Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Đề kháng insulin và mối liên quan mật thiết với bệnh tiểu đường typ 2

Thứ năm, 19-08-2021 15:51 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Đề kháng insulin là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của cơ thể, nó đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và tiến triển của nhiều chứng bệnh nguy hiểm như tim mạch, rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp... Đặc biệt là với bệnh nhân tiểu đường typ 2 thì đề kháng insulin chính là nguyên nhân tiền đề dẫn tới bệnh và làm bệnh trở lên khó kiểm soát hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng đề kháng insulin này và mối liên quan mật thiết với bệnh tiểu đường typ 2.

 

Những thông tin cần biết về đường glucose và insulin trong cơ thể

   Để có thể hiểu rõ hơn về đề kháng insulin thì trước hết chúng ta phải hiểu được vai trò của đường glucose với cơ thể cũng như cách thức hoạt động của insulin là như thế nào.

   Đường Glucose là sản phẩm của quá trình phân hủy carbohydrate từ thức ăn, là loại đường đơn giản mà các tế bào trong cơ thể có thể dễ dàng chuyển đổi thành năng lượng để cơ thể hoạt động. Gan và cơ dự trữ lượng glucose dư thừa dưới dạng glycogen. Glycogen đóng một vai trò giúp cơ thể hoạt động khi đói.

 

Vai trò đưa glucose vào trong tế bào của insulin

Vai trò đưa glucose vào trong tế bào của insulin

 

   Insulin là một loại hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra. Insulin có vai trò tăng cường hấp thu glucose, làm tăng cường hoạt tính của enzyme để tổng hợp glycogen đồng thời gây ức chế enzyme phosphorylase, khiến cho quá trình biến đổi glycogen thành glucose trở nên chậm. Điều đó có nghĩa là khi insulin hoạt động cho phép đường có thể đi các tế bào, từ đó giúp giảm đường huyết. Khi lượng đường trong máu giảm, sự bài tiết insulin của tuyến tụy cũng giảm theo.

 

Đề kháng insulin là gì?

   Đề kháng insulin là tình trạng các tế bào trong cơ thể bị giảm khả năng đáp ứng với tác dụng của hormon insulin, nói cách khác là insulin vẫn được tuyến tụy sản xuất ra nhưng hoạt động không còn hiệu quả nữa. Hệ quả là glucose đi vào trong các tế bào khó khăn hơn, glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa thành glucose và đưa một lượng thừa thãi glucose vào máu gây ra tình trạng tăng đường huyết - tiền đề dẫn tới đái tháo đường.

 

Đề kháng insulin là gì?

Đề kháng insulin là gì?

 

   Không những đái tháo đường mà tình trạng đề kháng insulin còn tác động lên quá trình chuyển hóa lipid của cơ thể khiến cho quá trình chuyển hóa mỡ máu bị rối loạn dẫn tới bệnh lý mỡ máu. Bên cạnh đó, đề kháng insulin còn làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối, sản sinh các phản ứng viêm, tăng giữ muối dẫn đến tăng huyết áp.

 

Nguyên nhân dẫn tới đề kháng insulin

   Cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng đề kháng insulin, tuy nhiên các nhà khoa học nhận thấy rằng tình trạng này xuất hiện ở một số nhóm đối tượng:

-  Những người bị thừa cân, béo phì

-  Những người ăn quá nhiều thực phẩm nhưng lại ít vận động

-  Thường xuyên gặp phải căng thẳng tâm lý

 

Làm thế nào để phát hiện đề kháng insulin

   Ở giai đoạn đầu, dấu hiệu đề kháng insulin thường không đặc hiệu, không có bất kỳ dấu hiệu nào trên lâm sàng. Đến một giới hạn nào đó, khi tuyến tụy không còn đủ khả năng sản xuất insulin thì lượng glucose huyết sẽ tăng cao và gây nên bệnh đái tháo đường. Lúc này người bệnh có thể có những triệu chứng như:

-  Mệt mỏi, không làm gì cũng cảm thấy mệt

-  Hay cảm thấy đói, ăn rất nhiều

-  Khó tập trung

-  Khát nước nhiều, thèm đồ ngọt

-  Tiểu đêm nhiều lần

-  Sụt cân không rõ nguyên nhân

   Nếu không được điều trị thích hợp, chính lượng đường huyết cao lâu ngày sẽ gây tổn thương mạch máu ở nhiều cơ quan khác nhau như tim, thận, não, mắt, mạch máu ngoại biên gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

   Trên cận lâm sàng, để chẩn đoán đề kháng insulin thì có thể làm một số xét nghiệm như:

-  Glucose máu: Đa số là xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc đói, nhưng trong một số trường hợp có thể cần đến nghiệm pháp dung nạp glucose và chỉ số HBA1C.

 

Xét nghiệm đường máu để phát hiện tình trạng đề kháng insulin

Xét nghiệm đường máu để phát hiện tình trạng đề kháng insulin

 

-  Xét nghiệm lipid máu: Đo các chỉ số như HDL, LDL, triglycerides, và cholesterol toàn phần, đề kháng insulin giai đoạn đầu thường có rối loạn lipid máu (tăng triglycerides, LDL và giảm HDL).

Ngoài ra ,có thể làm một số xét nghiệm như:

-  Định lượng Insulin máu: Xét nghiệm lượng insulin lúc đói thường thay đổi nhưng lượng insulin thường tăng ở những người có đề kháng insulin.

-  Xét nghiệm dung nạp insulin (Insulin tolerance test = ITT): truyền tĩnh mạch insulin, rồi kiểm tra lượng glucose và insulin nhiều lần sau đó giúp xác định có sự nhạy cảm hoặc đề kháng insulin hay không.

-  Chỉ số HOMA (homeostatic model assessment): định lượng glucose và insulin trong máu sau đó dùng các phép tính để ước lượng chức năng của tế bào beta và độ nhạy với insulin.

 

Cách làm giảm đề kháng insulin và kiểm soát hiệu quả bệnh đái tháo đường typ 2

   Cách làm giảm đề kháng insulin đầu tiên thường được nhắc đến là thay đổi về chế độ ăn uống và luyện tập.

Về chế độ ăn uống:

-  Bữa ăn phải cân đối giữa các chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và chất khoáng. Ăn đa dạng các loại thực phẩm với số lượng và thời gian hợp lý

-  Tránh bữa ăn lớn, chia nhỏ bữa ăn thành 3 bữa chính, 1-3 bữa phụ

-  Nên ăn đều đặn và đúng giờ giữa các bữa ăn. Không được bỏ ăn, ngay cả lúc bệnh nặng hoặc không muốn ăn

-  Dùng thức ăn có chỉ số đường huyết thấp, ăn chậm và nhai kỹ

-  Nếu dùng các loại thuốc hạ glucose máu, cần có tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng để biết cách phối hợp bữa ăn sao cho phù hợp với thuốc về liều lượng và thời gian

 

 Chế độ ăn uống rất quan trọng với người bị đề kháng insulin

Chế độ ăn uống rất quan trọng với người bị đề kháng insulin

 

Chế độ luyện tập thể lực

-  Vận động thể lực giúp tăng sức chịu đựng cho tim và giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn vì cơ vân có thể tiêu thụ đường khi hoạt động

-  Tăng cường hoạt động thể lực đều đặn, ít nhất 30 phút/ngày, hầu hết các ngày trong tuần.

-  Lựa chọn các bài tập phù hợp tình trạng sức khỏe, nếu đã có biến chứng của đái đường như biến chứng thận, tim mạch, cần hạn chế các động tác thể dục cường độ cao.

-  Cần kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập để có thể điều chỉnh thuốc hoặc ăn thêm khi cần thiết.

   Hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện ra vai trò vô cùng quan trọng của các nguyên tố vi lượng trong việc giảm đề kháng insulin cũng như kiểm soát bệnh tiểu đường, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Đó là các nguyên tố vi lượng như:

-  Kẽm và Crom, chúng là thành phần quan trọng trong enzym chuyển hóa đường. Theo nghiên cứu của các bác sĩ tại bộ môn dinh dưỡng trường y tế cộng đồng đại học Harvard, kẽm và crom có tác dụng giảm đường huyết, tăng độ nhạy insulin ở bệnh nhân tiểu đường, làm giảm tình trạng đề kháng insulin và ngăn ngừa được biến chứng của bệnh đái tháo đường nhất là trên mắt, bảo vệ vi mạch ở đáy mắt khỏi nguy cơ mù lòa.

 

Kẽm rất quan trọng với bệnh nhân tiểu đường

Kẽm rất quan trọng với bệnh nhân tiểu đường

 

-  Selen – đây là nguyên tố vô cùng quan trọng đã được các bác sĩ tại khoa sinh học đại học Ankara – Thổ Nhĩ Kỳ chứng minh trong việc ngăn ngừa tình trạng đề kháng insulin của cơ thể, từ đó giúp kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường không những trên mắt mà trên cả tim, thận, tiểu cầu.

-  Magie: Magie tham gia vào quá trình tạo glycogen của cơ và gan từ glucose máu, giảm tình trạng đề kháng insulin của cơ thể, có tác dụng điều hòa hàm lượng đường trong máu, ổn định huyết áp.

   Khi các nguyên tố vi lượng này phối hợp với nhau theo tỷ lệ hợp lý thì nó sẽ giúp cho cơ thể giảm được tình trạng đề kháng insulin một cách tối ưu nhất, đồng thời ngăn ngừa được việc hình thành những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh. Và hiện nay, tại thị trường Việt Nam thì chỉ có duy nhất sản phẩm BoniDiabet+ là có được sự kết hợp hoàn hảo của 4 nguyên tố vi lượng này.

 

BoniDiabet+ - Bí quyết vàng cho bệnh nhân tiểu đường typ 2

   BoniDiabet+  được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là lựa chọn tối ưu nhất với những bệnh nhân tiểu đường typ 2, bởi thành phần ngoài các nguyên tố vi lượng thì BoniDiabet+ còn bổ sung thêm các thảo dược kinh điển cho bệnh tiểu đường như:

-  Dây thìa canh: Dây thìa canh có tác dụng làm giảm glucose máu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm giảm cholesterol và lipid máu, rất tốt cho người bệnh tiểu đường.

-  Mướp đắng: có tác dụng làm giảm glucose máu, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường trên võng mạc, các bệnh lý thần kinh ngoại biên, làm lành vết thương, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

-  Hạt methi: làm giảm glucose máu, làm giảm những triệu chứng như mệt mỏi, khát nước, đi tiểu nhiều lần.

-  Quế giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, lô hội còn giúp mau lành vết thương.

-  Lô hội giúp giảm đường huyết, giảm cholesterone, giúp làm lành vết thương, vết loét ở những bệnh nhân tiểu đường.

Ngoài ra BoniDiabet+ còn có vitamin và các dưỡng chất như:

- Acid folic giúp giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường.

- Vitamin C giúp sản xuất collagen, bảo vệ mao mạch và thành mạch máu vững chắc, từ đó giúp ngăn ngừa vết thâm tím, giữ cho da và mô nướu khỏe mạnh.

- Acid alpha lipoic giúp bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ mù mắt và suy thận; tối ưu hóa tác dụng của thuốc hạ đường huyết và ngăn ngừa tai biến mạch máu não ở bệnh nhân tiểu đường.

 

Thành phần của BoniDiabet +

Thành phần của BoniDiabet +

 

   Sự phối hợp hoàn hảo của những thành phần trên mang tới những công dụng tuyệt vời của BoniDiabet + cho bệnh nhân tiểu đường đó là giúp:

- Giúp tăng độ nhạy của insulin, giảm sự đề kháng insulin từ đó giúp hạ và ổn định đường huyết, đưa chỉ số HbA1c về ngưỡng an toàn hơn.

- Giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

- Giảm cholesterol máu.

   Đặc biệt, hiệu quả của BoniDiabet + đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, Hà Nội từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016 cho kết quả giúp hạ và ổn định đường huyết, làm giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường, tỷ lệ bệnh nhân có cải thiện tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet + lên đến 96,67%. Và trong quá trình nghiên cứu, không phát hiện bất cứ tác dụng phụ nào xảy ra trên người bệnh.

 

Người bệnh đánh giá như thế nào về BoniDiabet+

   Hiệu quả của sản phẩm BoniDiabet+ đã được người bệnh trên khắp cả nước công nhận sau hơn 10 năm có mặt tại thị trường:

Cô Ngô Thị Toán, 63 tuổi, thôn Ngọ, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, điện thoại 0386290855 chia sẻ:

 

 

   “Lúc phát hiện ra tiểu đường thì đường huyết của tôi đã lên tới 10 phấy kèm theo mỡ máu cao và gan nhiễm mỡ độ 2 rồi. Dùng thuốc đều đặn theo đơn nhưng tôi không thấy sức khỏe của mình có gì tiến triển, đường huyết thì thất thường lúc 9.1 lúc 8.1 lúc xuống có 5 phẩy khiến tôi bị tụt đường huyết, xây xẩm hết mặt mày, bủn rủn chân tay. Chân tay tê bì, như có kim châm trong lòng bàn tay, bàn chân, mắt mờ lắm. Lắm lúc người nó mệt mỏi, tim như ngừng đập, tôi tưởng như sắp tắc thở tới nơi”

   “Nhưng từ hồi biết tới và sử dụng sản phẩm BoniDiabet + mà sức khỏe của tôi khác hẳn, người khỏe lắm, làm việc chẳng biết mệt mỏi gì cả. Đường huyết thì thì giảm dần, sau đó ổn định chỉ trên dưới 6 phẩy, không lên quá cao mà cũng không xuống quá thấp, tôi ăn nhiều thì đường huyết cũng chỉ lên tới 7 là cùng, chỉ số mỡ máu cũng về được ngưỡng an toàn. Các biến chứng tê bì chân tay, mờ mắt cũng giảm hẳn, mừng lắm”.

Cô Phan Thị Bông, 61 tuổi, ở số 2615/2B hẻm 252 đường Vườn Lài, phường An Phú Đông, quận 12, số điện thoại: 0909281336

 

 

   “Cô bị tiểu đường đến nay là 8 năm rồi, tự dưng cô thấy cơ thể mình có nhiều khác lạ, cô sụt 8 cân, người lúc nào cũng mệt, ngón tay đứt mấy ngày mới lành, da đen sạm và ngứa. Thèm ăn, cô có thể vét hết cả nồi cơm, đi tiểu nhiều và mất ngủ nữa, tay thì tê rần vào buổi sáng. Lúc đó cô đi khám thì rất hoảng sợ khi biết mình bị tiểu đường, đường huyết đã lên đến 400 mg/dl. Cô uống thuốc theo đơn của bác sĩ thì đường huyết chỉ xuống được 395 mg/dl, rồi 390 mg/dl”.

   “Tưởng rằng sẽ khổ sở với bệnh tiểu đường cả đời nhưng từ ngày biết tới và sử dụng BoniDiabet +, cô mua và sử dụng. Không ngờ, đường huyết của cô đã giảm xuống chỉ còn hơn 200 mg/dl, rồi dần dần giảm về còn 110 mg/dl thôi, mặc dù cô ăn uống không kiêng khem nhiều. Các biến chứng cũng giảm hẳn, bị phỏng nước sôi mà chỉ 3 ngày đã lành, chân tay hết tê bì, mắt sáng ra, người khỏe, không tiểu đêm và ngủ một mạch đến sáng. Sản phẩm từ tự nhiên, không có tác dụng phụ nên cô rất yên tâm”.

   Hi vọng qua bài viết các bạn đã biết được đề kháng insulin là gì cũng như mối liên quan mật thiết đến bệnh tiểu đường. Đồng thời cũng cung cấp đến cho các bạn một giải pháp mang tên BoniDiabet của Mỹ rất hiệu quả cho bệnh tiểu đường. Nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ theo số tổng đài miễn phí 1800 1044 để được tư vấn cụ thể.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc