Mục lục [Ẩn]
Quá trình lão hóa theo tuổi tác không chỉ làm mất đi vẻ đẹp tuổi xuân mà còn khiến con người phải đối mặt với nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới là một điển hình. Điều đáng ngại là bệnh này ít có triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện, muốn biết mình mắc ung thư hay không, bạn cần làm những xét nghiệm cụ thể như PSA. Vậy chỉ số PSA là gì? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!
Chỉ số PSA là gì?
Chỉ số PSA là gì?
PSA là một kháng nguyên đặc hiệu, được tiết ra từ các tế bào biểu mô của tuyến tiền liệt. Trong máu, phần lớn chúng đều gắn với các protein huyết tương. Chỉ có khoảng 30% PSA tự do, không có khả năng phân hủy protein. Dựa vào đặc điểm này mà ngành y học coi chỉ số PSA là dấu ấn của ung thư tiền liệt tuyến.
Tuyến tiền liệt là bộ phận chỉ có ở nam giới. Nó nằm ngay dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo, có nhiệm vụ sản sinh tinh dịch đồng thời hỗ trợ tinh trùng di chuyển.
Ung thư tiền liệt tuyến là bệnh thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Ở giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện. Muốn biết mình bị ung thư hay không, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra. Trong các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến, chỉ số PSA được coi là phương pháp cho tỷ lệ chính xác nhất.
Ý nghĩa của chỉ số PSA đối với nam giới
Ở nam giới trưởng thành khỏe mạnh, chỉ số PSA toàn phần trong máu rất thấp < 4 ng/mL. Tuy nhiên, kích thước tiền liệt tuyến gia tăng theo tuổi tác nên chỉ số này cũng thay đổi theo. Vì vậy, ứng với mỗi độ tuổi, tiêu chí đánh giá chỉ số PSA cũng khác nhau, cụ thể:
- Nam giới từ 40 – 49 tuổi: PSA ≤ 2.5 ng/mL
- Nam giới từ 50 – 59 tuổi: PSA ≤ 3.5 ng/mL
- Nam giới từ 60 – 69 tuổi: PSA ≤ 4.5 ng/mL
- Nam giới từ 70 – 79 tuổi: PSA ≤ 6.5 ng/mL
PSA thay đổi theo kích thước tuyến tiền liệt
Nồng độ PSA toàn phần trong máu tăng kéo theo nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới. Đối với những nam giới có mức độ PSA từ 4.1-10.0 ng/mL thì nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt là 25%, và tỷ lệ này tăng lên hơn 50% đối với những người có chỉ số PSA > 10 ng/mL.
Bên cạnh đó, người ta còn căn cứ vào tốc độ tăng PSA toàn phần để đánh giá nguy cơ mắc ung thư. Với nam giới có tốc độ tăng PSA toàn phần từ 0.75 ng/mL/năm trở lên có nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến cao. Ngược lại, với trường hợp PSA tăng nhưng tốc độ < 0.75 ng/mL/năm không có nguy cơ bị ung thư nhưng lại dễ bị bệnh tuyến tiền liệt lành tính.
Khi nào nên xét nghiệm chỉ số PSA?
Những trường hợp nên xét nghiệm chỉ số PSA bao gồm:
- Nam giới từ 50 tuổi trở lên.
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến tiền.
- Người đã và đang điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Tùy theo mức độ bệnh cụ thể, xét nghiệm PSA cần được thực hiện định kỳ sau khi điều trị ung thư tiền liệt tuyến từ 6 đến 36 tháng.
Người đã và đang điều trị ung thư tuyến tiền liệt nên xét nghiệm PSA định kỳ
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào nồng độ PSA trong máu tăng cao cũng bị ung thư tuyến tiền liệt. Một số bệnh lý khác như viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt lành tính, bí đái phải đặt sonde niệu đạo… cũng làm tăng chỉ số này. Phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh phổ biến nhất ở nam giới tuổi trung và cao niên: Phì đại tuyến tiền liệt.
Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh như thế nào?
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt là bệnh mà cơ thể nam giới tăng sản xuất hormone Dihydrotestosterone (DHT). DHT chủ yếu hoạt động trong tuyến tiền liệt, chúng kích thích các tế bào tuyến tăng sinh quá mức, dần hình thành bệnh.
Bởi vị trí đặc biệt của tuyến tiền liệt, nằm ở trước bàng quang và bao quanh ống niệu đạo nên khi phì đại, nó sẽ chèn ép vào hai bộ phận này. Điều đó gây ra hàng loạt các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu khó, bí tiểu… Khi kích thước tuyến quá lớn, người bệnh sẽ phải đối mặt với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như bí tiểu hoàn toàn, sỏi bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm đường niệu, suy thận…
Các tế bào tuyến tiền liệt phát triển quá mức, dần gây phì đại
Nhiều trường hợp người bệnh phì đại tuyến tiền liệt có chỉ số PSA tăng nhưng không phải ung thư. Tuy nhiên, kết quả đó cũng làm họ lo lắng, sợ bệnh lành tính chuyển sang ác tính. Vì vậy, họ luôn tìm giải pháp làm giảm chỉ số PSA.
Cách làm giảm chỉ số PSA cho người bệnh phì đại tuyến tiền liệt
PSA tăng sinh ở người bị phì đại tuyến tiền liệt là do bệnh này làm tăng số lượng các tế bào tuyến, nghĩa là có nhiều tế bào tạo ra kháng nguyên đặc hiệu. Vì vậy, họ cần áp dụng giải pháp có tác dụng đồng thời, vừa ức chế sự tăng sinh của tuyến tiền liệt, vừa làm giảm PSA.
Để cải thiện kích thước tuyến tiền liệt, bạn cần ngăn cơ thể tổng hợp DHT. Khoa học hiện đại đã phát hiện ra nhiều loại thảo dược như quả cọ lùn, vỏ anh đào Châu Phi, dầu hạt bí đỏ giúp ức chế enzyme 5 alpha- reductase. Đây là enzyme tham gia quá trình sản xuất DHT, khi nó bị giảm hoạt động, DHT sẽ ít được tổng hợp, từ đó giải quyết nguyên nhân gây bệnh.
Quả cọ lùn giúp ức chế tổng hợp DHT
Thêm nữa, các chuyên gia đã nhận thấy lycopen trong cà chua có tính oxy hóa rất mạnh, giúp giảm chỉ số PSA cho người bệnh phì đại tuyến tiền liệt.
Hiện nay, quả cọ lùn, vỏ anh đào Châu Phi, dầu hạt bí đỏ và lycopen đều đã có mặt trong sản phẩm BoniMen của Canada.
BoniMen - Sản phẩm hàng đầu dành cho người bệnh phì đại tiền liệt tuyến!
BoniMen được nhập khẩu nguyên lọ từ Canada. Sản phẩm có công thức toàn diện kết hợp giữa quả cọ lùn, hạt bí đỏ, vỏ anh đào Châu Phi, lycopen với công nghệ bào chế hiện đại, giúp tác động đến mọi khía cạnh của bệnh phì đại tuyến tiền liệt, phòng ngừa hiệu quả biến chứng của bệnh.
BoniMen - Công thức toàn diện giúp tác động đến mọi khía cạnh bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Công thức hoàn hảo của BoniMen bao gồm:
- Nhóm thảo dược giúp ức chế sản sinh DHT, co nhỏ kích thước tuyến tiền liệt đó là quả cọ lùn, hạt bí đỏ, vỏ anh đào Châu Phi.
- Nhóm thảo dược giúp chống viêm đường tiết niệu: Bồ công anh, cây tầm ma.
- Nhóm thảo dược giúp ức chế vi khuẩn bám dính vào thành niệu đạo, lợi tiểu, tăng đào thải vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu: Uva ursi, Cranberry, lá Buchu.
- Lycopen trong cà chua giúp giảm chỉ số PSA.
- Nhóm vitamin và nguyên tố vi lượng: Vitamin E, B6, Zn, Cu, Se,… giúp cải thiện và tăng cường chức năng tuyến tiền liệt, tăng cường sức đề kháng cho phái mạnh.
Công dụng của BoniMen
Các thành phần trên kết hợp với nhau mang đến tác dụng toàn diện: Vừa giúp co nhỏ kích thước tuyến tiền liệt (nhờ tác động trực tiếp vào nguyên nhân), vừa giúp tăng cường sức khỏe của cơ quan này. Từ đó, các triệu chứng rối loạn tiểu tiện sẽ được cải thiện rõ rệt sau khoảng 3-4 tuần sử dụng. Sau 3 tháng, kích thước tuyến được co nhỏ dần, từ đó giúp phòng ngừa hiệu quả biến chứng phì đại tiền liệt tuyến.
BoniMen được nâng cao chất lượng nhờ áp dụng công nghệ hiện đại
BoniMen được tối ưu hóa tác dụng nhờ công nghệ bào chế hiện đại Microfluidizer. Công nghệ này giúp đưa các thành phần về dạng phân tử hạt nano với kích thước siêu nhỏ. Điều đó giúp khả năng hấp thu của BoniMen lên đến 100%, hiệu quả thu được là cao nhất.
Phản hồi của người bệnh phì đại tuyến tiền liệt sau khi dùng BoniMen
Sau khi sử dụng BoniMen, hàng vạn khách hàng đã không còn lo lắng về bệnh phì đại tuyến tiền liệt nữa.
Bác Nguyễn Đức Du (72 tuổi, ở thôn Phú Thọ, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh cho biết: “Kích thước tuyến tiền liệt của tôi khi dùng BoniMen đã giảm được từ 45g xuống còn 19 gram. Tôi đi tiểu cũng thông thoáng hơn, không phải mất cả chục phút để đứng rặn như trước nữa. Nếu như trước đây mỗi tối tôi phải dậy đi tiểu đến 4-5 lần thì gần đây mỗi đêm tôi đi có 1 lần thôi”.
Chia sẻ của bác Nguyễn Đức Du
Chia sẻ của chú Đào Hồng Phú ở số 2 ngõ 7, thôn Cống Thôn, xã Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội: “Dùng BoniMen đủ liệu trình 3 tháng thì bệnh phì đại tuyến tiền liệt của tôi giảm rất rõ, tiểu đêm chỉ còn 1 lần, tình trạng tiểu són,tiểu nhỏ giọt cũng không còn. Tuyến tiền liệt của tôi giờ cũng chỉ còn 22 đến 23 gram, so với trước là 45 gram nên tôi rất mừng.”
Chia sẻ của chú Đào Hồng Phú
Chia sẻ của chú Đỗ Chiến Đậm (65 tuổi) ở số nhà 269, đường Hoàng Hữu Nam, P Tân Phú, Q 9, tp HCM: “Từ ngày dùng BoniMen, tôi chỉ còn bị tiểu đêm 1 lần, hiện tượng tiểu khó, tiểu rắt, tiểu không hết đã giảm gần như hoàn toàn. Sau 4 tháng, kích thước tuyến tiền liệt của tôi đã giảm từ 60gr xuống còn 34 gr thôi.”
Chia sẻ của chú Đỗ Chiến Đậm (65 tuổi)
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết thêm về chỉ số PSA và cách giảm chỉ số này cho người bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Để vừa kiểm soát bệnh, vừa không lo tăng PSA, sử dụng BoniMen của Canada là giải pháp hàng đầu dành cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Nam giới 30 phút đi tiểu một lần có sao không?
- Tổng hợp những cách giảm kích thước u phì đại tiền liệt tuyến