Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 1 như thế nào? Cách điều trị khác gì với tuýp 2

Thứ năm, 25-08-2022 14:56 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Ở bệnh tiểu đường, các chuyên gia chia ra chủ yếu thành 2 dạng là tuýp 1 với tuýp 2. Đối với mỗi dạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị khác nhau. Vậy phải làm sao để phân biệt 2 dạng này? Dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 1 như thế nào? Cách điều trị khác gì với tuýp 2? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác ở bài viết ngay dưới đây!

 

Dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 1 như thế nào?

Dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 1 như thế nào?

 

Cách phân biệt bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2

   Theo thống kê số người mắc bệnh tiểu đường, có khoảng 5% bị tiểu đường tuýp 1, còn 95% trường hợp là tuýp 2.

  • Bệnh tiểu đường tuýp 1 hay còn gọi là bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin. Bởi lẽ, cơ chế hình thành bệnh này là do hệ thống miễn dịch của chính người bệnh tấn công các tế bào tuyến tụy, làm giảm hoặc thậm chí là mất khả năng sản xuất insulin.
  • Với bệnh tiểu đường tuýp 2, cơ thể người bệnh đề kháng lại insulin, khiến lượng insulin vẫn được sản xuất bình thường nhưng không sử dụng được.

   Insulin là hormone giúp vận chuyển phân tử glucose vào tế bào để tạo năng lượng. Khi cơ thể thiếu hụt hoặc đề kháng hormon này, lượng glucose không được sử dụng sẽ tăng cao trong máu và gây ra các triệu chứng của bệnh.

   Hai dạng bệnh này được nhận biết thông qua những đặc điểm ở trong bảng sau:

 

Bảng phân biệt bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2

Đặc điểm phân biệt

Bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 2

Tuổi khởi phát bệnh

Trẻ, thanh thiếu niên hay gặp dưới 30 tuổi, thể trạng gầy.

Tuổi trưởng thành thường trên 30 tuổi, thường có thể trạng béo thậm chí là rất béo.

Nhiễm ceton, tăng ceton trong máu hoặc nước tiểu

Dương tính, thậm chí nhiễm toan ceton rất nặng.

Âm tính

C-peptid

Thấp hoặc không đo được

Bình thường hoặc tăng

Kháng thể:

Kháng đảo tụy (ICA)

Kháng Glutamic acid decarboxylase 65 (GAD 65)

Kháng Insulin (IAA)

Kháng Tyrosine phosphatase (IA-2)

Kháng Zinc Transporter 8 (ZnT8)

 

Dương tính

Âm tính

Các bệnh lý đi kèm lúc mới chẩn đoán: tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì

Rất ít

Thường kèm theo các bệnh rối loạn chuyển hóa

 

 

   Ngoài những đặc điểm trên, các dấu hiệu lâm sàng của cả hai thể bệnh tiểu đường cũng khác nhau. Vậy cụ thể, dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 1 như thế nào?

 

Dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 1 như thế nào?

   Các dấu hiệu nhận biết của bệnh tiểu đường tuýp 1 bao gồm:

- Khô miệng, khát nước nhiều.

- Nhanh đói mặc dù mới ăn xong.

 

Dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 1 là nhanh đói dù mới ăn xong

Dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 1 là nhanh đói dù mới ăn xong

 

- Đau bụng và nôn, đi tiểu thường xuyên.

- Giảm cân không rõ nguyên nhân, mặc dù người bệnh ăn rất nhiều và thường xuyên cảm thấy đói.

- Người mệt mỏi, mắt nhìn mờ.

- Thở hít vào nhanh, sâu (hay còn gọi là kiểu thở Kussmaul)

- Hay bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc âm đạo.

- Hay cáu kỉnh hoặc thay đổi tâm trạng.

- Đái dầm vào ban đêm ở trẻ mà trước đó không có tình trạng này.

   Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu như:

- Thở nhanh, có mùi hoa quả trong hơi thở, lú lẫn.

- Đau bụng.

- Mất ý thức.

   Lúc này, người bệnh cần được đưa ngay đến bệnh viện để xử lý kịp thời.

   So với bệnh tiểu đường tuýp 1, thể bệnh tuýp 2 thường tiến triển âm thầm, ít có triệu chứng. Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh mới xuất hiện một số triệu chứng tương tự như tiểu đường tuýp 1. Thông thường, bệnh tiểu đường tuýp 2 được phát hiện khi người bệnh đi khám sức khỏe định kỳ hoặc đi khám sau khi phát hiện một biến chứng nào đó trên tim, thận, mắt, thần kinh…

   Do đó, tốt nhất bạn nên có chế độ khám định kỳ hoặc ngay từ khi thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường thì lập tức đi khám để chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị kịp thời. Vậy cách điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 khác gì so với tuýp 2?

 

Khi thấy dấu hiệu bất thường, bạn nên đi thăm khám sớm để chẩn đoán chính xác

Khi thấy dấu hiệu bất thường, bạn nên đi thăm khám sớm để chẩn đoán chính xác

 

Sự khác nhau giữa cách điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2

Với bệnh tiểu đường tuýp 1

   Như ta đã tìm hiểu ở phần đầu, bệnh tiểu đường tuýp 1 là dạng phụ thuộc vào insulin. Vì vậy đối với dạng bệnh này, cách điều trị luôn là sử dụng insulin mỗi ngày.

Với bệnh tiểu đường tuýp 2

- Điều trị bằng insulin: Sử dụng trong các trường hợp:

  + Mức HbA1C trên 9,0% mà mức glucose máu lúc đói trên 15,0 mmol/l.

  + Người bệnh đái tháo đường nhưng đang mắc một bệnh cấp tính khác; ví dụ nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

  + Người bệnh đái tháo đường suy thận có chống chỉ định dùng thuốc viên hạ glucose máu; người bệnh có tổn thương gan…

   + Người đái tháo đường mang thai hoặc đái tháo đường thai kỳ.

  + Người điều trị các thuốc hạ glucose máu bằng thuốc viên không hiệu quả; người bị dị ứng với các thuốc viên hạ glucose máu…

- Điều trị bằng thuốc: Đây là chỉ định thường xuyên dành cho bệnh nhân typ 2, kết hợp với chế độ ăn uống kiêng khem hợp lý.

   Tuy nhiên, cả thuốc tây y và insulin đều dễ gây hạ đường huyết quá mức, đặc biệt là chúng không có tác dụng duy trì ổn định lượng đường trong máu. Việc đường huyết dao động lên xuống thất thường cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh tiến triển thành biến chứng nguy hiểm trên mắt, thận, tim, thần kinh…

   Do đó, việc ổn định lượng đường trong máu ở ngưỡng an toàn rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người bệnh tiểu đường tuýp 2. Khi chỉ số đường huyết ổn định, họ sẽ hạn chế được liều lượng thuốc tây y, phòng ngừa tác dụng phụ, đồng thời chế độ ăn uống cũng thoải mái hơn mà không lo biến chứng tiểu đường.

 

Ổn định chỉ số đường huyết bằng cách nào?

Ổn định chỉ số đường huyết bằng cách nào?

 

Biện pháp ổn định chỉ số đường huyết cho người bệnh tiểu đường tuýp 2

   Nói về giải pháp giúp hạ và ổn định đường huyết cho người bệnh tiểu đường tuýp 2, Ts.Bs Nguyễn Chí Bình, Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương chia sẻ như sau:

 

Ts.Bs Nguyễn Chí Bình chia sẻ giải pháp giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả

 

   Theo TS.BS Nguyễn Trí Bình: “Sự kết hợp của các nguyên tố vi lượng như crom, kẽm, magie, selen với những thảo dược tốt cho bệnh tiểu đường như dây thìa canh, hạt methi, lô hội, mướp đắng sẽ giúp hạ và ổn định đường huyết an toàn, hiệu quả, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm trên tim, thận, mắt, thần kinh. Hiện nay, các thành phần trên đều đã có trong sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ.”

 

BoniDiabet + - Bí quyết giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường tuýp 2 từ thiên nhiên

   Sản phẩm BoniDiabet + được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, mang đến hiệu quả đột phá cho người bệnh tiểu đường nhờ công thức rất toàn diện, cụ thể bao gồm:

- Nhóm nguyên tố vi lượng: Magie, kẽm, selen, crom

   Đây là nhóm thành phần tạo nên sự khác biệt của BoniDiabet + so với các sản phẩm khác trên thị trường, giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn không cho đường huyết lên xuống thất thường, phòng ngừa biến chứng bệnh trên tim, thận, mắt, thần kinh:

+ Magie: Giúp tăng dự trữ glucose dưới dạng glycogen ở cơ và gan, điều hòa làm ổn định đường huyết, đồng thời giúp ổn định huyết áp.

+ Kẽm, chrom: Giúp làm tăng độ nhạy với insulin ở bệnh nhân tiểu đường, hạn chế các biến chứng trên tim, thận, tiểu cầu.

+ Selen: Nghiên cứu tại khoa sinh học đại học AnKaRa Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng minh vai trò của selen trong việc giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, thận, tiểu cầu, đặc biệt là biến chứng trên tim.

- Nhóm thảo dược: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội. Những thảo dược này giúp hạ đường huyết, hạ mỡ máu hiệu quả, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

- Acid alpha lipoic: Giúp tăng khả năng huy động đường huyết vào bắp thịt, kích hoạt chức năng điều chỉnh đường huyết của tụy tạng; bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ mù mắt và suy thận; cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong não bộ, từ đó ngăn ngừa tai biến mạch máu não

- Nhóm vitamin: Vitamin C, acid folic. Vitamin C giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, đồng thời giữ cho mao mạch và thành mạch máu vững chắc. Acid folic giúp giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch của người bệnh tiểu đường.

 

Thành phần toàn diện của BoniDiabet +

Thành phần toàn diện của BoniDiabet +

 

   Không chỉ có công thức toàn diện như trên, sản phẩm BoniDiabet còn được tối ưu hóa tác dụng nhờ công nghệ bào chế hiện đại - Microfluidizer. Công nghệ này giúp sản phẩm đạt sinh khả dụng có thể lên tới 100%, độ tinh khiết cao và độ an toàn tuyệt đối.

   Đặc biệt, chất lượng và độ an toàn của BoniDiabet + đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, sau 3 tháng sử dụng BoniDiabet + thì 96,67% bệnh nhân tiểu đường có cải thiện tốt và khá, đồng thời không xuất hiện bất kỳ tác dụng không mong muốn nào với người dùng.

   Nhờ đó, BoniDiabet chính là sự lựa chọn tối ưu cho người bệnh tiểu đường, giúp hạ và ổn định đường huyết một cách an toàn, đồng thời ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.

 

BoniDiabet + được hàng vạn người bệnh tiểu đường kiểm chứng hiệu quả

   Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, BoniDiabet + đã được hàng vạn người tiểu đường tuýp 2 tin tưởng, sử dụng và phản hồi tích cực. Dưới đây là một số lời chia sẻ của họ:

   Chú Tống Công Nghi (64 tuổi), ở xóm 6, thôn An Lão, xã An Lão, huyện Bình Lục, Hà Nam.

 

Chú Tống Công Nghi

Chú Tống Công Nghi - 64 tuổi

 

   Năm 2006, chú phát hiện mình bị bệnh tiểu đường tuýp 2, đường huyết lên tới 14.7 mmol/L rồi. Chú ăn uống kiêng khem và uống thuốc đầy đủ theo đơn của bác sĩ nhưng đường huyết không ổn định, lúc thì 9 mmol/L, lúc lại tụt quá mức. Một thời gian sau, chú bị biến chứng đục thủy tinh thể, phải lên bệnh viện mắt phẫu thuật đấy.

   May thay chú gặp BoniDiabet + của Mỹ khi đọc báo và xem tivi. Chú thấy nhiều người sử dụng phản hồi tốt nên mua về dùng kết hợp thuốc tây. Sau một thời gian uống BoniDiabet +, đường huyết của chú đã về được mức 6.4 mmol/L. Thấy vậy, bác sĩ đã giảm liều thuốc tây cho chú mà đường huyết vẫn luôn ổn định ở ngưỡng an toàn, mắt sáng rõ, người khỏe mạnh. Nhờ thế mà chú ăn uống thoải mái hơn, không phải kiêng khem nhiều như trước!

   Qua bài viết, hy vọng các bạn đã biết dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 1 như thế nào. Với thể bệnh này, sử dụng insulin là chỉ định điều trị bắt buộc. Tuy nhiên đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, ngoài việc uống thuốc tây y, người bệnh nên sử dụng thêm sản phẩm BoniDiabet + để ổn định chỉ số đường huyết hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc