Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Chế độ ăn uống khoa học cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Thứ tư, 13-04-2022 10:12 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tăng cường sức đề kháng, góp phần kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Ngược lại, nếu người bệnh ăn uống những thực phẩm không tốt thì bệnh tình sẽ trở nên trầm trọng hơn. Vậy cụ thể người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên ăn gì và kiêng gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

 

Chế độ ăn uống khoa học cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Chế độ ăn uống khoa học cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

 

Những thông tin cơ bản về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính?

   Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh lý đường hô hấp thường gặp, được đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn, ứ khí trong phổi do khí phế thũng (giãn phế nang) và/hoặc viêm phế quản mãn tính.

   Căn bệnh này gây ra các triệu chứng điển hình là: Ho khạc đờm nhiều, khó thở, tức ngực… Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh sẽ tiến triển nặng dần theo thời gian và có thể khiến người bệnh phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: Tăng áp lực động mạch phổi, tâm phế mạn, tràn khí màng phổi…

 

Khó thở là triệu chứng điển hình của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Khó thở là triệu chứng điển hình của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

 

   Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Cụ thể thông tin về việc người bệnh nên ăn gì và kiêng gì sẽ được chúng tôi trình bày trong phần tiếp theo của bài viết.

 

Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên ăn gì?

   Hoạt động hít thở hàng ngày của con người sẽ tiêu tốn năng lượng. Với người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, họ thường xuyên bị khó thở và phải thở gắng sức. Điều đó làm tiêu tốn nhiều calo hơn so với người bình thường có lá phổi khỏe mạnh, ngay cả khi nghỉ ngơi.

   Do đó để đảm bảo có đủ năng lượng để hoạt động trong ngày, người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm sau trong chế độ ăn hàng ngày:

Thực phẩm chứa carbohydrate giàu năng lượng

   Thực phẩm chứa carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho người bệnh COPD. Trong đó, carbohydrate phức hợp như ngũ cốc nguyên hạt có thể cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng lâu dài, tốt cho người bệnh COPD.

Thực phẩm chứa protein

   Protein đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể tạo ra các tế bào miễn dịch, từ đó giúp tăng cường sức đề kháng để người bệnh COPD chống chọi với bệnh tật tốt hơn. Đồng thời, protein cũng giúp duy trì sự khỏe mạnh cho các cơ hô hấp.

   Các thực phẩm giàu protein tốt cho người bệnh COPD bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt, đậu Hà Lan…

Thực phẩm chứa chất béo

   Chất béo có vai trò dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ bắp cũng như các hoạt động sống của cơ thể, đồng thời giúp vận chuyển và hấp thụ một số loại vitamin như A,E,D,K…

   Khi lựa chọn nguồn cung cấp chất béo cho chế độ ăn của mình, người bệnh COPD không nên sử dụng mỡ động vật mà nên chuyển sang dùng dầu thực vật, dầu oliu, cá béo, quả bơ,...  

Thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất thiết yếu

   Trái cây và rau xanh là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết. Đây là nguồn thực phẩm chứa chất chống oxy hóa tự nhiên, góp phần giúp thúc đẩy quá trình chữa lành và chống viêm nhiễm. Do đó, người bệnh COPD cần chú ý bổ sung trái cây và rau xanh trong chế độ ăn hàng ngày của mình.

 

Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây

Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây

 

   Bên cạnh đó, người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày để chất nhầy trong đường thở loãng ra, góp phần giúp đường thở thông thoáng hơn.

 

Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính kiêng ăn gì?

   Dưới đây là các thực phẩm người bệnh COPD cần tránh:

Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ

   Các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ khó tiêu nên thường khiến chúng ta bị đầy bụng, chướng hơi. Khi dạ dày bị phình to sẽ đẩy cơ hoành lên trên làm hạn chế khả năng mở rộng của phổi, gây khó thở.

   Do đó, người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên tránh xa các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ.

Rượu bia hay đồ uống có ga

   Cũng giống như các thực phẩm chiên rán, rượu bia hay đồ uống có ga sẽ làm cho bệnh nhân COPD khó tiêu, đầy tức bụng và tăng khó thở.

   Ngoài ra, rượu bia và đồ uống có ga còn làm tăng tốc độ lão hóa của cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như tim mạch, đái tháo đường, Alzheimer…

 

Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên hạn chế uống rượu bia

Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên hạn chế uống rượu bia

 

Thực phẩm chứa nitrat

   Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí European Respiratory Journal cho kết quả là: Các loại thực phẩm giàu nitrat có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, thậm chí có thể làm bùng phát các đợt cấp của bệnh.

   Vì vậy, người bệnh COPD cần hạn chế ăn các thực phẩm chứa nitrat như: Thịt xông khói, thịt nguội, giăm bông và xúc xích….

 

Một số lưu ý khác trong chế độ ăn của người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

   Bên cạnh việc lựa chọn những thực phẩm phù hợp trong bữa ăn hàng ngày, người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần lưu ý một số điểm sau trong chế độ ăn của mình:

- Chia nhỏ bữa ăn:

   Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không nên ăn quá no, mà nên chia nhỏ thành nhiều bữa (5 - 6 bữa nhỏ) trong một ngày. Điều này hạn chế làm đầy dạ dày một cách quá mức, giúp phổi có đủ chỗ để mở rộng, giúp bệnh nhân hít thở dễ dàng hơn.

- Chế biến thức ăn phù hợp:

   Khi chế biến thức ăn, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên nấu nhừ các thực phẩm để dễ nhai, tránh tình trạng khi ăn phải gắng sức. Khi ăn, người bệnh COPD nên ăn từng miếng nhỏ, nhai chậm và kỹ.

- Ăn chính vào bữa sáng:

   Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn bữa chính sớm nhất có thể với đầy đủ dinh dưỡng vào bữa sáng để cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong ngày. Với bữa tối thì người bệnh COPD chỉ cần ăn đơn giản để tránh mệt mỏi.

- Tư thế ngồi ăn:

   Khi ăn, người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên ngồi trên một chiếc ghế cao, thẳng lưng để hạn chế tình trạng khó thở.

   Một chế độ ăn uống khoa học góp phần quan trọng giúp kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nhưng chưa đủ. Vậy phải làm sao để cải thiện toàn diện bệnh lý này? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua phần tiếp theo của bài viết.

 

Đâu là giải pháp tối ưu cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính?

   Nhiễm độc phổi do khói thuốc lá, ô nhiễm không khí,... không những là nguyên nhân gốc gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mà còn là tác nhân khiến căn bệnh này ngày càng trầm trọng và khó điều trị hơn, gia tăng nguy cơ gặp các biến chứng như: Suy tim phải, tràn khí màng phổi, tăng áp lực động mạch phổi, ung thư phổi, đa hồng cầu,... Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ thì giải độc phổi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà người bệnh COPD cần làm.

   Chia sẻ về biện pháp giúp giải độc phổi hiệu quả, TS.BS Nguyễn Thị Sơn, Nguyên giảng viên trường Đại học Y Dược TPHCM cho biết: “Hiện nay có nhiều thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả vượt trội trong việc giúp giải độc phổi, loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương. Điển hình trong số đó có thể kể đến là xuyên tâm liên, lá oliu, cam thảo Italia, baicalin (trong hoàng cầm), cúc tây, xuyên bối mẫu, fucoidan từ tảo nâu… Để nâng cao hiệu quả, các nhà khoa học Mỹ đã sử dụng công nghệ bào chế hiện đại kết hợp tất cả các thảo dược trên với nhau, tạo ra viên uống BoniDetox rất thuận tiện khi sử dụng.”

 

Chia sẻ của TS.BS Nguyễn Thị Sơn về biện pháp giúp giải độc phổi hiệu quả

 

BoniDetox - Bí quyết sống khỏe của người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

   BoniDetox có sự kết hợp hoàn hảo của nhiều thảo dược tự nhiên, tạo thành công thức toàn diện, giúp giải độc phổi, khắc phục nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, từ đó làm giảm tần suất xuất hiện các đợt cấp, đồng thời giúp giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

   Cụ thể thành phần của BoniDetox bao gồm:

- Các thảo dược giúp giải độc phổi: Xuyên tâm liên, cam thảo Ý, lá Oliu và Baicalin (trong hoàng cầm).

- Các thảo dược giúp tăng cường khả năng bảo vệ của phổi: Xuyên bối mẫu, cúc tây.

- Các thảo dược làm giảm triệu chứng ho, đờm, khó thở: Tỳ bà diệp, bồ công anh, lá bạch đàn.

- Thành phần giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi, phòng ngừa nguy cơ ung bướu: Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản.

 

Thành phần toàn diện của BoniDetox

Thành phần toàn diện của BoniDetox

 

   Chế độ ăn uống khoa học cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết trên. Để cải thiện toàn diện bệnh COPD, BoniDetox chính là sự lựa chọn tối ưu dành cho bạn. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì khác, quý bạn đọc vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn các bạn!

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDetox 30v

360.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc