Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

COPD là bệnh gì? Các giai đoạn phát triển của COPD

Thứ bảy, 19-11-2022 09:36 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi tiếp xúc với các tác nhân ô nhiễm môi trường như khói thuốc lá, bụi, khí thải từ nhà máy trong thời gian dài, bạn sẽ có nguy cơ cao bị COPD. Theo các chuyên gia hàng đầu, bệnh lý này là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới, sau bệnh tim mạch và ung thư. Vậy COPD là bệnh gì? Các giai đoạn của bệnh tiến triển ra sao? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

 

COPD là bệnh gì?

COPD là bệnh gì?

 

COPD là bệnh gì?

   COPD là tên viết tắt của Chronic obstructive pulmonary disease - một bệnh lý mang tên phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh xảy ra do luồng không khí bị tắc nghẽn ở phổi, gây tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính. Chúng gồm 2 loại chính là:

Khí phế thũng

   Đây là dạng phổ biến nhất của COPD, xảy ra do phế nang bị tổn thương, vỡ và tạo các khoảng không khí lớn thay vì nhiều khe nhỏ. Tình trạng này làm giảm diện tích bề mặt của phổi, hạn chế lượng oxy từ phổi đến máu.

   Khi thở ra, các phế nang bị tổn thương suy giảm hoạt động, không đẩy được lượng khí cũ nghèo oxy ra ngoài, đồng thời lượng khí mới giàu oxy không có chỗ đi vào. Hệ quả là người bệnh cảm thấy khó thở, mệt mỏi.

Viêm phế quản mạn tính

   Viêm phế quản mãn tính xảy ra do bệnh viêm phế quản cấp tính không được điều trị dứt điểm mà tái đi tái lại nhiều lần, dẫn đến các ống phế quản bị tổn thương nghiêm trọng, gây đờm, ho, khó thở kéo dài.

 

Viêm phế quản mãn tính xảy ra do ống phế quản bị tổn thương nghiêm trọng

Viêm phế quản mãn tính xảy ra do ống phế quản bị tổn thương nghiêm trọng

 

   Dù là dạng bệnh nào thì hiện nay, y học toàn cầu chưa có cách để chữa khỏi dứt điểm COPD. Điều đáng ngại là tỉ lệ người mắc bệnh lại ngày một tăng cao do thói quen hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm môi trường. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2016 có khoảng 251 triệu ca mắc COPD, chiếm khoảng 12% dân số từ 40 tuổi trở lên. Ở Việt Nam, có đến 4,2% dân số mắc COPD. Đặc biệt, tỷ lệ mức độ bệnh trung bình và nặng của người Việt Nam trên 35 tuổi là 6,7%, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.

   Vì thế, việc phát hiện và điều trị COPD ngay từ giai đoạn đầu là rất quan trọng, không chỉ có hiệu quả cao trong việc giảm triệu chứng, mang lại cảm giác thoải mái mà còn kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Vậy bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có mấy giai đoạn phát triển?

 

Các giai đoạn phát triển của COPD

   Dựa vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, chức năng phổi và tần suất bùng phát đợt cấp, các chuyên gia chia COPD thành 4 giai đoạn phát triển, cụ thể là:

Giai đoạn 1

   Giai đoạn này nhiều người bệnh thường gặp tình trạng ho khan hoặc ho có đờm. Đôi khi, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở nếu gắng sức. Tuy nhiên các triệu chứng này khá nhẹ và thoáng qua, nhiều người chủ quan, không chú ý đến nó.

 

Ở giai đoạn 1, COPD thường bị ho khan hoặc ho có đờm

Ở giai đoạn 1, COPD thường bị ho khan hoặc ho có đờm

 

   Do đó, các chuyên gia khuyến cáo những người có thói quen hút thuốc lá hoặc sống, làm việc trong môi trường ô nhiễm nếu xuất hiện một trong các triệu chứng trên thì nên đến bệnh viện kiểm tra chức năng phổi.

   Nếu phát hiện COPD ở giai đoạn này, người bệnh có thể được kê thuốc giảm ho, long đờm, đồng thời bác sĩ sẽ đưa ra một số lời khuyên như:

- Bỏ hút thuốc lá, tập thể dục mỗi ngày, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh.

- Giữ môi trường sống sạch sẽ, phòng tránh các tác nhân gây hại như bụi, nấm mốc, khói, nước hoa,... tránh dùng hóa chất tẩy rửa mạnh.

- Trường hợp tính chất công việc buộc phải hít thở trong môi trường có chất lượng không khí kém, người bệnh nên xem xét sử dụng đồ bảo hộ, máy lọc khí.

- Tiêm phòng cúm định kỳ để tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm trùng đường hô hấp, khiến COPD tiến triển nặng.

Giai đoạn 2

   Ở giai đoạn 2, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Các triệu chứng xuất hiện thường xuyên hơn, bao gồm: Ho có đờm mạn tính, nặng hơn vào buổi sáng, người mệt mỏi, thở khò khè, khó thở, mất ngủ và giảm trí nhớ. Lúc này, chỉ số thể tích khí thở ra gắng sức trong một giây đầu tiên (FEV1) của bệnh nhân chỉ khoảng 50% đến 79%.

 

COPD giai đoạn 2, người bệnh hay mệt mỏi, thở khò khè

COPD giai đoạn 2, người bệnh hay mệt mỏi, thở khò khè

 

   Tùy các triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau như thuốc giảm ho, long đờm, kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn. Với những trường hợp cảm thấy khó chịu do thở yếu, bệnh nhân sẽ được kê thêm thuốc hít giãn phế quản.

   Trong giai đoạn này, người bệnh vẫn cần áp dụng các biện pháp điều trị, cộng thêm việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để kiểm soát bệnh hiệu quả.

Giai đoạn 3

   Khi chỉ số đo chức năng hô hấp còn khoảng 30-50% chứng tỏ COPD đã chuyển sang giai đoạn 3. Lúc này, tần suất cơn ho dày hơn, người bệnh hay nhức đầu vào buổi sáng, nhịp thở nhanh và giảm mức độ tỉnh táo, đồng thời dễ mắc thêm các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp khác.

 

Giai đoạn 3, người bệnh COPD phải dùng thuốc hít giãn phế quản thường xuyên hơn

Giai đoạn 3, người bệnh COPD phải dùng thuốc hít giãn phế quản thường xuyên hơn

 

   Hướng điều trị trong giai đoạn 3 là các bài tập thể dục hỗ trợ chức năng hô hấp như bài tập thở, yoga… kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hít steroid để giảm triệu chứng, liệu pháp oxy bổ sung cho trường hợp bị thiếu oxy khi nghỉ ngơi.

Giai đoạn 4

   Trong giai đoạn cuối của copd, những tổn thương ở phổi sẽ khó phục hồi. Điều này dẫn đến tình trạng phổi không còn khả năng cung cấp đủ oxy cho cơ thể, gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Theo đó, người bệnh bị khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, mức oxy trong máu thấp, nhức đầu, sụt cân, người mệt mỏi không có sức làm việc.

   Nghiêm trọng hơn, người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng của bệnh như tăng huyết áp, suy tim phải hoặc nhiễm trùng nặng. Tần suất lên cơn khó thở cấp tính cũng nhiều hơn, nguy cơ tử vong cao.

   Ở giai đoạn này, người bệnh thường được dùng liệu pháp oxy bổ sung, thậm chí là can thiệp phẫu thuật giảm thể tích phổi hoặc ghép phổi.

 

COPD giai đoạn 4, người bệnh phải dùng liệu pháp oxy mỗi ngày

COPD giai đoạn 4, người bệnh phải dùng liệu pháp oxy mỗi ngày

 

   Có thể thấy, các phương pháp điều trị mỗi giai đoạn COPD đều chỉ giảm triệu chứng, không tác động đến nguyên nhân gốc rễ của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Vì vậy mà rất nhiều người dù đã uống thuốc đầy đủ nhưng bệnh vẫn tái phát lại với mức độ nghiêm trọng hơn. Thực tế đó đòi hỏi, họ cần một biện pháp giải quyết căn nguyên gây bệnh COPD. 

 

Nguyên nhân gây bệnh COPD và cách xử trí

   Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh COPD là do phổi bị tổn thương bởi khói thuốc lá, không khí ô nhiễm và hóa chất độc hại. Chúng tấn công gây phá hủy các tổ chức trong phổi, làm suy giảm khả năng bảo vệ tự nhiên, tạo sẹo và tăng tiết đờm nhầy.

    Khi bị COPD, lá phổi của người bệnh đã rất yếu và dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây độc mới từ môi trường. Trong khi đó mỗi ngày, các tác nhân có hại từ môi trường ô nhiễm vẫn tiếp tục xâm nhập vào phổi thông qua việc hít thở.

   Hậu quả là, chức năng phổi ngày càng suy giảm, phế nang bị tổn thương nhiều, tình trạng viêm và hẹp đường thở cũng tồi tệ hơn. Và đặc biệt, nguy cơ mắc xuất hiện các đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng tăng lên gấp nhiều lần.

 

Nguyên nhân gây bệnh COPD là nhiễm độc phổi

Nguyên nhân gây bệnh COPD là nhiễm độc phổi

 

   Do đó, ngoài việc sử dụng thuốc tây y theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh COPD cần áp dụng thêm giải pháp giúp giải độc phổi. Khi lá phổi khỏe mạnh, các triệu chứng ho, đờm, khó thở sẽ giảm và đợt cấp cũng được phòng ngừa tái phát hiện quả.

   Hiện nay, giải pháp giúp giải độc phổi toàn diện nhất trên thị trường là BoniDetox của Mỹ.

 

BoniDetox - Giải pháp từ thiên nhiên giúp người bệnh COPD khỏe mạnh mỗi ngày!

   BoniDetox là sản phẩm được công ty Botania nhập khẩu từ Mỹ. Sản phẩm không chỉ giúp giảm triệu chứng, mà còn giải quyết nguyên nhân gây bệnh COPD, ngăn ngừa triệu chứng và đợt cấp tái phát.

   Cụ thể, BoniDetox có Baicalin chiết xuất từ hoàng cầm giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, kết hợp thêm cam thảo Italia, lá oliu, xuyên tâm liên giúp giải độc phổi theo nhiều cơ chế đột phá, ngăn ngừa tích lũy chất độc và giảm xơ hóa phổi. Nhờ đó BoniDetox giúp giải quyết nguyên nhân gây bệnh COPD.

  Tiếp theo, BoniDetox giúp bảo vệ phổi bằng cách kích hoạt lại hệ thống bảo vệ tự nhiên của phổi là lông chuyển và đại thực bào phế nang nhờ cúc tây và xuyên bối mẫu. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Alberta, Edmonton, Canada, chiết xuất cúc tây giúp tăng cường mạnh mẽ chức năng đại thực bào phế nang, tăng cường khả năng miễn dịch cho phổi.

 

Công thức toàn diện của BoniDetox

Công thức toàn diện của BoniDetox

 

   Để giảm các triệu chứng ho đờm, khó thở, BoniDetox kết hợp tỳ bà diệp, lá bạch đàn và bồ công anh. Đây là nhóm thảo dược có tác dụng giúp kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, giảm ho, tiêu đờm, thông thoáng đường thở, giảm khó thở. Khi các triệu chứng được khắc phục, người bệnh sẽ hạn chế việc phải sử dụng thuốc tây y.

   Thêm nữa, BoniDetox còn có Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản. Thành phần này giúp tăng thêm sức đề kháng cho phổi bằng cách tăng cường mạnh mẽ hoạt động của tế bào tiêu diện tự nhiên NK  – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư). Khi phổi khỏe, người bệnh sẽ giảm được nguy cơ tái phát các triệu chứng, chất lượng cuộc sống được nâng cao.

   Hy vọng bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc biết COPD là bệnh gì và các giai đoạn phát triển của nó. Để kiểm soát tốt bệnh này, ngoài việc sử dụng thuốc tây y, bạn nên uống thêm BoniDetox giúp giải độc phổi của Mỹ. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 trong giờ hành chính để được giải đáp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDetox 30v

360.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc