Mục lục [Ẩn]
Việc ăn gì, uống gì hằng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến lượng acid uric trong máu của người bệnh gút. Chính vì vậy, ở bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn có chế độ ăn giảm acid uric hiệu quả, khoa học và đơn giản nhất. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Chế độ ăn giảm acid uric khoa học nhất cho người bệnh gút
Chế độ ăn giảm acid uric khoa học nhất cho người bệnh gút
Acid uric là chỉ số quan trọng nhất với người bệnh gút. Khi nồng độ chất này trong máu tăng cao nghĩa là bạn đang không kiểm soát tốt bệnh của mình, nguy cơ gặp cơn gút cấp và biến chứng trên thận, khớp sẽ cao hơn rất nhiều so với người đưa được acid uric về ngưỡng an toàn. Và để hạ acid uric, việc đầu tiên bạn cần làm là kiêng khem một cách hợp lý.
Sẽ rất khó để xây dựng một thực đơn cụ thể từng ngày cho người bệnh gút vì khẩu vị, sở thích của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự lên thực đơn hàng ngày cho mình sau khi nắm được các nguyên tắc trong chế độ ăn giảm acid uric sau đây.
Chế độ ăn giảm acid uric cần hạn chế các thực phẩm giàu đạm
Nếu như người bệnh tiểu đường cần kiêng đồ ngọt và thực phẩm giàu tinh bột thì người bệnh gút lại cần kiêng những món ăn giàu đạm.
Các loại thực phẩm giàu đạm khi vào cơ thể dưới sự xúc tác của enzyme xanthine oxidase sẽ được cắt nhỏ thành các acid amin -> nhân purin -> xanthin -> acid uric. Như vậy, khi ăn các thực phẩm giàu đạm chính là người bệnh đang cung cấp nguyên liệu để cơ thể tạo ra nhiều acid uric hơn, từ đó làm tăng tần suất xuất hiện cơn gút cấp, đồng thời đẩy người bệnh gút tiến dần đến với những biến chứng nguy hiểm.
Do đó, nguyên tắc đầu tiên bệnh nhân gút cần thực hiện trong chế độ ăn uống hàng ngày chính là giảm các thực phẩm giàu đạm như:
- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt chó, thịt cừu, thịt trâu,...
- Hải sản: Mực, hàu, tôm, sò huyết....
- Nội tạng động vật: Lòng, tim, gan, mề…
- Các loại đậu hạt
- Trứng cút lộn, trứng vịt lộn
Chế độ ăn giảm acid uric cần hạn chế thịt đỏ
Chế độ ăn giảm acid uric cần kiêng sử dụng rượu bia
Để hạ acid uric thì người bệnh cần hạn chế tối đa việc uống rượu bia. Khi uống rượu bia, ethanol vào trong cơ thể sẽ chuyển hóa tạo ra nhiều sản phẩm có gốc acid, trong đó có acid acetic. Acid này sẽ cạnh tranh với acid uric, làm giảm đào thải acid uric ra ngoài dẫn tới tăng ứ đọng muối urat ở các tổ chức, khiến bệnh gút trầm trọng hơn.
Ngoài ra, bia còn là đồ uống giàu nhân purin, người bệnh gút uống nhiều bia sẽ làm tăng tổng hợp acid uric trong cơ thể dẫn đến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Đây chính là lý do vì sao sau mỗi bữa nhậu, người bệnh sẽ dễ gặp các cơn gút cấp.
Người bệnh gút cần kiêng uống bia
Chế độ ăn giảm acid uric nên hạn chế ăn đồ dầu mỡ
Nếu ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ, chúng sẽ hấp thu vào cơ thể làm giảm khả năng đào thải acid uric, nhất là các loại mỡ động vật.
Ngoài ra, việc ăn nhiều mỡ động vật còn làm tăng khả năng xơ vữa động mạch, béo phì và tăng nguy cơ đột quỵ... Do đó, thay vì các thực phẩm chiên rán, bệnh nhân gút nên chế biến chúng bằng cách hấp, luộc nhiều hơn, và sử dụng dầu thực vật thay cho dầu động vật.
Chế độ ăn giảm acid uric nên hạn chế ăn đồ dầu mỡ
Chế độ ăn giảm acid uric nên tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả tươi
Bệnh nhân gút nên tăng cường bổ sung rau xanh và hoa quả tươi trong chế độ ăn uống hàng ngày, đặc biệt là rau cần tây và lá tía tô. Hai thực phẩm này có tác dụng giúp giảm nhẹ acid uric trong máu, rất tốt cho người bệnh gút.
Tuy nhiên, nếu ăn với một lượng nhỏ mỗi ngày bạn sẽ rất khó thu được tác dụng giúp giảm acid uric. Vì vậy, với cần tây bạn nên xay sinh tố, cho thêm một chút đường để uống mỗi ngày. Với tía tô, bạn có thể phơi khô, hàng ngày sắc uống thay nước.
Cây tía tô tốt cho người bệnh gút
Bạn cần lưu ý, mặc dù rau xanh tốt cho bệnh nhân gút nhưng không phải tất cả đều có lợi cho họ. Một số loại rau có tốc độ tăng trưởng nhanh như: Nấm, giá đỗ, măng tây… hoặc các loại đậu hạt (đậu xanh, đậu đen, đậu cove) thì người bệnh gút cũng nên tránh xa bởi chúng sẽ làm tăng tổng hợp acid uric trong cơ thể, khiến bệnh trở nặng thêm.
Các phương pháp giúp hạ nhanh acid uric
Trong khi thực hiện chế độ ăn giảm acid uric như trên bản chất là chủ yếu ngăn các yếu tố làm tăng nồng độ chất này trong máu thì các phương pháp sau đây sẽ tác động một cách mạnh mẽ, khiến lượng acid uric trong máu giảm nhanh và hiệu quả.
Ức chế enzym xanthin oxidase để hạ acid uric
Để xúc tác chuyển hóa nhân purin thành acid uric, một enzym đóng vai trò quan trọng đó là enzym xanthin oxidase (XO). Khi ức chế được enzym này, chúng ta sẽ ức chế được việc hình thành acid uric trong máu.
Enzym xanthin oxidase xúc tác cho phản ứng cuối cùng tạo thành acid uric trong cơ thể
Hiện nay, có các thuốc hạ acid uric tác động theo cơ chế này đó là febuxostat, allopurinol. Nhưng chúng lại gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, hại gan thận.
Khoa học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh những thảo dược tự nhiên như hạt cần tây, quả anh đào đen, chiết xuất hạt nhãn rất hiệu quả trong việc giúp ức chế enzym xanthin oxidase. Vì vậy, sử dụng những sản phẩm có chứa chiết xuất của các thảo dược này chính là cách làm giảm acid uric trong máu vừa hiệu quả vừa an toàn.
Tăng thải acid uric qua đường niệu
Dùng một số thảo dược có tác dụng giúp lợi tiểu như bách xù, trạch tả, xa tiền tử (hạt mã đề), ngưu bàng tử sẽ giúp tăng thải acid uric trong máu qua đường niệu.
Dược liệu trạch tả giúp lợi tiểu, tăng thải acid uric ra ngoài cơ thể
Trung hòa acid uric trong máu
Với tính acid của mình, acid uric trong máu có thể được trung hòa bởi một số chất có tính kiềm. Dùng nước kiềm có pH = 8 được nhiều người bệnh gút áp dụng. Khoa học hiện đại đã chứng minh hạt cần tây không chỉ giúp ức chế XO mà còn có tính kiềm, giúp trung hòa acid uric trong máu hiệu quả.
Hiện nay, tất cả những thảo dược cho hiệu quả tốt nhất trong việc giúp hạ acid uric trong máu như anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn, trạch tả... đều đã được kết hợp trong sản phẩm BoniGut + của Mỹ.
Sản phẩm BoniGut
BoniGut + - Giúp hạ acid uric trong máu hiệu quả nhờ cơ chế toàn diện nhất
BoniGut + là sự kết hợp tuyệt vời của 12 loại thảo dược tự nhiên giúp hạ acid uric máu và giảm đau, chống viêm hiệu quả, mang lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh gút. Công thức thành phần toàn diện bao gồm:
- Quả anh đào đen, hạt cần tây và hạt nhãn: Có tác dụng rất hiệu quả trong việc giúp ức chế enzyme xanthine oxidase (enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp acid uric), từ đó ức chế sự tạo thành acid uric. Ngoài ra, chiết xuất hạt cần tây còn có tính kiềm giúp trung hòa acid uric trong máu hiệu quả.
- Trạch tả, bách xù, ngưu bàng tử, hạt mã đề: Có tác dụng giúp lợi tiểu, làm tăng đào thải acid uric trong máu qua đường nước tiểu.
- Gừng, tầm ma, húng tây, bạc hà, kim sa: Có tác dụng giúp chống viêm, giảm đau theo nhiều cơ chế khác nhau, giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm đau trong cơn gút cấp.
Với các thành phần toàn diện như trên, BoniGut + vừa giúp hạ acid uric trong máu, vừa giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả. Khi nồng độ acid uric máu hạ về ngưỡng an toàn sẽ giúp ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát hiệu quả và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh gút. Lúc này, chế độ ăn giảm acid uric của người bệnh gút cũng sẽ bớt hà khắc hơn.
Hiệu quả của BoniGut + còn được tối ưu hóa bởi công nghệ bào chế siêu nano Microfluidizer. Công nghệ này giúp các tinh chất thảo dược trong BoniGut + có kích thước siêu nhỏ (<70nm). Nhờ đó, chúng dễ dàng được hấp thu vào cơ thể, sinh khả dụng có thể lên đến 100%, tác dụng thu được là tối ưu.
Dùng BoniGut + - Hàng vạn người đã thu được hiệu quả ngoài mong đợi
Những phản hồi của người dùng BoniGut + ngay sau đây sẽ giúp bạn biết được BoniGut có tốt không, từ đó có cho mình quyết định đúng đắn nhất.
Chú Mai Hoàng (71 tuổi, trú tại số 39 Lý Tự Trọng, khu đô thị Nam Trung Giang, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam cho biết: “Nhờ dùng BoniGut + của Mỹ mà 4 năm nay tôi chưa bị đau gút cấp lần nào. Chứ như trước đây á, dù đã áp dụng chế độ ăn giảm acid uric rất nghiêm ngặt và dùng thuốc đều đặn mà tôi mỗi lần đau là kéo dài tới 5-7 ngày, sau khi hết đau thì chỉ 2-3 ngày sau nó lại đau lại. Acid uric cũng lên tới 520µmol/l. Giờ thì không chỉ chân êm đâu mà chỉ số acid uric của tôi cũng về an toàn rồi”.
Chia sẻ của chú Mai Hoàng, 71 tuổi
Bác Hoàng Xuân Quyền, 75 tuổi, trú tại đội 4, thôn Quảng Yên, xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội cũng đã không còn bị đau gút cấp, acid uric về an toàn nhờ sử dụng BoniGut +. Bác Quyền cho biết thêm: “Ngày trước, acid uric của bác lên đến 593µmol/l cơ. Dù áp dụng mấy cái chế độ ăn giảm acid uric nó chẳng hạ được chút nào, nhưng bác vẫn phải kiêng vì nếu không thì nó lại tăng vọt lên đến sáu bảy trăm cơ. Bác đau lắm, mỗi lần lên cơn gút cấp là chân nó nóng và sưng lên như mình đổ nước sôi vào, nhói và nhức kinh khủng. Ấy thế mà dùng BoniGut + được một thời gian, bác đã không bị lên cơn gút cấp nào nữa. Acid uric cũng về 405µmol/l. Giờ thì bác chẳng còn sợ bệnh này nữa rồi”.
Chia sẻ của bác Hoàng Xuân Quyền, 75 tuổi
Như vậy, đến đây chắc hẳn bạn đã có cho mình chế độ ăn giảm acid uric trong máu hiệu quả và khoa học nhất. Sản phẩm BoniGut + với cơ chế tác động toàn diện lên quá trình chuyển hóa và thải trừ acid uric trong máu sẽ là giải pháp tối ưu giúp bạn kiểm soát tốt bệnh gút của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM: