Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không? Có phải mổ hay không?

Thứ tư, 01-03-2023 15:48 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Đau dây thần kinh tọa là căn bệnh vô cùng phổ biến, có thể bắt gặp từ độ tuổi 30 trở lên. Nó gây ra những cơn đau âm ỉ, hoặc nhói từng cơn ở phần thắt lưng khi người bệnh hoạt động, thậm chí là khi ho hoặc hắt hơi. Chính vì điều này, bệnh nhân thường xuyên lo lắng không biết rằng bệnh có nguy hiểm, và có cần mổ hay không? Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này nhé!

 

Đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không? Có phải mổ hay không?

 

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý đau dây thần kinh tọa

   Dây thần kinh tọa còn được gọi là dây thần kinh hông to. Đây là dây thần kinh xuất phát từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân, chi phối khả năng vận động và cảm giác ở các chi dưới. Mỗi bên chân sẽ có 1 dây thần kinh tọa tương ứng.

   Dấu hiệu đặc trưng nhất để nhận biết đau thần kinh tọa là cơn đau ở phần lưng dưới, tỏa ra xung quanh như: mông, mặt ngoài đùi, cẳng chân, khoeo chân, mắt cá và đến tận các ngón chân. Những cơn đau này đa phần thường chỉ ảnh hưởng đến một bên chân.

   Cơn đau diễn ra âm ỉ hoặc nhói từng đợt khi người bệnh hoạt động, ho, hắt hơi hay đi đại tiện. Một số người có biểu hiện đau dữ dội, nặng nề hoặc như điện giật, gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh cũng có thể gặp cả những triệu chứng khác như tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân và bàn chân.

 

Đau phần lưng dưới

Đau phần lưng dưới là dấu hiệu đặc trưng nhất của đau dây thần kinh tọa

    

Đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không?

   Như đã nhắc đến, trước tiên, người bệnh đau dây thần kinh tọa sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong công việc và sinh hoạt hàng ngày do cơn đau tăng lên khi hoạt động và chân bị tê yếu, mất đi sự chắc chắn và linh hoạt.

   Tuy nhiên, ảnh hưởng đáng nói nhất của đau dây thần kinh tọa phải kể đến là rối loạn chức năng ruột và bàng quang. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng đuôi ngựa - CES.

    Lúc này, người bệnh có khả năng mất cảm giác vùng chậu, rối loạn chức năng và cảm giác của bàng quang, trực tràng, từ đó gây bí tiểu, tiểu khó, đại tiểu tiện không tự chủ,...

 

Những ai có nguy cơ mắc phải đau dây thần kinh tọa?

   Nguyên nhân hàng đầu gây đau dây thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm cột sống, chèn ép vào dây thần kinh tọa và gây đau. Bên cạnh đó, thoái hóa và vôi hóa cột sống thắt lưng,... cũng là một trong những nguyên nhân khá thường gặp.

   Một số nguyên nhân khác có thể kể đến là chấn thương, viêm cột sống dính khớp, trượt đốt sống, nhiễm trùng đốt sống, hay hiếm gặp hơn là có khối u chèn ép, biến chứng do gãy xương chậu, mang thai,...

   Theo đó, một số đối tượng dễ mắc phải bệnh đau dây thần kinh tọa có thể kể đến như:

  • Người cao tuổi do cột sống thoái hóa, hình thành các gai xương, hay vôi hóa.
  • Người lao động nặng, bê vác, nâng đồ với khối lượng lớn như: bốc vác, lao công, vận động viên cử tạ,...
  • Người ngồi một chỗ quá lâu, ngồi sai tư thế trong thời gian dài (nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên, tài xế,...) dẫn đến thoái hóa, cong vẹo cột sống.
  • Người từng mắc các bệnh xương khớp, đặc biệt là liên quan đến đốt sống thắt lưng.
  • Người thừa cân, béo phì, mắc bệnh tiểu đường, lười vận động,...

 

Bê vác nặng, không đúng tư thế

Bê vác nặng, không đúng tư thế có thể khiến bạn bị đau dây thần kinh tọa

 

Đau dây thần kinh tọa có phải mổ không?

   Nếu bạn đang băn khoăn không biết rằng đau thần kinh tọa có phải mổ hay không, thì câu trả lời là có. Tùy theo từng trường hợp, mà bác sĩ sẽ chỉ định nội soi, sử dụng sóng cao tần, vi phẫu hoặc mổ mở và làm vững cột sống. Các phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng hiện nay gồm có:

  • Phẫu thuật cắt bỏ yếu tố chèn ép đệm dây thần kinh tọa như đĩa đệm bị thoát vị hoặc gai xương.
  • Phẫu thuật mở ống sống trong trường hợp ống sống bị hẹp.
  • Làm cứng đốt sống, nẹp vít cột sống nếu người bệnh bị chèn ép nặng do trượt đốt sống.

   Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng về điều này. Việc phẫu thuật chỉ diễn ra trong các trường hợp nặng, hay các phương pháp điều trị khác không còn hiệu quả. Nếu trong những trường hợp nhẹ, bạn sẽ được điều trị bằng cách:

  • Thay đổi các thói quen xấu: Tránh vận động mạnh, mang vác nặng, ngồi quá lâu một chỗ, ngồi sai tư thế,... 
  • Dùng thuốc các loại thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs, thuốc giãn cơ, giảm đau thần kinh, vitamin nhóm B hoặc mạnh hơn là tiêm corticoid ngoài màng cứng.
  • Vật lý trị liệu: Nằm ngủ đúng tư thế, chường nóng để giảm đau, ngâm mình với nước ấm, hoặc dùng các bài tập giảm áp lực cột sống thắt lưng, tập yoga, bơi lội,... để giúp cột sống được linh hoạt.
  • Các phương pháp khác: châm cứu, nắn khớp xương.

    Quá trình điều trị đau dây thần kinh tọa sẽ dễ dàng và cho kết quả cải thiện tốt hơn khi được phát hiện sớm. Do đó, nếu bạn nhận thấy mình có những triệu chứng và nằm trong những đối tượng dễ mắc bệnh, thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ sử dụng các biện pháp thử phản xạ gân xương, chụp MRI, CT scan,... để chẩn đoán, cũng như xác định mức độ phát triển của bệnh một cách chính xác nhất..

 

Phòng ngừa đau dây thần kinh tọa bằng cách nào?

   Phòng ngừa luôn là biện pháp tốt nhất để đối phó với các loại bệnh tật, bao gồm cả đau dây thần kinh tọa. Để tránh khỏi việc mắc phải căn bệnh này, bạn nên thực hiện những điều sau đây:

  • Tập thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng, không quá sức để nâng cao thể lực. Bạn hãy bắt đầu với các bài tập giúp tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự linh hoạt của cột sống. Lưu ý, bạn nên tránh những bài tập tác động mạnh đến cột sống, và tránh để chấn thương.
  • Thực hiện đúng tư thế khi mang vác, nâng, nhấc vật nặng. Khi ngồi, bạn nên giữ thẳng lưng, có thể sử dụng thêm các thiết bị hỗ trợ lưng dưới hoặc đơn giản hơn là đặt một chiếc gối mềm sau lưng.
  • Nếu phải ngồi lâu do tính chất công việc, thì bạn nên thỉnh thoảng đứng lên thay đổi tư thế và tập các động tác giúp giãn cơ thắt lưng trong vài phút.
  • Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh bằng cách: hạn chế uống rượu, bia, bỏ thuốc lá, ăn ít thực phẩm nhiều đường, tinh bột, mỡ động vật, đồ ăn chiên rán để tránh bị tăng cân,...
  • Giảm cân nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo phì, để giảm tải áp lực cho cột sống.
  • Đối với người bị bệnh tiểu đường thì cần giữ đường huyết ổn định ở mức an toàn. Bạn nên sử dụng sản phẩm BoniDiabet + để thực hiện điều này một cách dễ dàng nhất.

 

ngồi đúng tư thế

Bạn nên ngồi đúng tư thế để giúp phòng ngừa bệnh

 

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết để giúp quý độc giả trả lời được vấn đề “đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không? Có phải mổ hay không?”, cũng như cách phòng ngừa. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc