Ngứa ngáy, đau rát hậu môn, đi cầu ra máu, sa búi trĩ. Tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng càng bị giãn thì búi trĩ càng lớn, độ sa càng nặng.

 

Đặc điểm của biểu hiện đi cầu ra máu trong bệnh trĩ

   Đi cầu ra máu là một trong những triệu chứng xuất hiện sớm nhất của bệnh trĩ. Thời gian đầu, máu chảy kín đáo, chỉ xuất hiện trên phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Khi bệnh tiến triển nặng hơn mà không có biện pháp khắc phục kịp thời thì máu sẽ chảy nhỏ thành từng giọt, thậm chí có thể bắn thành tia, nặng hơn nữa là khi bệnh nhân đứng, ngồi xổm hoặc đi lại cũng sẽ khiến máu chảy ra, kèm theo đó là sự đau rát khủng khiếp vùng hậu môn và sa búi trĩ vướng víu, khó chịu. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của bệnh nhân.

   Đi cầu ra máu là biểu hiện thường gặp của bệnh trĩ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác như: Polyp đại trực tràng, viêm và nứt kẽ ống hậu môn, viêm loét đại trực tràng, đáng ngại nhất là khối u đại trực tràng. Do vậy, khi có hiện tượng đi ngoài ra máu, bạn cần đến bệnh viện uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh một cách nhanh nhất, từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp và kịp thời, tránh chủ quan cho rằng mình bị trĩ và bỏ sót những bệnh lý khác.

 

Đi cầu ra máu có thể là dấu hiệu bệnh polyp đại trực tràng

Đi cầu ra máu có thể là dấu hiệu bệnh polyp đại trực tràng

 

Bệnh trĩ đi cầu ra máu có nguy hiểm không?

   Bệnh trĩ đi cầu ra máu thường xuyên sẽ gây thiếu máu nặng. Người bệnh bị suy giảm sức đề kháng, sụt cân, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ngất xỉu, thậm chí phải cấp cứu vì sốc do mất máu quá nhiều.

 

Bệnh trĩ đi cầu ra máu kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Bệnh trĩ đi cầu ra máu kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể

 

Bản thân bệnh trĩ nếu không được khắc phục sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:

- Huyết khối và viêm tắc tĩnh mạch trĩ: Huyết khối hình thành và tắc trong búi trĩ gây sưng đau, ứ máu nặng. Huyết khối có thể theo dòng máu đi tới các cơ quan khác trong cơ thể và gây tắc mạch tại đó, tới tim gây nhồi máu cơ tim, tới phổi gây thuyên tắc mạch phổi, nếu không điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ bị tử vong nhanh chóng.

- Vỡ búi trĩ: Vỡ búi trĩ gây cơn đau dữ dội kèm theo tụ máu màu đỏ sẫm ở rìa hậu môn.

- Nghẹt búi trĩ: Búi trĩ bị co thắt, nghẹt lại dẫn tới hoại tử búi trĩ và các vùng hậu môn lân cận, búi trĩ bị viêm, đau và chảy máu.

Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên chủ quan khi mình có hiện tượng đi cầu ra máu mà cần thực hiện các biện pháp hiệu quả ngay sau đây.

 

Bị trĩ đi cầu ra máu cần làm gì?

Để cải thiện tình trạng bệnh trĩ đi cầu ra máu và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, bạn có thể tham khảo các biện pháp dưới đây:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

- Tăng cường chất xơ (ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi), uống đủ nước mỗi ngày (ít nhất 2 lít nước/ngày).

 

Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả tươi

Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả tươi

 

- Hạn chế tối đa đồ ăn, gia vị cay nóng (riềng, ớt, hạt tiêu…), đồ kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

- Bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm có flavonoid hàng ngày. Một số thực phẩm điển hình tốt cho bệnh trĩ là trà nụ hòe, quả việt quất, trà xanh…

Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh

- Không ngồi quá lâu hoặc bê vác những vật quá nặng.

- Tạo thói quen tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày. Người bệnh nên đi bộ, tập yoga, bơi lội hay các môn thể thao nhẹ nhàng khác…; tránh các môn thể thao gây áp lực lên vùng hậu môn trực tràng như: Đạp xe đạp, tập tạ, bóng rổ…

 

Đi bộ nhẹ nhàng hàng ngày tốt cho bệnh trĩ

Đi bộ nhẹ nhàng hàng ngày tốt cho bệnh trĩ

 

- Tập đi vệ sinh đúng giờ, tuyệt đối không nhịn đại tiện vì điều này khiến phân cứng hơn và làm trầm trọng tình trạng táo bón, đi cầu ra máu. 

- Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Sau khi đi vệ sinh, người bệnh nên rửa hậu môn bằng nước ấm thay vì dùng giấy để lau. Bởi dùng giấy lau có thể khiến búi trĩ của bệnh nhân tổn thương, tăng nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng.

- Tập nhíu cơ hậu môn khoảng 60 lần mỗi ngày.

Dùng các thảo dược giúp cải thiện hiệu quả bệnh trĩ

   Xu hướng hiện nay ưu tiên sử dụng các thảo dược thiên nhiên để cải thiện bệnh trĩ bởi tính an toàn và hiệu quả vượt trội.

Khoa học hiện đại đã tìm ra các hoạt chất trong nhiều loại thảo dược tự nhiên có tác dụng tốt trên những tĩnh mạch bị suy giãn, giúp khắc phục bệnh trĩ. Trong đó, tiêu biểu nhất là:

- Aescin trong hạt dẻ ngựa:

   Hoạt chất này có tác dụng tốt giúp làm giảm sưng, viêm, bảo vệ mao mạch khỏi bị đứt, vỡ, làm bền thành tĩnh mạch khi chúng bị căng phồng do tĩnh mạch bị giãn hoặc dồn khối.

   Một nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện tại Đức trên 80 người bị bệnh trĩ. Những người tham gia thử nghiệm đã uống 40mg Aescin chiết xuất từ hạt dẻ ngựa, 3 lần mỗi ngày, trong vòng hai tuần. Kết quả đánh giá lâm sàng cho thấy tình trạng đau, sưng, chảy máu và kích thước búi trĩ đã giảm đáng kể.

 

Hạt dẻ ngựa

Hạt dẻ ngựa

 

- Diosmin và hesperidin trong vỏ quả cam chanh:

Diosmin và hesperidin là 2 trong số hơn 4000 flavonoid thực vật, có tác dụng giúp:

+ Tăng cường trương lực thành tĩnh mạch, làm giảm hiện tượng ứ máu bên trong búi trĩ.

+ Làm giảm các yếu tố gây viêm như prostaglandin E2, F2, thromboxane B2 cũng như các gốc tự do, vì thế làm giảm tình trạng sưng viêm.

+ Bảo vệ vi tuần hoàn, làm bình thường hóa tính thấm mao mạch.

 

Diosmin và hesperidin trong vỏ quả cam chanh giúp tăng độ bền và độ đàn hồi tĩnh mạch

Diosmin và hesperidin trong vỏ quả cam chanh giúp tăng độ bền và độ đàn hồi tĩnh mạch

 

   Một nghiên cứu lâm sàng được tiến hành bởi 2 nhà khoa học Anh Ernst và Pittler của trường Y khoa Peninsula, trường Đại học Exeter và Plymouth trên 120 bệnh nhân bị bệnh trĩ năm 2009:

+ Mỗi bệnh nhân được dùng phối hợp 900mg Diosmin và 100mg Hesperidin, ngày 2-3 lần trong vòng từ 4-10 tuần.

+ Kết quả nghiên cứu: Tất cả các triệu chứng đau rát, ngứa hậu môn, đi cầu ra máu đã giảm rõ sau 2 tuần. Trong những tuần tiếp theo, búi trĩ cũng co dần lên. Ngoài ra tỷ lệ % bệnh nhân co hoàn toàn búi trĩ tăng lên đáng kể sau khi kết thúc nghiên cứu.

Rutin trong hoa hòe

   Rutin là hợp chất tự nhiên kinh điển dành cho người bệnh trĩ với tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, phòng ngừa nguy cơ vỡ mạch, giúp bảo vệ hệ thống mao mạch. Ngoài ra, rutin còn có hiệu quả rất tốt trong việc cầm máu và tiêu búi trĩ.

   Hiện nay, tất cả các thảo dược trên đã được kết hợp hoàn hảo trong sản phẩm BoniVein + của Mỹ - Giải pháp tối ưu cho người bệnh trĩ.

 

BoniVein + - Giải pháp tối ưu cho người bệnh trĩ

BoniVein + - Giải pháp tối ưu cho người bệnh trĩ

 

BoniVein + - Giải pháp tối ưu cho người bệnh trĩ

   BoniVein + là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn và lành tính, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho người sử dụng.

BoniVein + là sự kết hợp hoàn hảo của nhiều thảo dược quý, mang đến hiệu quả toàn diện cho người bệnh trĩ:

- Hạt dẻ ngựa, rutin chiết xuất từ hoa hòe, diosmin và hesperidin chiết xuất từ vỏ cam chanh giúp làm tăng sức bền thành mạch, cải thiện độ đàn hồi tĩnh mạch, giúp tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh trĩ, cải thiện hiệu quả bệnh trĩ, giảm các triệu chứng ngứa, đau rát, đi cầu ra máu, co nhỏ búi trĩ; đồng thời giúp ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.

- Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông giúp chống oxy hóa mạnh mẽ, từ đó giúp bảo vệ thành tĩnh mạch tối đa trước các gốc tự do, giúp tĩnh mạch bền hơn.

- Butcher’s broom (cây chổi đậu) và lá bạch quả: Hai thảo dược này có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, từ đó giúp phòng ngừa nguy cơ hình thành huyết khối búi trĩ và các biến chứng khác của bệnh trĩ.

 

Công thức toàn diện của BoniVein +

Công thức toàn diện của BoniVein +

 

Đặc biệt, tác dụng của BoniVein + được tối ưu hóa nhờ công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất thế giới - công nghệ Microfluidizer. Công nghệ này giúp các thành phần của BoniVein +  có kích thước siêu nano (<70nm). Nhờ đó, chúng được hấp thu tối đa (sinh khả dụng có thể lên đến 100%), hiệu quả thu được là cao nhất.

Nhờ công thức toàn diện và công nghệ bào chế hiện đại như trên, BoniVein +  chính là giải pháp tối ưu dành cho người bệnh trĩ.

 

BoniVein có tốt không? Ai đã dùng BoniVein + hiệu quả?

   Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, BoniVein + đã giúp hàng vạn bệnh nhân vượt qua nỗi ám ảnh bệnh trĩ. Dưới đây là một số phản hồi của các khách hàng đã sử dụng BoniVein +:

Chú Nguyễn Thành Nghiệp (58 tuổi). Địa chỉ: Số 26/10 Đồng Đen, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM

 

Chú Nguyễn Thành Nghiệp (58 tuổi)

Chú Nguyễn Thành Nghiệp (58 tuổi)

 

   “Chú bị bệnh trĩ cũng lâu lắm rồi. Lần nào đi vệ sinh cũng đau đớn khủng khiếp. Nhiều lúc chú đi cầu ra máu nhiều quá khiến chú không chỉ đau mà còn vô cùng sợ hãi. Bác sĩ khuyên chú phẫu thuật mà thấy người ta bảo mổ trĩ khủng khiếp lắm cứ đắn đo, chần chừ và cố chịu đựng trọng khổ sở. Đúng lúc đó thì tình cờ chú gặp được BoniVein + thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính, nhiều người bệnh trĩ đã sử dụng và cho phản hồi rất tốt rồi. Không đắn đo gì thêm, chú mua về dùng ngay với liều 4 viên/ngày thì. Sau 2 tuần, chú đã không còn triệu chứng ngứa và đau hậu môn, hiện tượng đi cầu ra máu cũng hết hẳn. Sau 3 tháng, búi trĩ đã co được ⅔ rồi, đi vệ sinh xong nó có thể tự co lên được chứ không cần dùng tay đẩy như trước đây. May mắn có BoniVein + nên chú không cần phải phẫu thuật trĩ đau đớn nữa!”

 

Chú Trần Đăng Khoa (58 tuổi) tại số nhà 73A Nguyễn Thái Học, TP Vinh, Nghệ An; số điện thoại 0949630888

 

Chú Trần Đăng khoa (58 tuổi)

Chú Trần Đăng khoa (58 tuổi)

 

   “Ngày trước chú đi làm xa nhà, thường ăn uống linh tinh nên mắc bệnh trĩ lúc nào không hay. Ban đầu búi trĩ nhỏ thôi, kèm theo triệu chứng đi cầu ra máu và đau rát. Dần dần búi trĩ lớn dần sa ra bằng đốt ngón tay, cảm giác vướng víu, cồm cộm, ngứa ngáy cực kỳ khó chịu. Sợ nhất là mỗi khi trời nóng chỗ đó tiết dịch ẩm ướt, hôi không chịu được. Chú dùng thuốc tây bác sĩ kê thì có đỡ các triệu chứng nhưng ngưng cái là bệnh tái phát ngay. Chú buồn lắm!”

   “Thật may mắn vì chú gặp được BoniVein +. Chỉ sau khoảng 3 lọ thôi là hiện tượng đi cầu ra máu đỡ hẳn, đi vệ sinh xong chỉ còn dính một tí ở giấy thôi; tình trạng đau rát và ẩm ướt, hôi hám, ngứa ngáy cũng giảm được đến 80% rồi. Sau 3 tháng, các triệu chứng gần như không còn nữa, búi trĩ đã co lên được đến 90%. BoniVein + hiệu quả thật đó!”

 

BoniVein giá bao nhiêu?

   Một lọ BoniVein + 30 viên có giá niêm yết là 250.000 đồng. Để tiết kiệm chi phí, bạn chú ý tham gia chương trình tích điểm tặng quà. Khi tích đủ 6 điểm, bạn được tặng một lọ BoniVein + 30 viên. Công ty sẽ gửi quà về tận nơi và hoàn toàn miễn phí.

   Hy vọng những thông tin hữu ích từ bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc trả lời được câu hỏi: “Bệnh trĩ đi cầu ra máu có nguy hiểm không?”, đồng thời biết thêm giải pháp hoàn hảo BoniVein + giúp cải thiện toàn diện bệnh trĩ, ngăn ngừa biến chứng hiệu quả. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn bạn!

 

 

XEM THÊM:

 

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc