Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cấp cứu kịp thời bệnh nhân nhồi máu cơ tim khi đang uống cà phê

Thứ hai, 02-03-2020 14:05 PM

Nhồi máu cơ tim cấp tính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các nước phát triển. Những năm gần đây ở Việt Nam, số ca nhồi máu cơ tim cấp có xu hướng tăng để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Gần đây, một bệnh nhân đang uống cà phê bỗng lên cơn nhồi máu cơ tim cấp, biến chứng rất nặng là đột ngột ngừng tim. Rất may, bệnh nhân đã được đưa đi cấp cứu kịp thời.  

Tổng quan về bệnh nhồi máu cơ tim

 

bệnh nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong

 

    Nhồi máu cơ tim cấp tính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các nước phát triển. Có đến 50% các trường hợp tử vong trước khi được đưa vào bệnh viện. Những năm gần đây ở Việt Nam, số ca nhồi máu cơ tim cấp có xu hướng tăng để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

 

    Nhồi máu cơ tim cấp xảy ra khi dòng máu nuôi dưỡng cơ tim đột ngột bị cắt đứt, gây tổn thương tế bào cơ tim và xuất hiện cơn đau ngực. Đây là kết quả của sự tắc nghẽn một hay nhiều động mạch vành. Sự tắc nghẽn phát triển chủ yếu do sự tích tụ các mảng bám lâu ngày trong lòng mạch, chủ yếu từ chất béo, cholesterol và một số chất khác.

 

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim

    Nguyên nhân thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là xơ vữa động mạch. Tình trạng này xảy ra là do mảng xơ vữa tích tụ dần theo thời gian và bám vào thành mạch máu, thành phần cấu thành bao gồm cholesterol, canxi, mảnh vỡ tế bào.

 

   Từ khoảng 30 tuổi, trong cơ thể người bệnh bắt đầu tiến trình hình thành và phát triển mảng xơ vữa. Quá trình này diễn ra từ vài năm đến vài chục năm.

 

nguyên nhân nhồi máu cơ tim

Hình ảnh xơ vữa ở mạch máu

 

   Ở những đối tượng có một số yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, đái tháo đường góp phần thúc đẩy tổn thương mạch máu theo thời gian. Chính những rối loạn này làm thành mạch máu dễ bị các phân tử cholesterol lắng đọng và bám vào.

 

Những triệu chứng nhận biết một cơn nhồi máu cơ tim cấp

     Ngoài triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp là đau ngực và khó thở, thì các triệu chứng xuất hiện rất đa dạng, phổ biến gồm có những triệu chứng sau:

  • Tức nặng ngực

  • Đau ở ngực, lưng, hàm và các nơi khác ở nửa trên cơ thể kéo dài trên 1 phút hoặc biến mất và quay trở lại

  • Khó thở

  • Đổ mồ hôi lạnh

  • Buồn nôn, nôn

  • Choáng váng hay chóng mặt đột ngột

  • Nhịp tim nhanh

  • Khả năng gắng sức bị giảm sút...

   Điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả những người nhồi máu cơ tim cấp đều trải qua các triệu chứng giống nhau và mức độ như nhau. Đau ngực là triệu chứng phổ biến nhất được báo cáo ở cả hai giới.

 

Một số phương pháp điều trị

   Phải phát hiện sớm bệnh lý động mạch vành nên khi khách hàng có những yếu tố nguy cơ về tim mạch, có những triệu chứng trên thì phải đi khám và sàng lọc tim mạch sớm nhất

 

Điều trị hỗ trợ

  • Nếu người bệnh có giảm Oxy máu sẽ được hỗ trợ thở Oxy.

  • Được sử dụng các thuốc giảm đau ngực.

  • Được sử dụng một số thuốc kiểm soát nhịp tim hoặc những thuốc giúp sự co bóp cơ tim được tốt hơn.

 

Điều trị chính

 

điều trị nhồi máu cơ tim

Phương pháp can thiệp mạch vành (PCI)

 

  • Can thiệp mạch vành (PCI): đây là một thủ thuật thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa can thiệp tim mạch. Trong thủ thuật  này người bệnh vẫn còn tỉnh và có thể quan sát tiến trình thủ thuật trên màn hình video. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê tại vị trí đùi hoặc cổ tay của người bệnh. Hệ thống ống dẫn được luồn tại đùi hoặc cổ tay theo mạch máu hướng về tim. Dựa vào hình ảnh thu được trên màn hình chụp, các bác sĩ tìm được vị trí tắc đồng thời thực hiện đặt stent (ống thông) vào mạch máu bị tắc. Stent bung lên giúp máu lưu thông lại bình thường.

 

  • Mổ bắc cầu mạch vành (CABG). Bệnh nhân được gây mê và phẫu thuật tiến hành trong phòng mổ tại khoa Phẫu thuật tim. Những đoạn mạch máu được lấy từ những nơi khác trong cơ thể được làm cầu nối phía trước và sau nơi tắc giúp máu đi theo đoạn mạch máu ghép đến nuôi cơ tim phía dưới. Đoạn mạch máu được lấy đi chỉ là 1 phần rất nhỏ trong hệ thống mạch máu phong phú của cơ thể nên sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt động của những cơ quan này.

 

Cấp cứu thành công bệnh nhân nhồi máu cơ tim khi đang uống cà phê

    Chiều 8.2, bác sĩ chuyên khoa 2 (BS.CK2) Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết Khoa Tim Mạch can thiệp bệnh viện vừa can thiệp cứu sống một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng ngưng tim trong thời gian rất ngắn 10 phút. Bệnh nhân T.V.D (49 tuổi, ngụ ở quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) có bệnh lý đái tháo đường 15 năm, tăng huyết áp điều trị liên tục.

 

cấp cứu cứu sống bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Sức khỏe bệnh nhân T.V.D đã ổn định

 

   Theo lời kể của bà T.K.N, em gái của bệnh nhân, trước đó, ông D. đang ngồi uống cà phê buổi tối ở quán nước thì đột nhiên lên cơn đau ngực trái dữ dội, kéo dài trên 10 phút kèm vã mồ hôi. Ngay sau đó ông D. được người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Hảo - Medic Cần Thơ rồi được chuyển lên tuyến trên là Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Cần Thơ.

 

   Lúc vào viện bệnh nhân đau ngực trái nhiều, vã mồ hôi, khó thở, được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp trước rộng giờ thứ 2 và có chỉ định chụp và can thiệp mạch vành cấp cứu. Ngay sau đó, ông D. được chuyển thẳng đến phòng can thiệp. Tuy nhiên, trong lúc chuyển đến phòng can thiệp bệnh nhân đột ngột co gồng người, tím tái, ngưng tim.

 

   Rất may, các bác sĩ đã kịp thời vừa tiến hành xoa bóp tim, sốc điện, hô hấp hỗ trợ, sau 10 phút cấp cứu bệnh nhân có nhịp tim trở lại. Sau đó, bệnh nhân được hồi sức kết hợp sử dụng thuốc chống loạn nhịp và nhanh chóng chuyển đến phòng can thiệp.

 

   Ê kíp can thiệp do thạc sĩ - bác sĩ  (BS) Trần Văn Triệu (thủ thuật viên chính), BS Huỳnh Minh Thông, Khoa Tim mạch can thiệp đã tiến hành chụp và can thiệp mạch vành cho bệnh nhân.

 

  Kết quả chụp mạch vành cho thấy động mạch vành nhánh liên thất trước đoạn 1 bị tắc và có huyết khối, hẹp 30% đoạn 3. Các bác sĩ đã tiến hành sử dụng bóng nong nhánh liên thất trước, can thiệp thành công nhánh liên thất trước đoạn 1-2 bằng stent phủ thuốc.

 

   Thời gian hoàn tất quá trình đặt stent là 10 phút. Đến sáng 8.2, bệnh nhân tỉnh tiếp xúc tốt, hết đau ngực và sinh hoạt gần như bình thường.

 

  BS Phong nói và khuyến cáo, khi phát hiện những dấu hiệu của nhồi máu cơ tim cấp như đau ngực trái kéo dài, vã mồ hôi… cần đến bệnh viện sớm nhất có thể để xử trí kịp thời. Các phương pháp tim mạch can thiệp có thể giúp mở thông lại động mạch vành giúp lập lại dòng máu và cứu sống bệnh nhân.

 

“Khi tiếp nhận bệnh nhân nhồi máu cơ tim, việc tiến hành các phương pháp can thiệp càng nhanh càng mang lại cơ hội sống nhiều hơn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp này hiệu quả nhất nếu thực hiện trong giờ đầu tiên sau khi có nhồi máu hoặc ít hơn 6 tiếng sau nhồi máu. Chậm trễ hơn mỗi giờ sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong cho người bệnh”, BS Phong nói.

 

 Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn hiểu rõ rằng nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Nếu được chẩn đoán sớm sẽ giúp cứu sống vùng cơ tim bị thiếu máu nuôi kịp thời, đồng thời hạn chế những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng và những biến chứng lâu dài sau này. Do đó, hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bệnh lý để được điều trị nhồi máu cơ tim tối ưu nhất. Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc