Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Chia sẻ kiến thức: Bệnh tiểu đường uống nước dừa được không?

Thứ tư, 23-10-2019 15:47 PM

Mục lục [Ẩn]

 

Nước dừa là một trong những loại thức uống bổ dưỡng mà rất nhiều người yêu thích, trong đó có cả những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên bệnh tiểu đường có được uống nước dừa không? Tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Bệnh tiểu đường uống nước dừa được không?

Bệnh tiểu đường uống nước dừa được không?

 

Nước dừa là gì?

Nước dừa là chất lỏng chứa trong quả dừa. Khi quả dừa già đi, nước dừa được thay thế bởi cùi dừa và không khí. Quả dừa non chứa rất ít cùi dừa, lớp cùi này mỏng, rất mềm và khá trong.

 

Nước dừa được dùng làm đồ uống phổ biến ở các nước nhiệt đới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á, các đảo Thái Bình Dương và Caribe.

 

Thành phần của nước dừa

Tùy thuộc vào từng loại dừa cũng như là kích thước của từng quả dừa mà thành phần của nước dừa sẽ thay đổi khác nhau. Nhưng theo nghiên cứu ước tính thì trong 100g nước dừa sẽ có thành phần dinh dưỡng là:

+3-4g chất đường bột.

+dưới 0,5g chất béo.

+0,5-1g protein.

+Ngoài ra, nước dừa còn chứa nhiều muối khoáng, kali, canxi và chloride

 

Những tác dụng của nước dừa với sức khỏe

Nước dừa tốt cho hệ tiêu hóa

 

  • Nước dừa chứa axit lauric, khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin. (Monolaurin giúp kháng vi-rút, kháng khuẩn, chống giun đường ruột, ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa) ở trẻ em và người lớn.

 

  • Những người bị táo bón, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa thông thường khác nên uống nước dừa ngày 2 lần (mỗi lần một cốc).

 

Nước dừa cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể

Nước dừa là một nguồn bổ sung hoàn hảo cho điện giải. Nó giàu hai muối thiết yếu là kali và natri, cùng với canxi, phốt pho, kẽm, mangan, sắt, đồng và các axit amin cơ bản.

 

Nước dừa có tác dụng giảm nguy cơ mất nước

+ Nước dừa chứa kali và các khoáng chất nên nó điều hòa dịch nội môi và bổ sung nước cho cơ thể. Vì vậy, nước dừa được dùng để điều trị chứng mất nước khi bị bệnh lỵ, tả, tiêu chảy, cúm và làm cân bằng chất điện phân.

 

+ Uống một cốc nước dừa mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bất thường của đường tiêu hóa, hồi phục cơ thể sau khi mất nước.

 

Nước dừa tốt cho tim mạch, giúp cải thiện tuần hoàn máu

  • Nước dừa chứa nồng độ kali và axit lauric cao, vì vậy nó rất hữu ích cho bệnh nhân huyết áp cao trong việc điều hòa huyết áp.

 

  • Nước dừa có thể giúp tăng nồng độ HDL-C (cholesterol tốt) và là một thứ nước tuyệt vời để duy trì sức khỏe tim mạch, cải thiện lưu thông máu bằng cách giãn nở huyết mạch, giảm hình thành cục máu đông nên sẽ giúp lưu thông trong máu tốt hơn

 

Nước dừa có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch

Nước dừa là một chất lỏng vô trùng ít calo và chất béo nhưng giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác. Các chất dinh dưỡng chính trong nước dừa bao gồm: acid lauric, chloride, và sắt, kali, magie, canxi, natri, và Phospho. Các thành phần này giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch, đồng thời giúp hấp thụ và cân bằng các chất lỏng bên trong của cơ thể.

 

Nước dừa có tác dụng ngăn ngừa sỏi thận

   Uống nước dừa thường xuyên có khả năng giúp tan một phần sỏi thận và đào thải ra ngoài cơ thể. Những người có vấn đề về thận nên uống bổ sung nước dừa kết hợp với các loại thuốc điều trị.

 

Nước dừa giúp làm đẹp da

   Chất cytokinin trong nước dừa giúp điều chỉnh sự phát triển tế bào da. Acid lauric làm giảm thiểu sự lão hóa của tế bào da, cân bằng độ PH và giữ cho các mô da liên kết mạnh mẽ, làm ẩm cho da.

Vì vậy mà bạn có thể thoa nước dừa lên vùng da xấu mỗi tối trước khi đi ngủ để giúp hạn chế mụn trứng cá, nếp nhăn, vết rạn, ngứa da và eczema.

 

Nước dừa giúp duy trì cân nặng

Nước dừa có khả năng ngăn ngừa hiện tượng đói, giúp bạn ăn ít hơn. Vì vậy, nước dừa hội đủ điều kiện như là một bữa ăn phụ lý tưởng cung cấp năng lượng và ít calo.

 

Bệnh tiểu đường uống nước dừa được không?

Nước dừa có rất nhiều lợi ích với sức khỏe, vậy câu hỏi đặt ra là người bệnh tiểu đường uống nước dừa được không?

 

   Như đã tìm hiểu về thành phần của nước dừa ở trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hàm lượng đường và chất béo trong nước dừa rất thấp, không hề đáng lo ngại một chút nào. Hàm lượng chất đường bột thấp sẽ không làm cho đường huyết tăng cao và chất béo ít sẽ không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hệ tim mạch. Ngoài ra, nước dừa còn có chỉ số đường huyết thấp (chỉ số Glycemic), chỉ trong khoảng 3, nên khi sử dụng nước dừa không làm tăng đột ngột mức đường huyết. Vì vậy mà người bệnh tiểu đường uống nước dừa hoàn toàn không phải lo lắng gì cả.

 

Tuy nhiên không phải vì thế mà người bệnh tiểu đường uống nước dừa một cách bừa bãi và vô tội vạ được, bởi cái gì dùng nhiều và lạm dụng cũng đều không tốt cho sức khỏe.  Người bệnh chỉ nên dùng một lượng nước dừa vừa đủ để đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhé.

 

Xem thêm: Mướp đắng, món ăn và bài thuốc thần kỳ với người bệnh tiểu đường

 

 

Lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Không những không tác động xấu, không gây hại mà theo nhiều chuyên gia uống nước dừa đúng cách còn mang đến rất nhiều công dụng và lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho người bị đái tháo đường.

  • Nước dừa có chứa kali và acid lauric có tác dụng điều hòa huyết áp, tăng lượng cholesterol tốt, giảm lượng cholesterol xấu ở trong máu, bảo vệ thành mạch… Từ đó ngăn chặn các biến chứng về tim mạch, giúp tăng cường sức khỏe hệ tim mạch.
  • Nước dừa làm tăng khả năng ổn định đường huyết trong cơ thể bệnh nhân: thành phần amino acid cùng chất xơ trong nước dừa sẽ giúp làm cản trở, làm chậm quá trình hấp thu đường tại niêm mạc ruột và làm tăng độ nhạy cảm của hormon insulin với tế bào, giảm sự đề kháng insulin.
  • Nước dừa còn là thức uống giúp giảm cân tốt cho những người bệnh tiểu đường có cơ địa béo phì thừa cân. Nước dừa chứa rất ít calo và chất béo nên có tác dụng giảm cân tốt. Đặc biệt là thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp đốt cháy rất nhiều calo, giúp người tiểu đường kiểm soát cân nặng hiệu quả. Uống nước dừa còn tạo cảm giác no khiến bạn ăn ít hơn và từ đó tốt cho việc giảm cân. Cân nặng đóng một vai trò quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường. Vì thế đây là một trong những công dụng hữu ích của nước dừa đối với bệnh nhân tiểu đường.
  • Thành phần vitamin và khoáng chất của nước dừa giúp các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể diễn ra một cách hiệu quả hơn.

 

Cách sử dụng nước dừa đúng cách với bệnh nhân tiểu đường

Như đã nói ở trên thì nước dừa tuy tốt nhưng cũng cần phải sử dụng đúng cách, không được lạm dụng quá nhiều. Nếu uống quá nhiều nước dừa  quá nhiều và thường xuyên thì có thể khiến cho cơ thể bị thừa kali và khiến cho hoạt động của tim bị rối loạn, rất nguy hiểm.

 

Theo Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thúy Mai (Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM): Nếu đường huyết trong máu đang ở mức quá cao thì bạn nên hạn chế uống nước dừa. Mặc dù trong nước dừa không chứa đường nhân tạo nhưng lại chứa lượng đường tự nhiên có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

 

Nếu thích uống nước dừa thì người bệnh tiểu đường tối đa mỗi ngày chỉ uống 1 quả (khoảng 250ml nước dừa). Đồng thời, uống nước dừa nguyên chất là tốt nhất, không nên thêm bất cứ thứ gì khác.

 

Một lưu ý nữa là người bệnh tiểu đường không nên ăn cùi dừa vì trong đó có chứa chất béo bão hòa, chất béo xấu ảnh hưởng không tốt đến tình trạng sức khỏe.

 

Thời điểm uống nước dừa hợp lý

Không nên uống hết lượng nước dừa tối đa trong một ngày vào một lúc mà hãy chia ra làm 2-3 lần trong ngày. Không nên uống nước dừa sau 7 giờ tối vì dễ gây hiện tượng khó tiêu.

 

Có nên uống nước dừa vào lúc đói không?

Đa số mọi người cho rằng không nên uống nước dừa lúc đói. Tuy nhiên các chuyên gia lại cho biết uống nước dừa đúng cách khi đói mang lại nhiều lợi ích. Khi đói, uống nước dừa,  nước dừa sẽ cung cấp thêm năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch, rất tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường có thể uống nước dừa vào lúc đói, tuy nhiên bạn cần uống từ từ, không uống vội vã, không uống nhiều trong cùng một lúc.

 

Tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?

Một nhóm đối tượng nữa cũng thường xuyên quan tâm đến việc có được uống nước dừa không đó là nhóm phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ. Vấn đề tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không được nhiều mẹ bầu quan tâm.

Các chuyên gia dinh dưỡng và nội tiết cho biết, khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu hoàn toàn có thể uống được nước dừa nhưng phải coi việc uống nước dừa như một bữa phụ trong ngày.

 

Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ cần chú ý gì khi uống nước dừa.

Ngoài những chú ý trong cách sử dụng nước dừa với các bệnh nhân tiểu đường được nêu trên, những thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ cần chú ý thêm những điều sau khi uống nước dừa:

  • 3 tháng đầu mang thai không nên uống nước dừa: Bởi đây là giai đoạn mẹ bầu thường phải đối mặt với chứng ốm nghén khi mang thai. Nước dừa sẽ khiến tình trạng nghén càng trầm trọng hơn. Đặc biệt, mẹ bầu không nên uống nước dừa khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi.
  • Phụ nữ cần hạn chế uống nước dừa vào buổi tối: Bởi nước dừa có tính hàn nên lợi tiểu nên khi mẹ bầu uống nước dừa vào buổi tối sẽ khiến đi tiểu đêm nhiều hơn, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
  • Với mẹ bầu đã từng bị suy nhược hay bị chứng huyết áp thấp thì nên tham khảo lời tư vấn từ bác sĩ điều trị trước khi quyết định uống nước dừa.

 

Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu nên lựa chọn những quả dừa còn ở trong buồng để lấy nước uống trực tiếp. Cứ uống dần dần, không nên uống nhiều cùng lúc, hạn chế uống cùng với đá và đặc biệt không nên uống nước dừa ngay khi vừa mới đi tập thể dục về hoặc đang mệt mỏi, đang nóng, vì dễ khiến cơ thể bị cảm.

 

Người bệnh tiểu đường cần chú ý điều gì về chế độ ăn uống

   Chế độ ăn uống là yếu tố rất quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nói chung là hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột), điều này có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng tăng đường huyết. Bệnh nhân tiểu đường cũng nên hạn chế đồ ăn chứa nhiều các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình. Bệnh nhân nên ăn thêm các loại hoa quả một cách hợp lý: nên ăn các loại hoa quả ít đường, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín...

 

   Tuy nhiên, nhiều người dù đã ăn kiêng khắt khe, thậm chí bỏ đói cơ thể nhưng đường huyết vẫn không ổn định, vẫn gặp biến chứng. Nhưng lại có những người ăn uống thoải mái hơn nhưng đường huyết vẫn tốt và vẫn sống khỏe với bệnh tiểu đường. Nguyên nhân chính của hiện tượng này chính là việc kiểm soát tốt đường huyết và chỉ số HbA1C. Chúng ta cùng tìm hiểu giải pháp giúp kiểm soát tốt đường huyết và chỉ số HBA1C ở phần dưới đây nhé.

 

Giải pháp kiểm soát tốt đường huyết và chỉ số HbA1C

Để kiểm soát tốt đường huyết và chỉ số HbA1C, các chuyên gia y tế khuyên rằng người bệnh tiểu đường cần chú ý những điều sau:

  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên

Lượng đường trong máu của bạn không cố định trong cả ngày mà dao động dựa trên lượng carbohydrate, chất béo, protein, các loại thuốc… mà bạn sử dụng. Vì vậy, bạn cần máy đo đường huyết, que thử và thiết bị để có thể đánh giá xem mình có đang kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả hay không.

  • Bổ sung nguyên tố vi lượng - Chìa khóa ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Nguyên tố vi lượng nằm trong thành phần các enzyme chuyển hóa đường, giúp ổn định đường huyết, chỉ số HbA1C, ngăn không cho đường huyết lên xuống thất thường, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, gan, thận , mắt, thần kinh. Từ đó chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường sẽ được cải thiện tốt hơn, bạn sẽ thoải mái hơn trong việc lựa chọn các món ăn, thức uống mình yêu thích.

 

Một số nguyên tố vi lượng cần thiết cho bệnh tiểu đường là:

  • Magie

      Theo một nghiên cứu khoa học của các chuyên gia tại trường Đại Học Harvard thực hiện năm 2010 về mối liên quan giữa nguy cơ mắc biến chứng bệnh tiểu đường type 2 và chế độ ăn giàu Magie đã chỉ ra rằng: Những người có chế độ ăn giàu Magie sẽ giảm nguy cơ gặp biến chứng tiểu đường type 2 so với người có chế độ ăn nghèo Magie.

  • Kẽm, Chrom

Nghiên cứu khoa học được thực hiện trong nhiều năm tại trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng BeltSville, Mỹ cho kết quả:  Kẽm và Chrom có tác dụng giúp giảm đường huyết, tăng độ nhạy insulin ở bệnh nhân tiểu đường, hạn chế các biến chứng trên tim mạch, võng mạc.

  • Selen

Nghiên cứu khoa học được thực hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ ra rằng, Selen có tác dụng giúp kiểm soát đường huyết, ngăn chặn các biến chứng bệnh tiểu đường hiệu quả trên tim, thận, tiểu cầu.

 

 Hiện nay các nguyên tố vi lượng quan trọng đó đã có mặt trong sản phẩm viên uống BoniDiabet của Mỹ và Canada.

 

BoniDiabet - Bí quyết vàng để sống khỏe với bệnh tiểu đường

BoniDiabet là sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường đặc biệt đến từ Mỹ và Canada, có khả năng phối hợp hoàn hảo giữa giữa các nguyên tố vi lượng trên và các thảo dược kinh điển cho bệnh tiểu đường như dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, lô hội…

Nhờ vậy mà BoniDiabet có công dụng:

  • Giúp hạ huyết nhanh, an toàn sau 1-2 tháng
  • Giúp ổn định đường huyết, giúp giảm và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên cả tim, gan, thận, mắt, thần kinh trung ương
  • Giúp giảm lipid, cholesterol máu

BoniDiabet là sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, tác dụng của BoniDiabet được đánh giá trên các phương diện:

  • Triệu chứng của tiểu đường: cảm giác khát và đi tiểu
  • Chỉ số đường huyết
  • Chỉ số HBA1C

Kết quả: Sau sử dụng BoniDiabet, kết quả tốt và khá chiếm tới 96.67% đồng thời không xuất hiện những tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng.

BoniDiabet được phân phối rộng rãi trên toàn quốc bởi công ty Botania, địa chỉ 169 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

 

Đánh giá BoniDiabet

“BoniDiabet có tốt không? BoniDiabet có hiệu quả không?” có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người khi đang chuẩn bị có ý định sử dụng BoniDiabet.  Để trả lời câu hỏi này, mời quý bạn đọc theo dõi chia sẻ của những bệnh nhân đã từng sử dụng BoniDiabet qua phần dưới đây.

 

=> Chú Bùi Văn Minh (59 tuổi ở số 666, tổ 2, Trung Sơn 1, p.Cẩm Sơn, Cẩm Phả, Quảng Ninh, sđt 0838.247.898):

“Năm 2008, chú phát hiện ra mình bị tiểu đường, đường huyết của chú lên tận 18.5; trong vòng 5,6 tháng mà sụt 8 cân. Chú dùng thuốc tây thì nhiều lúc thấy người cồn cào, hoa mắt chóng mặt nếu không ăn ngay cái gì đó là xỉu ngay. Mắt chú lúc nào cũng như có quầng đen trước mắt, chân thì tê bì không có cảm giác gì. Năm 2010, tình cờ chú đọc báo thấy có người dùng BoniDiabet mà ổn định nên dùng thử. Ban đầu, chú dùng 4 viên BoniDiabet kèm 4 viên thuốc tây. Sau 2 tháng đi đo, đường huyết xuống 7. Vì thế nên bác sĩ cũng giảm liều thuốc tây cho chú, bây giờ chú chỉ dùng 1 viên thuốc tây cộng với 2 viên BoniDiabet buổi sáng và 1 viên buổi tối mà đường huyết chỉ 6.8. Người chú cũng khỏe hơn, bây giờ được 65 cân rồi đấy, chú cũng không có tình trạng xỉu do tụt đường huyết nữa. Từ hồi dùng BoniDiabet đến nay đã được 6 năm, mắt chú lại còn sáng ra, chữ trên báo chú cũng đọc tốt chẳng cần kính, tay chân đỡ hẳn tê bì.”

 

Chú Bùi Văn Minh, 59 tuổi

Chú Bùi Văn Minh, 59 tuổi

 

=> Cô Nguyễn Thị Minh, 63 tuổi, đt 0355010847 ở tổ 3, phường Tân Bình, Tp Tam Điệp, Ninh Bình.

“Cô bị tiểu đường từ năm 2005, đường huyết tới 9 mmol/l, chân tay tê bì, trong vài tháng mà cô sụt tới 13 cân. Cô dùng Glucophar và gliclazide mỗi loại một viên mà đường huyết không hạ chút nào thậm chí đường huyết còn lên tới trên 10. Trong 2 năm 2011 và 2012 cô bị tai biến tới 2 lần. Năm 2013, cô biết tới BoniDiabet qua 1 bài báo. Cô dùng 4 viên BoniDiabet 1 ngày kèm thuốc tây. Đường huyết không hạ ngay lập tức đâu mà từ từ lắm, mỗi tháng giảm ít một, sau 3 tháng đường huyết xuống chỉ còn 4.9 thôi. Thích nhất là chân tay cô đã hết tê bì, mắt hết mờ, không bị tai biến lại lần nào nữa.”

 

Cô Nguyễn Thị Minh, 63 tuổi

Cô Nguyễn Thị Minh, 63 tuổi


 

=>Chú Hoàng Văn Hải, 52 tuổi, ở Trại Mới, Giáp Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang, SĐT 0983.090.165

Tôi bị tiểu đường 4 năm, đường huyết 12mmol/l. Dùng 2 viên thuốc tây mỗi ngày chú bị mệt, tê bì chân tay, mờ mắt. Sau khi dùng thêm BoniDiabet, đường huyết của tôi còn 6.0mmol/l, sau 4 tháng tôi đã hết hẳn những triệu chứng tê bì chân tay và mờ mắt. Người tôi rất khỏe mạnh, vận động đi lại bình thường, tới nay tôi chỉ còn dùng có 2 viên BoniDiabet và đã giảm được nửa liều thuốc tây mà đường huyết vẫn luôn là 6.0, không xuất hiện bất kỳ biến chứng nào nữa.”

 

Chú Hoàng Văn Hải, 52 tuổi

Chú Hoàng Văn Hải, 52 tuổi

 

Nước dừa là một loại thức uống rất tốt với sức khỏe. Qua bài viết, quý bạn đọc chắc hẳn đã giải đáp được câu hỏi “Bệnh tiểu đường có được uống nước dừa không?, tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?”. Nếu có bất kỳ khó khăn, thắc mắc gì về bệnh tiểu đường, mời bạn gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

 

Xem thêm: Yên tâm sống khỏe, không lo biến chứng bệnh tiểu đường

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc