Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Chỉ số đường huyết của thực phẩm - Chỉ số người bệnh tiểu đường cần quan tâm

Thứ bảy, 19-03-2022 09:13 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa glucose mạn tính, được đặc trưng bởi tình trạng đường huyết tăng cao trong máu và bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chế độ ăn uống. Vì thế, người bệnh tiểu đường thường cân nhắc rất kỹ khi muốn ăn bất kỳ một loại thực phẩm nào. Chỉ số đường huyết của thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn thức ăn hàng ngày cho người bệnh tiểu đường. Những thông tin cần biết về chỉ số này sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng đón đọc.

 

Chỉ số đường huyết của thực phẩm là gì?

Chỉ số đường huyết của thực phẩm là gì?

 

Chỉ số đường huyết của thực phẩm là gì?

   Chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI) là thước đo khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn (như bánh mì trắng). Những thực phẩm có chỉ số GI càng cao sẽ càng làm tăng đường huyết nhanh sau ăn và ngược lại, thực phẩm có chỉ số GI càng thấp sẽ càng làm tăng đường huyết chậm sau ăn.

 

Phân loại chỉ số đường huyết của thực phẩm

   Chỉ số đường huyết của thực phẩm được phân loại thành 3 mức độ đó là: Thấp (GI<55); trung bình (56-74), cao (>75), cụ thể:

- Nhóm thực phẩm có chỉ số GI thấp: Bao gồm rau xanh, trái cây tươi (cam, táo, lê, đào, kiwi, dâu tây…), ngũ cốc nguyên hạt. Người bệnh tiểu đường nên tăng cường sử dụng nhóm thực phẩm này vì khi ăn sẽ làm đường huyết tăng chậm.

- Nhóm thực phẩm có chỉ số GI trung bình: Bao gồm các loại thực phẩm như khoai lang, khoai sọ, dứa, gạo lứt, bí đỏ….

- Nhóm thực phẩm có chỉ số GI cao: Bao gồm các loại thực phẩm như gạo trắng, yến mạch, bột dong, bí ngô, dưa hấu,... Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn những thực phẩm trong nhóm này.

   Theo khuyến cáo của Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ, người bệnh tiểu đường nên cân bằng chế độ ăn của mình bằng cách kết hợp giữa các món có chỉ số GI cao (bánh mì, gạo nguyên cám) và thấp (rau củ) với nhau.

 

  Chỉ số đường huyết của một số thực phẩm

Chỉ số đường huyết của một số thực phẩm

 

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của thực phẩm

   Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của thực phẩm, ví dụ như:

- Quá trình chế biến: Nước ép có chỉ số GI cao hơn trái cây tươi; khoai tây nghiền có chỉ số GI cao hơn khoai tây nướng cả củ…

- Phương pháp nấu nướng: Thực phẩm đun nấu kỹ và chế biến càng nhiều thì chỉ số đường huyết càng cao.

- Thành phần thực phẩm: Thực phẩm càng nhiều xơ (ví dụ như ngũ cốc nguyên hạt) thì sự tiêu hóa càng chậm nên sẽ có chỉ số đường huyết càng thấp.

- Cấu trúc tinh bột: Thành phần của tinh bột gồm amylose và amylopectin. Thực phẩm nhiều amylose (rau đậu, một số loại gạo) sẽ có chỉ số đường huyết thấp hơn vì cấu trúc của chúng là các vòng glucose gắn bó với nhau nên sẽ chậm tiêu hóa. Ngược lại, thực phẩm nhiều amylopectin (ví dụ khoai tây) sẽ có chỉ số đường huyết cao hơn vì cấu trúc gồm các vòng glucose lỏng lẻo, dễ tiêu hóa, mau đưa vào máu.

 

Một số lưu ý khác trong chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường

   Bên cạnh việc dựa vào chỉ số đường huyết của thực phẩm để lựa chọn thức ăn, người bệnh tiểu đường cần lưu ý:

- Phân chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ngoài 3 bữa chính sáng-trưa-tối, người bệnh nên ăn thêm những bữa phụ vào giữa các buổi.

- Trong các bữa ăn chính, người bệnh cần phân chia thực phẩm trong bữa ăn để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể: Đường, protein, lipid, vitamin, khoáng…, đồng thời không làm tăng đường huyết quá nhiều sau bữa ăn và không bị hạ đường huyết khi xa bữa ăn, cụ thể như sau:

+ Bữa sáng: 50% tinh bột, 25% hoa quả và 20% protein.

+ Bữa trưa: 50% rau xanh không chứa tinh bột, 25% tinh bột và 25% protein.

+ Bữa tối: Khẩu phần ăn được chia tương tự bữa trưa với 50% rau xanh không chứa tinh bột, 25% tinh bột và 25% protein.

- Trong các bữa ăn phụ, người bệnh tiểu đường nên hạn chế đồ ăn có chứa nhiều carbohydrate, đồ ăn vặt đóng gói sẵn, nhiều đường như snack, kẹo ngọt,... Thay vào đó, người bệnh nên ăn trái cây hoặc các đồ ăn vặt như đậu phộng, óc chó, hạnh nhân, hạt bí ngô,...

- Theo dõi đường huyết thường xuyên để điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp.

   Việc xây dựng và thực hiện một chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng cần thiết với bệnh nhân tiểu đường nhưng chưa đủ. Để kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tốt nhất, các bạn nên áp dụng kết hợp các biện pháp ngay sau đây.

 

Các biện pháp giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường

   Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn uống, người bệnh tiểu đường nên áp dụng các biện pháp như sau:

- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng, giảm liều, thay đổi thuốc hoặc ngừng thuốc đột ngột.

- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày bằng các môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức như: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,...

- Bổ sung các nguyên tố vi lượng cho cơ thể: Khoa học hiện đại đã tìm ra các nguyên tố vi lượng có hiệu quả trong việc giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường như: Magie, kẽm, crom, selen, cụ thể:

+ Nghiên cứu của các bác sĩ tại trường y tế cộng đồng đại học Harvard cho thấy Magie tham gia vào quá trình tạo glycogen của cơ và gan từ glucose máu, tham gia vào sự phân hủy glucose. Từ đó, giúp điều hòa hàm lượng đường trong máu.

+ Theo nghiên cứu của bác sĩ, tiến sĩ Richard A.Anderson tại trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng BeltSville: Kẽm và crom có tác dụng giúp tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin, ngăn ngừa biến chứng trên tim mạch, võng mạc.

+ Nghiên cứu của các bác sĩ tại khoa sinh học đại học AnKaRa, Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng minh rằng Selen giúp kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng trên tim, thận ở bệnh nhân tiểu đường.

 

Người bệnh tiểu đường cần bổ sung nguyên tố vi lượng cho cơ thể

Người bệnh tiểu đường cần bổ sung nguyên tố vi lượng cho cơ thể

 

   Hiện nay, các nguyên tố vi lượng kể trên đã được kết hợp hoàn hảo với nhiều thảo dược quý và các vi chất khác trong sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ, tạo nên công thức toàn diện, mang đến hiệu quả vượt trội cho người bệnh tiểu đường.

 

BoniDiabet + - Giải pháp tối ưu từ thiên nhiên cho người bệnh tiểu đường

Sản phẩm BoniDiabet + mang đến hiệu quả đột phá cho người bệnh tiểu đường nhờ công thức rất toàn diện, cụ thể bao gồm:

- Nhóm nguyên tố vi lượng: Magie, kẽm, selen, crom

Đây là nhóm thành phần tạo nên sự khác biệt của BoniDiabet +, giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn không cho đường huyết lên xuống thất thường, phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh.

- Nhóm thảo dược: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội.

Những thảo dược này giúp hạ đường huyết, hạ mỡ máu hiệu quả, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

- Acid alpha lipoic: Giúp bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ mù mắt và suy thận; phòng ngăn ngừa tai biến mạch máu não.

- Nhóm vitamin: Vitamin C, acid folic. Trong đó, vitamin C giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, đồng thời giữ cho mao mạch và thành mạch máu vững chắc. Acid folic giúp giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch của người bệnh tiểu đường.

 

Thành phần toàn diện của sản phẩm BoniDiabet +

Thành phần toàn diện của sản phẩm BoniDiabet +

 

   Mong rằng qua bài viết này, quý bạn đọc đã nắm được những thông tin cơ bản về chỉ số đường huyết của thực phẩm, đồng thời tìm ra biện pháp tối ưu giúp cải thiện bệnh tiểu đường đến từ BoniDiabet + của Mỹ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 18001044 để được giải đáp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc