Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Chế độ ăn cho người tiểu đường - ăn gì, kiêng gì, tập luyện như thế nào?

Thứ sáu, 06-03-2020 08:38 AM

Mục lục [Ẩn]

Việc tuân thủ một chế độ ăn và tập luyện theo hướng dẫn là điều bắt buộc với bệnh nhân tiểu đường. Bởi đường huyết chỉ có thể về ngưỡng an toàn, biến chứng tiểu đường được ngăn chặn khi kết hợp các phương pháp điều trị khác cùng chế độ ăn uống tập luyện khoa học. Vậy chế độ ăn cho người tiểu đường là gì? Người bệnh cần tập luyện như thế nào? Đọc bài viết này để có cho mình cách ăn uống tập luyện tốt nhất nhé!

 

Chế độ ăn cho người tiểu đường

Chế độ ăn cho người tiểu đường

  1. Bệnh tiểu đường chịu ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn uống, tập luyện

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính dẫn tới lượng đường trong máu tăng cao đồng thời các tế bào bị thiếu năng lượng để hoạt động, gây ra các triệu chứng và biến chứng.

Bệnh do tuyến tụy không bài tiết được insulin dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối (tiểu đường tuýp 1), tụy không tiết đủ insulin hoặc cơ thể giảm nhạy cảm với insulin hoặc cả 2 (tiểu đường tuýp 2).

Chế độ ăn không hợp lý là 1 trong những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường cũng như bệnh tiểu đường chịu ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn uống, tập luyện. Nếu đơn thuần chỉ dùng thuốc mà không thực hiện kiêng khem hay tập luyện thể lực theo hướng dẫn, bệnh sẽ khó được cải thiện, thậm chí tiến triển nặng hơn và xuất hiện những biến chứng nguy hiểm.

  1. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường

Cần xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.
  • Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
  • Đủ chất đạm, béo, bột, vitamin và các chất khoáng, đủ nước.
  • Duy trì được cân nặng lý tưởng.
  • Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.

 

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường

 

  1. Chế độ ăn cho người tiểu đường

Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 tương tự nhau. Chế độ ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường cần:

  • Bữa sáng: Thực đơn dành cho người tiểu đường trong bữa sáng cần phải cân bằng dinh dưỡng với 50% tinh bột, 25% hoa quả và 20% protein. Lượng thức ăn cho bữa sáng cần cung cấp khoảng 20% tổng nhu cầu năng lượng trong ngày

 

Người bệnh tiểu đường không được bỏ bữa sáng

Người bệnh tiểu đường không được bỏ bữa sáng

  • Bữa trưa: Bữa trưa nên gồm 50% rau xanh không chứa tinh bột, 25% khẩu phần tinh bột và 25% protein, cung cấp khoảng 25% tổng nhu cầu năng lượng trong ngày. Người bệnh nên ăn xà lách, cà chua, đậu đen, ngô, ớt đỏ, thịt nạc thăn hoặc thịt gà bỏ da. Có thể ăn cơm, ngũ cốc, bánh mì kèm salad rau, bưởi đỏ, táo, kiwi,…
  • Bữa tối: Khẩu phần ăn được chia tương tự như bữa trưa gồm: 50% rau xanh không chứa tinh bột, 25% khẩu phần tinh bột và 25%, cung cấp khoảng 25% tổng nhu cầu năng lượng trong ngày. . Người bệnh nên cá hồi, cá trích, cá ngừ, đậu phụ, cải xanh, đậu hà lan, cà chua,… trong bữa tối.
  • Bữa phụ: Các bữa phụ được xen kẽ giữa các bữa chính, mỗi bữa cung cấp khoảng 10% tổng năng lượng/ngày. Người bệnh nên hạn chế các đồ ăn nhẹ chứa nhiều chất carbohydrate thay vào đó là các loại trái cây hoặc các loại đồ ăn vặt như đậu phộng, hạnh nhân, óc chó, hạt bí ngô. Không nên ăn đồ đóng gói sẵn, nhiều đường như snack, kẹo ngọt,...

 

  1. Lựa chọn thức ăn dành cho người tiểu đường - cần chú ý chỉ số GI

 

Chọn thực phẩm dựa trên nguyên tắc: phải cung cấp đủ glucid, protid và lipid, chất béo, bột, vitamin trong ngày. Các thực phẩm cung cấp các chất trên cần có chỉ số GI thấp hoặc kết hợp các thực phẩm có chỉ số GI phù hợp.

 

Chỉ số GI là gì?

GI là chỉ số đường huyết của thực phẩm, là thước đo khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn (như bánh mì trắng). Giá trị của chỉ số đường huyết được xếp loại thành THẤP (<55), VỪA (56-74) và CAO ( >75)

 

GI là chỉ số đường huyết của thực phẩm, là thước đo khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn

 

Theo khuyến cáo từ Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ, nên cân bằng chế độ ăn cho người tiểu đường bằng cách kết hợp giữa các món có chỉ số GI cao (bánh mì, gạo nguyên cám) và thấp (như rau củ) với nhau.

Một số thực đơn cho người tiểu đường

Thực đơn 1:

  • Bữa sáng: Một tô phở gà vừa phải (Bánh phở 70g, 30g thịt gà, 30g giá đỗ) + hai múi bưởi đỏ.
  • Bữa phụ sáng: 140ml sữa loại dành cho người bị tiểu đường.
  • Bữa trưa: 1 bát cơm nhỏ + Canh bí đỏ thịt nạc ( 80g bí đỏ, 5g thịt nạc)+ Chả trứng ( 27g thịt nạc, nửa quả trứng, nấm mèo, bún tàu…) + Salad dưa leo, cà chua + 1 miếng dưa hấu 150g.
  • Bữa phụ chiều:  1 bánh bông lan nhỏ.
  • Bữa tối: Một bát cơm + Canh cải xoong tôm ( 10g tôm, 50g cải soong) + Thịt kho sốt cà chua đậu hũ ( đậu hũ 50g, thịt 25g, nấm mèo 5g, cà chua 3 quả.) + Dưa cải, dưa giá 100g + 3 trái quả táo nhỏ.
  • Bữa phụ tối: 230ml sữa dành cho người bị tiểu đường.

Thực đơn 2:

  • Bữa sáng: Một đĩa bánh cuốn vừa ( 26g bột gạo, 26g thịt nạc, 20g chả, dưa leo, hành phi, nước mắm) + 60g dứa.
  • Bữa phụ sáng: 140ml sữa loại dành cho người bị tiểu đường.
  • Bữa trưa: 1 tô vừa hủ tíu bò kho ( 50g hủ tíu, 80g thịt bò, rau giá,…) + 150g dưa hấu.
  • Bữa phụ chiều: 100g dưa lê.
  • Bữa tối: 1 bát cơm + Canh phụ hẹ thịt ( 20g thịt nạc, 20g đậu phụ, 30g hẹ) + Mực nhồi thịt sốt cà chua (50g mực, 30g thịt, 5g dầu thực vật) + rau cải xào tỏi (100g rau cải, 5g dầu thực vật) + Nửa trái ổi.
  • Bữa phụ tối: 230ml sữa dành cho người bị tiểu đường.

 

Chế độ ăn cho người tiểu đường cần đủ protid, glucid và lipid

Chế độ ăn cho người tiểu đường cần đủ protid, glucid và lipid

Thực đơn 3:

  • Bữa sáng: 1 tô nhỏ hoành thánh (16g hoành thánh, 13g thịt nạc, giá đỗ) + Nửa quả vú sữa.
  • Bữa phụ sáng: 140ml sữa loại dành cho người bị tiểu đường.
  • Bữa trưa: 1 chén cơm + Canh cua mồng tơi, rau dền (50g cua đồng, 50g mồng tơi, rau dền) + Tôm rang hành (50g tôm, 30g hành khô, 6g dầu thực vật) + 2 quả hồng chín.
  • Bữa phụ chiều: 1 hũ sữa chua không đường.
  • Bữa tối: 1 bát cơm + 1 canh bí xanh thịt nạc (50g bí đao, 5g thịt nạc) + Mướp đắng xào trứng ( 70g khổ qua, nửa quả trứng, 2,5 g dầu thực vật) + ½ quả táo.
  • Bữa phụ tối: 230ml sữa dành cho người bị tiểu đường.
  1. Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

Tháp dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường giúp bạn lựa chọn thực phẩm khôn ngoan và dễ dàng hơn.

Thực phẩm được chia thành 4 nhóm dựa trên thành phần cấu tạo của chúng (nhóm bột đường, nhóm rau quả, nhóm thịt cá đạm, và nhóm chất béo, mỡ).

 

Hình ảnh: Tháp dinh dưỡng, Trung tâm dinh dưỡng TP HCM

Hình ảnh: Tháp dinh dưỡng, Trung tâm dinh dưỡng TP HCM

 

  1. Người bệnh tiểu đường nên kiêng gì?

Trong các bữa ăn hàng ngày, người tiểu đường lưu ý hạn các loại thực phẩm sau:

  • Gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng
  • Các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả...
  • Thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, lòng đỏ trứng kem tươi, dầu dừa,...
  • Các loại bánh kẹo ngọt, mứt, siro, các loại nước có ga, cà phê, chè, rượu bia…

 

Người bệnh không được ăn các loại hoa quả sấy khô hay các loại mứt

Người bệnh không được ăn các loại hoa quả sấy khô hay các loại mứt

 

  1. Chế độ tập luyện cho người bệnh tiểu đường

Tập luyện sẽ làm cho cơ bắp vận động, thúc đẩy các bộ phận trong cơ thể và cơ bắp tận dụng hết lượng đường dư thừa, giúp giảm béo, làm giảm nguy cơ biến chứng xơ vữa động mạch. Vận động thể lực cũng làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đối với insulin, góp phần làm hạ đường huyết.

Nguyên tắc trong tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường

  • Nên kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập để có sự điều chỉnh phù hợp.
  • Không nên tập với cường độ quá cao, nếu thấy chóng mặt mắt mờ, buồn nôn phải dừng tập luyện và nhờ đến sự giúp đỡ của người khác
  • Người đã có biến chứng bệnh tiểu đường trên thận, mắt, thần kinh, chân (loét và hoại tử), cao huyết áp không hoặc hạn chế tập luyện nặng, nếu tập luyện cần theo một chế độ nghiêm ngặt và có sự giám sát.

Những môn thể thao người bệnh tiểu đường nên tập luyện

  • Bài tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội,… thường cần tập ít nhất 3 ngày/tuần, tổng thời gian tập/tuần là 150 phút.
  • Bài tập rèn luyện cơ bắp: là bài tập làm tăng cơ bắp như tập tạ, tập với dây tập kháng lực. Thường người bệnh nên tập ít nhất 2 lần/tuần.

 

Người bệnh tiểu đường nên kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng và rèn luyện cơ bắp

Người bệnh tiểu đường nên kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng và rèn luyện cơ bắp

Hiệu quả đạt được tốt nhất khi người bệnh kết hợp thành công hai kiểu bài tập trên. Tuy nhiên, cần lưu ý một lần nữa là lựa chọn bài tập và cường độ tập luyện vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chế độ tập luyện cụ thể.

 

  1. Yoga - môn thể thao tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Yoga được đánh giá là có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Một số tư thế yoga có tác dụng kích thích tuyến tụy sản xuất đủ insulin để kiểm soát mức độ đường trong cơ thể:

  1. Tư thế ngồi thiền

Tư thế ngồi thiền

  • Ngồi ở chỗ thoải mái nhất, bắt chéo hai chân và thẳng lưng. Hai tay thả lỏng trên đầu gối hoặc bàn tay bắt ấn. Tư thế này cần giữ ổn định cột sống, lưng và đầu của bạn.
  • Thư giãn các cơ dạ dày của bạn và đẩy mạnh không khí thông qua mũi một cách thoải mái. Điều này sẽ khiến các cơ bụng co bóp mạnh và nên ép bụng vào bên trong về phía cột sống. Sau đó hít vào mà không cần bất kỳ bổ sung nỗ lực nào.
  • Ngay sau khi hít vào một cách thụ động, thở ra một lần nữa một cách mạnh mẽ và tiếp tục lặp lại đều đặn. Làm 10 lần mỗi lần lặp lại 20-25 nhịp.Tất cả hoạt động hít vào thở ra đều được thực hiện qua mũi.
  1. Tư thế sấm sét

Tư thế sấm sét

  • Ngồi thẳng, hai chân gập về phía sau sao cho hai gót chân chạm hai hông. Sau đó, bạn đặt hai lòng bàn tay lên hai đầu gối, giữ cột sống và cổ thẳng.
  • Hít vào rồi chầm chậm thở ra. Trong lúc thở ra thì ép bụng vào và uốn cong về phía trước. Khi hít vào thì kéo cơ thể trở lại vào vị trí thẳng thẳng.
  • Lặp lại điều này thường 10-15 lần nếu bạn là một người mới bắt đầu.
  1. Tư thế cây nến

Tư thế cây nến

  • Nằm thẳng xuống bàn tay ở hai bên. Thở ra và nâng cao chân một góc 30 độ và sau đó ở 60 độ. Hít vào sâu trong khi từ từ nâng chân của bạn. Nâng hông và chân của bạn thẳng đứng cho đến ngón chân trỏ đến trần nhà.
  • Giữ tư thế này sao cho bạn cảm thấy thoải mái trong khi hít thở chậm và sâu thông qua bụng.
  • Để trở lại tư thế ban đầu, uốn cong đầu gối của bạn và đặt lòng bàn tay của bạn trên sàn nhà. Dần dần hạ đường cong cột sống, đưa cơ thể xuống thảm. Khi toàn bộ lưng chạm sàn, đầu gối thẳng, hít một hơi thở sâu và từ từ hạ chân xuống đất trong khi thở ra.
  1. Tư thế trán chạm gối

Tư thế trán chạm gối

  • Bạn ngồi thẳng lưng trên thảm tập yoga, duỗi thẳng chân ra trước, sau đó gập gối phải lại đồng thời dùng hai bàn tay kéo bàn chân phải vào sát xương chậu, đầu gối phải nằm sát mặt sàn, hai cánh tay giơ thẳng lên cao.
  • Thở ra trong khi từ từ gập người lại, cúi xuống đưa hai tay ra ôm lấy cổ chân, cố gắng ép người càng xuống sâu càng tốt. Động tác này giúp các cơ quan trong cơ thể bạn vận động một cách tối đa
  1. Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang

  • Nằm úp mặt xuống sàn nhà, khép hai chân lại, trán chạm đất, chống hai tay xuống sàn nhà, gối khuỷu tay chạm đất.
  • Hít thở, ngẩng đầu hướng lên trên, nâng lồng ngực rời khỏi mặt đất.
  • Dùng lực của hai tay để chống nâng cơ thể lên, duỗi thẳng khuỷu tay, thở ra, mở đầu cổ họng, ngửa ra phía sau, mắt nhìn lên trần nhà, giữ tư thế này trong 10 giây
  1. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ điều trị để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Một đặc điểm của bệnh tiểu đường đó là người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ điều trị, có chế độ ăn uống tập luyện nghiêm ngặt theo hướng dẫn. Bởi chỉ cần quên thuốc hoặc quá liều, ăn quá nhiều hoặc kiêng khem quá mức, tập luyện quá mức… khiến đường huyết lên quá cao hoặc tụt đột ngột sẽ gây ra các biến chứng rất nguy hiểm.

Ngoài ra, đường huyết cao hơn ngưỡng an toàn trong thời gian dài hoặc không ổn định cũng gây ra các biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng bệnh tiểu đường như:

  • Tụt đường huyết quá mức: Người bệnh xuất hiện các dấu hiệu như người mệt mỏi, vã mồ hôi, nhịp tim tăng, đói cồn cào, chân tay bủn rủn, choáng váng…  có thể bắt đầu lên cơn co giật, mất dần ý thức và hôn mê.

 

Tụt đường huyết có thể dẫn đến hôn mê

Tụt đường huyết có thể dẫn đến hôn mê

  • Nhiễm toan chuyển hóa: Người bệnh có hơi thở mùi táo chín, nôn, mất nước, mất phương hướng, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến hôn mê và tử vong.
  • Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu do tiểu đường: Các triệu chứng có thể tiến triển chậm với các biểu hiện không rõ ràng như gầy nhiều, đái nhiều, sụt cân… Sau đó tiến triển nhanh hơn, nặng hơn, rầm rộ hơn: mắt lờ đờ, ngủ gà, yếu chi, co giật… nếu nặng có thể dẫn tới hôn mê.
  • Bệnh động mạch ngoại vi: đau khi nghỉ, nặng có thể dẫn tới tắc mạch chi gây hoại tử mô, thậm chí phải cắt cụt chi. Một số bệnh nhân có thể không có  triệu chứng rõ rệt do có biến chứng thần kinh đi kèm. Mạch ngoại vi yếu thậm chí mất mạch, rụng lông, thiểu dưỡng móng, da khô lạnh.
  • Biến chứng trên mắt: Bệnh võng mạc mắt, đục thuỷ tinh thể, Glaucoma.

 

Tiểu đường gây nhiều biến chứng trên mắt

Tiểu đường gây nhiều biến chứng trên mắt

  • Biến chứng trên thần kinh: với nhiều biểu hiện do tổn thương thần kinh như: tê bì, mất cảm giác, chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột, nhịp tim nhanh khi nghỉ, rối loạn tiêu hóa, tiểu khó, tiểu bí, rối loạn cương dương, hạ đường huyết nhưng không có dấu hiệu cảnh báo.
  • Suy thận do tiểu đường: là biến chứng nghiêm trọng, chiếm gần 50% các trường hợp suy thận giai đoạn cuối.
  • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh động mạch vành: Nhồi máu cơ tim ở người bệnh tiểu đường thường có tiên lượng xấu hơn so với các bệnh nhân không mắc tiểu đường.
  • Bàn chân đái tháo đường: là một biến chứng kết hợp của các biến chứng trên thần kinh ngoại biên (mất cảm giác), biến chứng mạch máu ngoại biên và nhiễm trùng (giảm đề kháng), là nguyên nhân dẫn đến loét chân và cắt cụt chi ở người bệnh tiểu đường.

 

Bàn chân đái tháo đường

 

  1. Điều trị đái tháo đường

Người bệnh cần kết hợp dùng thuốc và có lối sống khoa học. Với bệnh tiểu đường tuýp 1, người bệnh bắt buộc phải tiêm insulin. Bới tiểu đường tuýp 2, người bệnh được dùng các thuốc hạ đường huyết, một số trường hợp sẽ được chỉ định kết hợp thuốc đường uống và tiêm insulin.

Một số nhóm thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2:

  • Nhóm Sulfonylurea (Gliclazide)
  • Nhóm Biguanid (Metformin)
  • Nhóm ức chế enzym alpha – Glucosidase (Acarbose)
  • Nhóm Meglitinide
  • Nhóm Thiazolidinedione
  • Nhóm ức chế men DPP-4

Tất cả các thuốc điều trị tiểu đường đều cần được sử dụng theo đơn, bệnh nhân không được tự ý dừng thuốc, thay đổi loại thuốc hay thay đổi liều khi chưa có sự điều chỉnh của bác sĩ.

 

Thuốc điều trị tiểu đường có nhiều tác dụng phụ

Thuốc điều trị tiểu đường có nhiều tác dụng phụ

Các thuốc tây hạ đường huyết có đặc điểm hạ đường huyết nhanh, nhưng không ổn định được nồng độ đường trong máu, gây nhiều tác dụng phụ mà điển hình nhất là gây hạ đường huyết quá mức. Ngoài ra còn có thể gây rối loạn tiêu hóa, hại gan thận, dị ứng, nhìn mờ…

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh, những tác dụng bất lợi mà thuốc tây đem lại đã đặt ra bài toán lớn cho các nhà khoa học: tìm ra giải pháp tối ưu giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa và giảm biến chứng bệnh tiểu đường mà an toàn, không có tác dụng phụ?

Giải pháp hiệu quả an toàn đến từ nguyên tố vi lượng và thảo dược

Bằng sự phát triển của khoa học công nghệ, trải qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện vai trò quan trọng của nguyên tố vi lượng trong việc ổn định đường huyết cho người bệnh tiểu đường.

Các nguyên tố vi lượng quan trọng nhất đó là magie, kẽm, selen, chrom. Bổ sung các nguyên tố này giúp: tăng sự nhạy cảm của cơ thể với insulin, tăng cường chức năng tiết insulin của tuyến tụy từ đó giúp hạ đường huyết đồng thời giúp ổn định, tránh đường huyết dao động quá nhiều giữa các thời điểm trong ngày. Ở những người được bổ sung các nguyên tố vi lượng này không còn xuất hiện biến chứng, các biến chứng đã xuất hiện trước đó dần dần cũng được cải thiện tối đa.

Selen đã được chứng minh giúp hạ và ổn định đường huyết

Selen đã được chứng minh giúp hạ và ổn định đường huyết

 

Các thảo được cũng đã được chứng minh tác dụng của mình trong việc hạ đường huyết, nhanh chóng đưa đường huyết về ngưỡng an toàn. Trong đó tiêu biểu là dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi. Tác dụng của các thảo dược này đã được chứng minh trên thực tiễn sử dụng của bệnh nhân tiểu đường và trên các thử nghiệm lâm sàng.

 

  1. BoniDiabet - ổn định đường huyết, đầy lùi biến chứng

BoniDiabet là sản phẩm nhập khẩu từ Canada và Mỹ, có tác dụng hạ đường huyết hiệu quả, ổn định đường huyết đồng thời giảm và ngăn chặn biến chứng xuất hiện. Thành phần của BoniDiabet rất toàn diện bao gồm:

  • Nhóm nguyên tố vi lượng: kẽm, magie, selen, chrom. BoniDiabet là sản phẩm duy nhất trên thị trường hiện nay chứa nguyên tố vi lượng không những giúp hạ và ổn định đường huyết mà còn làm giảm biến chứng tiểu đường trên tim mạch, võng mạc, thần kinh, thận...
  • Nhóm các thảo dược: dây thìa canh, hạt methi, mướp đắng, lô hội: giúp làm hạ đường huyết, giảm những triệu chứng của tiểu đường như mệt mỏi, khát nước, tiểu nhiều, sụt cân, suy yếu… Ngoài ra còn làm hạ mỡ máu giúp ngăn chặn các biến chứng tim mạch.
  • Alpha lipoic acid: Là thành phần rất quan trọng có vai trò lớn trong việc ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường, bảo vệ vi mạch ở đáy mắt, và cầu thận. Đồng thời chất này làm tối ưu hóa tác dụng của thuốc hạ đường huyết thông qua khả năng huy động đường vào cơ, điều hòa tiết insulin...

BoniDiabet - Sản phẩm của tự nhiên kết hợp với công nghệ hiện đại

Các thành phần trên kết hợp với nhau, tạo thành viên nang BoniDiabet nhờ công nghệ microfluidizer - công nghệ sản xuất tiên tiến nhất tại nhà máy Viva Pharmaceutical hiện đại bậc nhất thế giới.

BoniDiabet - Sản phẩm của tự nhiên kết hợp với khoa học hiện đại

BoniDiabet - Sản phẩm của tự nhiên kết hợp với khoa học hiện đại

Công nghệ microfluidizer giúp tạo ra những phân tử hạt có kích thước nano. Nhờ vậy, cơ thể có thể hấp thu tối đa, hiệu quả đạt được cao nhất.

Tập đoàn Viva Pharmaceutical Inc được đặt tại Canada và Mỹ đều đã đạt tiêu chuẩn cGMP - tiêu chuẩn có yêu cầu khắt khe của WHO, bộ y tế Canada và FDA của Mỹ về hệ thống máy móc, con người, môi trường, các chỉ tiêu vi sinh… để đảm bảo rằng các sản phẩm do những nhà máy này sản xuất ra đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất.

Hàng vạn bệnh nhân không còn nỗi lo biến chứng bệnh tiểu đường nhờ BoniDiabet

BoniDiabet tự hào là sản phẩm đem lại hiệu quả cao, đã giúp hàng vạn bệnh nhân ổn định đường huyết, đẩy lùi những biến chứng bệnh tiểu đường, có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Anh Đàm Tuấn Anh, 37 tuổi ở số 68, tổ 10, Đoàn Kết, Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ,  số điện thoại: 0387.947.518

Anh Đàm Tuấn Anh đã ngủ ngon hơn vì nhờ BoniDiabet anh không còn nỗi lo bệnh tiểu đường

Anh Đàm Tuấn Anh đã ngủ ngon hơn vì nhờ BoniDiabet anh không còn nỗi lo bệnh tiểu đường

Khoảng đầu năm 2018 thì dấu hiệu bệnh tiểu đường cũng mới bắt đầu, anh thấy khát và háo nước, đi tiểu nhiều lần, thấy có kiến bò trong nước tiểu. Anh sụt mất 12 cân, từ 86 xuống còn 74 cân trong vòng có 2-3 tháng, người lúc nào cũng thấy mệt mỏi. Sau khi khám, anh được chẩn đoán tiểu đường tuýp 2, đường huyết lên tới 12.6 mml/l còn HBA1C là 7.83%.

Chỉ số đường huyết anh Tuấn Anh đo lúc mới phát hiện bệnh tiểu đường

Chỉ số đường huyết anh Tuấn Anh đo lúc mới phát hiện bệnh tiểu đường

 

Anh được tiêm insulin 2 lần/ngày kết hợp uống thuốc tây nhưng đường huyết hạ chậm, dao động trong khoảng 9-11 chấm. Anh ăn kiêng khổ sở vì sợ, nhưng vì kiêng quá mức nên nhiều lúc tụt đường huyết vã cả mồ hôi. Bệnh khiến anh luôn trong trạng thái lo lắng, mất ngủ, sức khỏe suy yếu đi rất nhiều.

Anh tìm hiểu và bắt đầu dùng BoniDiabet với liều 6 viên/ngày kèm thuốc tây và insulin, thấy người khỏe hơn, không mệt như trước, đường huyết giảm và ổn định hơn, về chỉ còn hơn 6.4. Bác sĩ cũng chủ động giảm cho anh chỉ còn 1 lần tiêm insulin/ngày. Hiện nay anh không cần phải tiêm insulin nữa, thuốc tây cũng được bác sĩ giảm liều cho 1 nửa. Anh từ đó dùng đều BoniDiabet, đường huyết luôn trong ngưỡng an toàn, chỉ số HBA1C cũng chỉ là 5.54 thôi.

 

Chỉ số đường huyết của anh Tuấn Anh ngày 01/03/2019 đã rất ổn định

Chỉ số đường huyết của anh Tuấn Anh ngày 01/03/2019 đã rất ổn định

 

Chú Hà Văn Chờ (64 tuổi) ở Bản Long Oai 2, xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, điện thoại: 0856.865.388

 

Đường huyết của chú từng lên đến 30mmol/L, chú phải nằm cấp cứu điều trị liên tục 3 ngày, uống thuốc rồi tiêm insulin 2 tuần thì đường huyết mới hạ dần. Sau đó chú chỉ tiêm insulin mà không dùng thuốc tây vì chức năng gan đã bị suy yếu. Chú tuân thủ điều trị kết hợp chế độ ăn cho người tiểu đường cực kỳ nghiêm ngặt nhưng đường huyết vẫn luôn cao ở mức 13-14mmol/l.

Lúc nào chú cũng thấy khát nước, tiểu đêm 4-5 lần, mắt mờ hẳn đi, thèm đồ ngọt, đói cồn cào, bủn rủn tay chân. Cân nặng sụt giảm nhanh chóng, từ 54 cân xuống chỉ còn 47 cân, người thì gầy sọp hẳn đi, xanh xao, hốc hác, chân tay thường xuyên bị co quắp, răng cũng yếu đi nhiều, vết thương lâu lành hơn rất nhiều.

Chú Chờ khỏe mạnh như chưa từng mắc tiểu đường nhờ BoniDiabet

Chú Chờ khỏe mạnh như chưa từng mắc tiểu đường nhờ BoniDiabet

 

Chú dùng BoniDiabet 4 viên/ngày, chỉ sau 2 tháng đường huyết đã hạ xuống còn 8 chấm. Chú thấy người khỏe, tiểu đêm giảm chỉ còn 1 lần, ngủ ngon hơn, hết chuột rút, đỡ khát nước, không thèm đồ ngọt nữa. Dùng thêm 4-5 tháng sau mắt chú sáng lên, không còn mờ như trước nữa. Đường huyết lúc đó chỉ còn 6.2, bác sĩ cũng chủ động giảm liều insulin cho chú. Các vết thương cũng nhanh lành hơn, răng cũng chắc khỏe hơn trước nhiều.

 

Chú Phan Huy Đức, 61 tuổi, khóm 3, phường Cam phúc bắc, tp Cam ranh, tỉnh Khánh hòa, điện thoại: 034.2510.810

 

Cách đây 15 năm, chú có các dấu hiệu bệnh tiểu đường như đói thường xuyên, không ăn thêm là bị lả đi, uống nhiều hơn, chú thích uống đồ ngọt như nước mía, nước đường… Dù đã uống rất nhiều nhưng chú vẫn khát, vẫn muốn uống nữa, số lần đi tiểu cũng tăng lên mấy lần. Không chỉ vậy, chú sút mất 10kg chỉ trong vài tháng.

Chú đi kiểm tra thì đường huyết trên 180mg/dl và được bác sĩ kê 3,4 loại thuốc khác nhau, mỗi ngày uống 3 lần. Uống thuốc đường huyết cũng chỉ giảm xuống 150 mg/dl mà chú thấy thấy khó chịu, nóng râm ran ở cổ họng, lưng với bụng.

Chú dùng thêm BoniDiabet với liều 4 viên/ngày, chỉ sau 1 tháng, mức đường huyết đã về ngưỡng chỉ còn 100mg/dl. Bác sĩ cũng giảm liều thuốc tây cho chú. Tiếp tục dùng BoniDiabet, đường huyết của chú không chỉ hạ xuống 82mg/dl,  mà chỉ số HBA1C cũng chỉ 5.3%. Chú thấy người khỏe hơn rất nhiều, không có biến chứng bệnh tiểu đường nào nữa.

Chú Đức đã có cuộc sống vui vẻ hơn vì bệnh đã ổn định

Chú Đức đã có cuộc sống vui vẻ hơn vì bệnh đã ổn định

 

Nhiều chuyên gia đầu ngành khuyên dùng BoniDiabet

 

PGS.TS Nguyễn Nhược Kim - Phó chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết: “Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu sử dụng các sản phẩm từ thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, điển hình là sản phẩm BoniDiabet. Lý do đáng sử dụng nhất là Bonidiabet là nhờ thành phần đặc biệt cùng công nghê bào chế hiện đại của Mỹ và Canada. Bonidiabet có thành phần kết hợp cả nguyên tố vi lượng và thảo dược như Magnesium, Zinc, Selenium, Chromium, acid alpha lipoic, dây thìa canh, mướp đắng –  Bitter Melon, Hạt methi,...Sự kết hợp này cho hiệu quả tốt hơn những sản phẩm chỉ có thảo dược.

Thời gian đầu khi sử dụng BoniDiabet, người bệnh nên kết hợp với thuốc tây, sau khi đường huyết đã về ngưỡng ổn định và an toàn thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để giảm dần liều thuốc tây để tránh các tác dụng không mong muốn do thuốc tây gây ra. Thực tế sử dụng BoniDiabet cho bệnh nhân, tôi thấy bệnh nhân đều có hiệu quả rõ rệt.

Không chỉ vậy, người bệnh cũng cần tuân theo chế độ ăn cho người tiểu đường, tập luyện các bài tập phù hợp để bệnh được cải thiện tốt nhất”.

Trên đây là chế độ ăn cho người tiểu đường và các phương pháp điều trị. Bệnh rất nguy hiểm, là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, vì vậy người bệnh không được chủ quan mà phải tuân thủ điều trị. Nhưng vì những tác dụng bất lợi mà thuốc tây đem lại nên người bệnh nên kết hợp thêm những sản phẩm từ thảo dược và nguyên tố vi lượng, vừa hiệu quả vừa an toàn. Hy vọng bài viết đã đem lại những thông tin bổ ích, giúp bạn tìm ra phương pháp tốt nhất cho bản thân.

 

Xem thêm:

Có BoniDiabet, quá đơn giản để chiến thắng bệnh tiểu đường

Bị suy giảm sinh lý do tiểu đường, dùng BoniDiabet có cải thiện được không

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc